4.3 Các rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank chi nhánh khu cơng nghiệp
4.3.2 Yếu tố rủi ro do khách hàng
Phần lớn rủi ro xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến đạo đức của chính khách hàng khi thực hiện vay vốn tại chi nhánh.
Ví dụ điển hình xảy ra tại chi nhánh: Khách hàng vay vốn mua xe phục vụ nhu cầu kinh doanh – tài sản thế chấp chính là chiếc xe mới phục vụ kinh doanh của khách hàng; tuy nhiên do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, việc thực hiện thanh toán gốc lãi tới hạn cho Ngân hàng không đúng giao kết đã ký. Sau nhiều lần gọi điện trao đổi và làm việc không thống nhất, chi nhánh thực hiện đến nhà khách hàng thu giữ chiếc xe đã thế chấp của khách hàng phục vụ hoạt động kinh doanh theo nội dung hợp đồng thế chấp đã giao kết; tuy nhiên khi Ngân hàng cùng các cơ quan chứ năng thực hiện đến nhà của khách hàng thu giữ tài sản thì phát hiện tài sản được thế chấp đã bị khách hàng bán với giá rẻ cho một cá nhân khác tại địa phương.
Khách hàng trục lợi quy định, quy trình cho vay: khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng với số tiền 1 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh quần áo thời trang – giá trị tài sản bảo đảm là hơn 2 tỷ đồng; hồ sơ khách hàng cung cấp đầy đủ: hồ sơ pháp lý kinh doanh khách hàng, hóa đơn – hợp đồng
mua bán hàng hóa tại cửa hàng và hồ sơ tài sản bảo đảm đúng pháp lý. Cán bộ chi nhánh thực hiện công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm đúng theo quy định pháp luật và Ngân hàng; hồ sơ thực hiện giải ngân đúng quy định. Tuy nhiên, sau hơn một tháng giải ngân, chi nhánh nhận được thư yêu cầu của tòa án về tranh chấp dân sự - trong đó bên bị khởi kiện là chính khách hàng đang thực hiện vay vốn thế chấp tài sản tại Ngân hàng – có dấu hiệu lừa đảo và nội dung liên quan là tài sản thế chấp tại Ngân hàng trước đó đã được khách hàng vay vốn bán cho một người khác – đã nhận 40% giá trị tài sản mua bán nhưng không thực hiện đưa tài sản cho bên bán. Trong hồ sơ của tòa án, thì hồ sơ sang nhượng quyền sử dụng đất đã được khách hàng vay vốn ký kết trước thời điểm công chứng, đăng ký thế chấp tại Ngân hàng; theo quy định dân sự hiện hành có thể dẫn tới sự vô hiệu các giao kết của khách hàng vay vốn với Ngân hàng.
Vấn đề nảy sinh nhận diện rủi ro khi xảy ra vấn đề này là khách hàng
có thể thơng đồng với bên thứ ba cố tình tranh chấp, dẫn tới sự vơ hiệu các giao kết của Ngân hàng với khách hàng vay vốn.
Vì vậy, thứ tự ưu tiên thanh tốn xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trong Bộ luật dân sự thì chi phí bảo quản tài sản bảo đảm và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến Ngân hàng khi xử lý lại được xếp ở vị trí sau cùng trong danh sách thứ tự được hồn trả; trong đó nếu xét về nguyên tắc chi phí bảo quản phải được thanh toán trước so với các khoản thanh toán khác liên quan đến tài sản đem xử lý; điều này thực sự quan trọng đối với khi tài sản thế chấp là hàng hóa dễ bị hao hụt, hư hỏng, xuống cấp nếu không thực hiện bảo quản đúng cách như nông sản lưu trữ đặc thù, thủy hải sản đã sơ chế xuất bán, phương tiện vận tải, công trình xây dựng,….