Yếu tố rủi ro do Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 68 - 71)

4.3 Các rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank chi nhánh khu cơng nghiệp

4.3.1 Yếu tố rủi ro do Ngân hàng

Nguyên nhân chủ quan chủ yếu đến từ rủi ro tác nghiệp của cán bộ, hiện chi nhánh vẫn còn phát sinh một số nguyên nhân chủ quan kể đến như:

+ Cán bộ tín dụng chưa chấp hành đầy đủ và nghiêm túc như tính pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm chưa đầy đủ và chặt chẽ - khơng cập nhật tính kịp thời cũng như các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; không thực hiện công chứng

hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm, không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền,….

Điển hình đã xảy ra tại chi nhánh như: khi nhận tài sản bảo đảm thế chấp,

giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của khách hàng đã cũ (sổ đất năm 2002) với diện tích trên sổ là 350m2; tại thời điểm nhận thế chấp, cán bộ tại chi nhánh chủ quan không cập nhật thông tin sổ đất thế chấp – theo thông tin cập nhật mới nhất tại Sở tài ngun và mơi trường huyện – thì diện tích thực tế cịn lại của khách hàng

cịn là 150m2, do thửa đất nằm trong quy hoạch mở rộng đường theo Ủy Ban Nhân

Dân Tỉnh đưa ra theo quy hoạch năm 2015 – 2020; dẫn đến tài sản định giá quá cao so với diện tích thực tế được cơng nhận.

+ Công tác định giá, thẩm định giá trị của tài sản bảo đảm chưa được chi nhánh quan tâm sát sao, đúng mức, khi xảy ra vấn đề xử lý đã phát hiện ra một số trường hợp tài sản bảo đảm được định giá cao hơn giá trị thị trường hoặc chi nhánh khơng thể định giá chính xác.

Điển hình phát sinh tại chi nhánh như: tài sản bảo đảm là thiết bị dây chuyền

máy móc – hệ thống cơng trình đặc biệt – một số cơng ty gia cơng sản phẩm đặc thù cho nước ngồi và cơng ty trong nước áp dụng tiên tiến cơng nghệ cao vào q trình sản xuất, vì vậy dẫn tới khơng có tham chiếu chính xác trên thị trường. Như khách hàng Công ty TNHH Trịnh Đức A vay bổ sung vốn lưu động bổ sung chăn nuôi gà hậu bị tại địa phương, với quy mô hiện tại 08 trại gà nuôi hơn 800.000 gà con, gà hậu bị các loại – phục vụ cung cấp trứng gà chất lượng cao cho thị trường tỉnh Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh; cơng ty thực hiện vay vốn đầu tư hệ thống máy thu gom trứng gà hậu bị Moba của Hà Lan – theo trao đổi cũng như làm việc với khách hàng thì hiện hệ thống máy xếp trứng này tại Việt Nam chỉ có 01 cơng ty đã thực hiện nhập khẩu dây chuyền tương tự như khách hàng; khi tiến hành định giá nhận tài sản thế chấp, bộ phận thẩm định giá tại Chi nhánh chủ yếu chỉ căn cứ các chứng từ khách hàng cung cấp làm cơ sở định giá như bộ chứng từ nhập khẩu LC hệ thống máy móc, bản mơ tả hệ thống dây chuyền và các chi tiết máy để định giá – và cuối

cùng tổ định giá giảm 5% tồn bộ chi phí của hệ thống máy móc để thống nhất giá trị tài sản thế chấp tại Ngân hàng.

+ Chất lượng cán bộ thẩm định thực hiện công tác xử lý tài sản bảo đảm ở Chi nhánh còn hạn chế, chưa am hiểu một số quy trình xử lý phức tạp, vận dụng đúng các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch bảo đảm cũng như trình tự xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay.

+ Công tác quản lý lưu trữ tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ, thất thoát tài sản bảo đảm đến khi khách hàng khơng thanh tốn được khoản vay, chi nhánh thực hiện xử lý tài sản bảo đảm mới phát hiện ra tài sản bảo đảm đã khơng cịn lưu kho tại chi nhánh hoặc khách hàng đã dùng chính tài sản bảo đảm đã bảo đảm cho vay chi nhánh để bảo đảm tiếp tục tại tổ chức tín dụng khác.

+ Sai sót về mặt quy trình nhận tài sản bảo đảm, dẫn tới vướng mắc khâu xử lý tài sản bảo đảm – sai sót về mặt quy trình của cán bộ, như: thực hiện công chứng nhưng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm đã giải ngân thành công, trong khi căn cứ xử lý tài sản bảo đảm dựa vào thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền. dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi, quyền ưu tiên khi thực hiện xử lý tài sản thế chấp đó.

Thứ tự thanh tốn ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Pháp luật như sau: “(i) thời điểm đăng ký giao dịch (áp dụng cho tất cả biện pháp bảo đảm) và (ii) thời gian giao kết giao dịch bảo đảm hoặc thời điểm đăng ký (áp dụng theo thứ tự đăng ký với một tài sản thế chấp dùng để bảm đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ bảo đảm dân sự khác nhau). Thực tế phát sinh tại chi nhánh, chỉ căn cứ vào thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm để xác định thứ tự ưu tiên trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ chưa chính xác; trong trường hợp tất cả các giao dịch bảo đảm đều không đăng ký theo Bộ luật dân sự thì lại căn cứ vào thời điểm thực hiện ký kết hợp đồng giao dịch để xác định thứ tự ưu tiên thanh tốn là chưa chính xác, bởi vì:

+ Thời gian xác định giao kết giao dịch bảo đảm chỉ có giá trị ràng buộc giữa các bên tham gia chính giao dịch đó mà khơng có giao dịch giá trị thực hiện với bất cứ người thứ ba nào. Muốn cho giao dịch đó có hiệu lực với người thứ ba thì phải thực hiện công bố quyền của chủ thể trong giao dịch đó như đăng ký; vì vậy việc lựa chọn thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm làm căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên giữa các bên nhận thế chấp là chưa chính xác.

+ Ngồi ra quy định như trên cịn có thể tạo gian lận, thơng đồng giao kết giữa các chủ thể để thay đổi thời điểm thực hiện giao dịch bảo đảm để hưởng thứ tự ưu tiên cao hơn.”

(Theo thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28 tháng 09 năm 2006 cùng các thông tư liên tịch)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 68 - 71)