Yếu tố rủi ro do nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 72 - 78)

4.3 Các rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank chi nhánh khu cơng nghiệp

4.3.3 Yếu tố rủi ro do nguyên nhân khách quan

Khi phát sinh nhóm nợ có rủi ro cao hơn – nợ nhóm 2 và nhóm 3 mới phát sinh hoặc khách hàng khơng thanh tốn được khoản vay vay đến hạn mà không được cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn thanh toán hoặc gia hạn nợ) và khơng cịn nguồn thanh toán khác thay thế: các trường hợp thường xảy ra như khách hàng kinh

doanhcó tài chính bất ổn định tạm thời trong thời gian ngắn – suy sụp nguồn tài chính do nguyên nhân nội tại và bên ngồi, có khả năng dẫn tới phá sản thì bộ phận xử lý nợ tại Chi nhánh sẽ liên hệ, trao đổi làm việc và thống nhất ưu tiên cho khách hàng tìm hướng giải quyết dư nợ vay hiện tại cũng như tài sản bảo đảm thế chấp như:

+ Khách hàng bán bớt tài sản tích lũy để giảm dư nợ - rút tài sản thế chấp hiện tại và thực hiện thanh lý tiếp theo;

+ Hoặc phối hợp - hợp tác với Ngân hàng để thanh lý tài sản hiện đang thế chấp cùng đưa ra hướng giải quyết chung,….

Về phương thức xử lý tài sản này – chi nhánh đưa ra hướng chủ động cho khách hàng, tránh tạo áp lực tài chính trong lúc khó khăn – một số trường hợp khi thực hiện tái thẩm định có thể ân hạn, gia hạn số tiền gốc + lãi phát sinh khách hàng trong một khoảng thời gian nhằm hỗ trợ, cũng như giúp khách hàng cân đối lại nguồn tài chính. Và một số trường hợp còn lại khách hàng chủ động cùng Ngân hàng thanh lý tài sản bảo đảm, tất tốn tồn bộ dư nợ hiện phát sinh tại Ngân hàng.

- Ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ:

Một số trường hợp phát sinh đã xảy ra, chi nhánh thực hiện việc tự bán tài sản bảo đảm để thu nợ theo quy định, cam kết trong hợp đồng bảo đảm tài sản có thể tiết kiệm được chi phí phát sinh và thời gian thực hiện. Một số trường hợp khách hàng là pháp nhân khơng cịn tồn tại hoặc khơng có thiện chí hợp tác, hỗ trợ thực hiện các cam kết với Ngân hàng để thực hiện xử lý tài sản bảo đảm vì cho rằng Ngân hàng đã được ủy quyền và được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi công nợ theo các quy định đã ký kết hợp đồng cấp khoản vay, hợp đồng bảo đảm tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngoài hạn chế về tư cách bán cũng như chuyển nhượng tài sản bảo đảm, Ngân hàng cịn gặp khơng ít khó khăn khi xử lý.

Để xử lý tài sản bảo đảm thế chấp tại Chi nhánh, cần phải trải qua từng bước đúng theo quy định như phải có sự đồng thuận của khách hàng khi xử lý tài sản

hoặc khi không không đồng thuận trong thời gian quy định cho phép và quá thời gian cho phép nhưng phải đủ các yêu cầu biên bản đã làm việc nhưng không thống nhất được ý kiến; và qua từng bước xử lý đều phát sinh gặp khó khăn, vướng mắc chủ yếu do liên quan đến việc chưa nhất quán phương pháp tiến hành thực hiện hoặc chưa có căn cứ rõ ràng trong quy định pháp luật đối với việc xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể như:

+ Có sự đồng thuận của khách hàng - về phương thức tự bán tài sản bảo đảm: các quy định pháp luật hiện nay chưa cụ thể rõ ràng những trường hợp nào thì việc bán tài sản cần đặt dưới sự kiểm sốt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – Tịa án tại địa phương. Nếu chi nhánh - bên nhận thế chấp được quyền thực hiện bán tài sản bảo đảm thì cần phải tuân thủ các nghĩa vụ gì, để tránh xâm phạm đến lợi ích, lạm quyền của bên cho vay – bên có tài sản hay của các chủ thể khác. Và khi chi nhánh thực hiện nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ thanh toán: với trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp phải thanh tốn số tiền chênh lệch sau khi thanh tốn các chi phí phát sinh đó cho bên thế chấp; tuy nhiên khi phát sinh tại chi nhánh, dường như hai bên hầu như khơng tìm được sự thống nhất về giá trị tài sản bảo đảm dùng để khấu trừ nghĩa vụ thanh toán, đặc biệt khi giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý thường thấp hơn giá trị khoản vay vì nhiều lý do bất khả kháng phát sinh khi thực hiện thanh lý; và trong nhiều trường hợp, Chi nhánh bắt buộc phải chấp nhận giá trị của tài sản thấp hơn so với giá trị thị trường cũng như giá trị khoản vay để có thể thu hồi dứt điểm khoản nợ - phần chênh lệch thiếu còn lại sẽ được xử lý rủi ro.

+ Khách hàng không đồng thuận về giá trị tài sản nhưng trong thời gian quy định tự xử lý (trong vòng 1 năm kể từ ngày phát sinh nợ quá hạn khoản vay) – Ngân hàng thực hiện bán đấu giá tài sản bảo đảm: đối với các tài sản bảo đảm là bất động sản thế chấp, máy móc thiết bị có giá trị thì quy định yêu cầu việc niêm yết bán đấu giá tài sản bảo đảm, địa điểm bán tài sản,….nhằm bảo đảm cho việc bán đấu giá tài sản bảo đảm phù hợp với nguyên tắc minh bạch, công khai đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất. Việc niêm yết tại nơi thực hiện bất động sản đấu giá là một việc

phức tạp và cực kỳ khó khăn do người có tài sản phải xử lý đơi khi cố tình khơng tn thủ pháp luật, không tự nguyện thi hành; ngồi ra cịn có hiện tượng thơng đồng, ép giá giữa những người đăng ký mua tài sản đấu giá. Bên cạnh đó, chủ thể bán đấu giá khơng có chức năng và quyền hạn thực hiện cưỡng chế, thu giữ tài sản thế cháp nên khi phiên đấu giá hồn tất nhưng khơng thu được tiền vì bên thế chấp tài sản bảo đảm không chịu giao tài sản cho bên mua hoặc không làm thủ tục sang nhượng quyền sở hữu tài sản cho người trúng đấu giá theo quy định.

+ Khách hàng không đồng thuận về giá trị tài sản quá thời gian quy định tự xử lý, Ngân hàng thực hiện xử lý tài sản bảo đảm thông qua khởi kiện, thi hành án (quá 1 năm kể từ ngày phát sinh nợ quá hạn khoản vay – Ngân hàng cung cấp đủ 05 biên bản làm việc với khách hàng nhưng không thống nhất được nội dung xử lý tài sản cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền): với thủ tục khởi kiện bên vay/ bên thế chấp ra Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc thanh toán thường kéo dài 2 – 3 năm và phát sinh nhiều chi phí; Chi nhánh rất quan ngại với phương thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng – và đó là biện pháp cuối cùng khi hai bên không cùng thống nhất được để xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi khoản vay cần xử lý.

Điển hình như vấn đề đã được giải quyết tại Chi nhánh:

- Công ty TNHH Rượu Champagne X vay vốn tại Ngân hàng từ những năm 2001, hồ sơ khách hàng vay gồm 02 khoản chính là đầu tư tài sản cố định xây dựng nhà máy cùng hệ thống máy móc pha chế Rượu Champagne xuất khẩu – dành cho thị trường châu Âu, châu Mỹ và bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh– cho vay ngắn hạn – tín chấp một phần; tổng nhu cầu vốn vay khoảng 120 tỷ đồng. Tài sản thế chấp tại Ngân hàng là 02 bất động sản thuộc sở hữu của chính giám đốc cơng ty cũng như tồn bộ nhà máy, hệ thống dây chuyền, hàng hóa phục vụ kinh doanh của cơng ty – tại thời điểm định giá tồn bộ tài sản thế chấp khoảng 140 tỷ đồng. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, doanh thu hàng năm tăng đều

và kết quả kinh doanh ln có lợi nhuận; khoản vay tại Ngân hàng ln thanh tốn số tiền gốc, lãi phát sinh đúng hạn.

Tuy nhiên, đến năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của cơng ty, hàng hóa sản xuất ra bị ngưng đọng, khơng tiêu thụ được trong nước cũng như xuất khẩu; các khoản vay thanh tốn đến hạn, cơng ty khơng thực hiện thanh tốn được, chi nhánh đã thực hiện nhiều lần làm việc, trao đổi nội dung thống nhất để giải quyết. Về phía cơng ty cũng đang lục đục, mâu thuẫn nội bộ - dẫn đến phương án cuối cùng là Ngân hàng tự thực hiện và hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm cũng như khởi kiện phía cơng ty lên cơ quan có thẩm quyền sau hơn 01 năm cùng nhau bàn bạc, làm việc nhưng chưa đưa ra được phương án chung để xử lý.

Và đến tháng 06/2009, sau nhiều phiên bán đấu giá chốt được giá trị thanh lý cũng như hoàn thiện đủ hồ sơ khởi kiện, Ngân hàng thực hiện bán toàn bộ tài sản thế chấp; tuy nhiên giá trị bán đấu giá tài sản thu về không đủ bù đắp dư nợ hiện tại của công ty, vì: tại thời điểm thanh lý, thị trường bất động sản bị đóng băng, giá trị tài sản muốn thanh lý được phải hạ thấp sau nhiều lần bán đấu giá không thành công, tổng giá trị tài sản thanh lý được là hơn 102 tỷ đồng – chủ yếu là thanh lý từ bất động sản thế chấp và một phần thanh lý nhà máy – phần hệ thống máy móc và giá trị hàng tồn kho thanh lý hầu như bằng khơng do hệ thống máy móc đã hết giá trị khấu hao và hàng tồn kho quá hạn sử dụng. Tổng giá trị khoản vay quá hạn Ngân hàng tại thời điểm thanh lý và phí liên quan là hơn 150 tỷ (bao gồm gốc tới hạn, lãi tới hạn, lãi phạt chậm trả gốc, phí phạt chậm trả cùng các khoản phí bán đấu giá tài sản và các khoản phí tịa án liên quan).

Dẫn đến khi thu hồi tất tốn khoản vay tại Cơng ty TNHH Rượu Champagne X, chi nhánh đã phải trích lập dự phịng rui ro còn lại là hơn 48 tỷ đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Để công tác giảm thiểu rủi ro xử lý tài sản bảo đảm đạt hiệu quả tác giả đã đưa ra một số đánh giá rủi ro hiện hữu như: rủi ro pháp lý, rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản và tính đặc thù của tài sản khi xử lý từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank Chi nhánh khu công nghiệp Biên Hòa.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM KHOẢN VAY TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH KHU CƠNG NGHIỆP BIÊN HỊA

5.1. Định hướng giảm thiểu rủi ro xử lý tài sản bảo đảm khoản vay của Vietinbank Chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa giai đoạn 2020 – 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 72 - 78)