Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 47)

3.4.1 Yếu tố thuộc về Ngân hàng

3.4.1.1 Chất lượng nhân sự

Con người ở đâu và bao giờ cũng luôn quan trọng và là yếu tố quyết định tới sự thành bại của công việc. Đối với ngành Ngân hàng, để công tác xử lý tài sản đảm bảo cho vay đạt được hiệu quả cao thì chất lượng cán bộ tín dụng là điều trước tiên phải tính đến. Đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn sẽ giúp cho việc thẩm định dự án đầu tư có hiệu quả, tránh việc thẩm định sai dẫn đến phải phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngoài ra đội ngũ cán bộ có khả năng chuyên sâu trong từng lĩnh vực của nền kinh tế, phân tích được tình hình biến động của thị trường sẻ giúp cho việc định giá tài sản đảm bảo được đúng, hợp lý, tạo

thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đội ngũ cán bộ có đạo đức tốt, trong sáng, nhiệt tình làm việc sẽ tránh được tình trạng cấu kết với khách hàng để lừa đảo Ngân hàng thông qua nhận tài sản đảm bảo khơng có giá trị hoặc giá trị thấp khiến cho việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn. Đơị ngũ cán bộ thực hiện tốt qui trình và các thủ tục cho vay có đảm bảo bằng tài sản sẽ làm giảm bớt những rủi ro cho Ngân hàng.

3.4.1.2 Công tác quản lý, tổ chức kiểm sốt hoạt động Ngân hàng

Cơng tác quản lý, tổ chức thực hiện được tiến hành chặt chẽ, có trình tự và thường xun sẽ khuyến khích các hoạt động thẩm định được diển ra lành mạnh, ngược lại sẽ tạo khe hở cho một số cán bộ tín dụng lợi dụng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng.

Công tác tổ chức, kiểm soát tốt sẽ giúp cho Ngân hàng nắm rõ được thông tin về các khoản vay, thực trạng về tài sản đảm bảo, tránh tình trạng khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo sai mục đích, lừa đảo Ngân hàng.

3.4.2 Các yếu tố thuộc về phía khách hàng 3.4.2.1 Năng lực của khách hàng

Bất kỳ một khoản vay nào được giải ngân, Ngân hàng đều muốn sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, nếu năng lực của khách hàng kém, khách hàng làm ăn không hiệu quả, yếu kém trong công tác quản lý dẫn đến làm ăn thua lỗ không thu hồi được nợ dẫn không trả được nợ vay cho Ngân hàng. Mặt khác, các tài sản đảm bảo có thể xuống giá nghiêm trọng và khơng đủ bù đắp cho nguồn vốn vay. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, khi phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ thường khồng thu đủ nợ do tài sản không bán được, ảnh hưởng rất nhiều đến Ngân hàng và cả khách hàng.

3.4.2.2 Đạo đức khách hàng

Thái độ của khách hàng đối với việc trả nợ vay cho Ngân hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khi tài sản đảm bảo phải phát mãi để thu hồi nợ vốn vay cho Ngân hàng, nếu khách hàng tôn trọng và hợp tác với Ngân hàng để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với qui định và đáp ứng được yêu cấu của hai bên thì việc xử lý tài sản đảm bảo sẻ diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, có những trường hợp khách hàng gây khó dễ cho Ngân hàng trong việc xử lý tài sản khiến các Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Có rất nhiều cách mà khách hàng gây khó khăn cho Ngân hàng: lợi dụng các kẻ hở, các mâu thuẩn giữa các văn bản qui định của Chính phủ về xử lý tài sản đảm bảo cho vay để cố tình chây ì, kéo dài thời gian phát mãi tài sản, tiến hành các thủ đoạn lừa đảo Ngân hàng để tránh phải trả nợ.

3.4.3 Các yếu tố khách quan

Công tác xử lý tài sản đảm bảo cho vay không chỉ chịu tác động của các yếu tố chủ quan mà còn bị tác động từ các yếu tố khách quan từ mơi trường nằm ngồi sự kiểm soát của Ngân hàng.

3.4.3.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng tác động đến hoạt động của Ngân hàng. Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý tài sản đảm bảo cho vay. Việc phát triển kinh tế theo từng lĩnh vực và việc khuyến khích mở rộng các ngành nghề sẽ khiến cho các Ngân hàng có thể bán được tài sản đảm bảo thuộc về những ngành nghề và lĩnh vực đó. Cơ chế, chính sách kinh tế trong từng thời kỳ của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ của Ngân hàng . Ngoài ra, vấn đề thị hiếu, nhu cầu dân chúng có tác động đến việc phát triển các thị trường, như: thị trường bất động sản , thị trường đất đai, thị trường máy móc, thiết bị, ..tạo điều kiện cho Ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo được dể dàng.

3.4.3.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý ổn định sẻ thuận tiện hơn rất nhiều cho việc kinh doanh của Ngân hàng. Các văn bản luật và các qui định về vấn đề cho vay có bảo đảm bằng tài sản, xử lý tài sản đảm bảo cho vay.. cũng ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Nếu các văn bản này còn nhiều bất cập, mâu thuẩn và không đồng bộ sẻ khiến cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, các qui trình và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo đơn giản sẽ giúp các Ngân hàng rất nhiều trong việc phát mãi tài sản đảm bảo.

3.4.3.3 Mơi trường chính trị

Mơi trường chính trị ổn định sẻ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trả được nợ cho Ngân hàng khiến Ngân hàng không cần phải phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngồi ra, mơi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban hành các văn bản phát pháp luật có liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, từ đó giúp cho các Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo cho vay.

3.5 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan 3.5.1 Các nghiên cứu trong nước có liên quan

Đề tài về rủi ro xử lý tài sản bảo đảm nợ xấu và các nghiên cứu liên quan về nợ xấu là đề tài khá phổ biển trong các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Tác giả xin khảo lược một số cơng trình nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài luận văn như sau:

- Trịnh Hoài Đức 2017, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế

rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Luận văn đã

trình bày tổng quan về chất lượng tín dụng của NHTM và các rủi ro xử lý tài sản bảo đảm, sau đó phân tích thực trạng chất lượng tín dụng, rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại hệ thống Vietinbank nói chung. Từ đó đưa ra giải

pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank. Tuy nhiên phần phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu định lượng và giải pháp đưa ra chỉ dựa trên quan điểm của tác giả mà chưa có sự tham khảo, kiểm định để có kết quả báo cáo khách quan hơn. Và với phạm vi nghiên cứu rộng (toàn hệ thống), đề tài thực tế chưa thể bao quát và tìm hiểu được hết thực trạng và nguyên nhân, vì mỗi địa bàn và chi nhánh với tình hình tự nhiên, xã hội, mơi trường cạnh tranh khác nhau sẽ có thực trạng và ngun nhân thực trạng khơng giống nhau, sẽ cần có những giải pháp khác nhau để nâng cao chất lượng tín dụng và rủi ro xử lý tài sản bảo đảm.

- Nguyễn Thị Phương Nga 2016, Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân

hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái – chi nhánh Yên Bình, Luận

văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM. Luận văn đã đề cập đến những lý thuyết cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng của NHTM, làm rõ sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đối với sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng và đối với khách hàng. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái – chi nhánh n Bình, phân tích những mặt đạt được, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng này.

- Nguyễn Thị Thu Đơng 2012, Nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi

ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả

đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng và rủi ro xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại, tham khảo học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng, rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại ở một số nước. Sau đó giới thiệu mơ hình đánh giá chất lượng tín dụng và rủi ro xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng pháp nhân sử dụng tại Ngân hàng thương mại tại thời điểm nghiên cứu. Tiếp theo luận án đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng và

rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đề tài đã kết hợp nghiên cứu 2 phương pháp định tính và định lượng, ứng dụng được mơ hình định lượng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân tại VCB để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro xử lý tài sản bảo đảm, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro xử lý tài sản bảo đảm, trong đó có đề xuất áp dụng mơ hình nghiên cứu định lượng để nâng cao chất lượng tín dụng tại các chi nhánh VCB.

3.5.2 Các nghiên cứu nước ngồi có liên quan

Galyna Chornou & Ganna Ursulenko 2013, ‘Risk Management in banks: New Approaches to risk assessment and information support’, Ekonomika 2013. Taras Shevchenko National University of Kyiv, Ukraine,Vol. 92, pp 1392-1258. Bài báo

hướng đến các vấn đề về cải thiện quản trị rủi ro ngân hàng, xem xét các yêu cầu về quy định và công nghệ mới dựa trên việc sử dụng công nghệ hiện đại và kết hợp những thành tựu mới nhất trong trí thơng minh nhân tạo, tốn số, thống kê và công nghệ thông tin. Bài báo phân tích các đặc điểm của rủi ro ngân hàng, các phương pháp đánh giá chính được sử dụng trong thực tế tại các ngân hàng ở Ukraine. Các tác giả đề xuất các phương pháp tiếp cận tiềm năng mới để đánh giá, dựa trên các phương pháp phân tích dữ liệu hiện đại nhất, xác định các hướng tương lai để cải thiện hệ thống thông tin ngân hàng và đề xuất khả năng thực hiện của chúng. Ví dụ về các ngân hàng Ukraine cho thấy các vấn đề chính của việc sử dụng các cách tiếp cận mới để đánh giá rủi ro và hỗ trợ thơng tin, từ đó đề xuất các cách khắc phục chúng

Nguyễn Ngọc Linh 2016, Credit risk control for loan products in commercial

banks. Case: Bank for Investment and Development of Vietnam, Luận văn tốt

nghiệp. Trường Đại học Khoa Học Ứng Dụng Haaga - Helia, Phần Lan. Đề tài bao gồm phần lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng và phần nghiên cứu thực nghiệm là việc sử dụng dữ liệu phỏng vấn qua email với đối tượng là nhân viên và

ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Kết quả đề tài chỉ ra một số vấn đề hạn chế về quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV cũng như khuyến nghị cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và BIDV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả đã trình bày tổng quan về đảm bảo tín dụng cho vay và nợ xấu tại Ngân hàng thương mại, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu tại Vietinbank - chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa trong giai đoạn năm 2015 -2018, từ đó đánh giá, phân tích và tìm những ngun nhân gây ra nợ xấu nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại chi nhánh

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO CHO VAY VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO THU HỒI NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CƠNG NGHIỆP BIÊN HỊA

4.1 Cơ cấu dư nợ và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa theo loại hình bảo đảm tín dụng

Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định lượng, cụ thể như sau

4.1.1 Phân tích cơ cấu tín dụng

 Cơ cấu theo thời hạn cấp tín dụng

Bảng 4.1: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay tại Vietinbank – chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

CƠ CẤU DƯ NỢ Năm 2015 (1) Năm 2016 (2) Năm 2017 (3) Năm 2018 (4) So sánh (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) Ngắn hạn 2,556,231 3,125,333 4,101,066 4,380,114 122.3% 131.2% 106.8% Trung - dài hạn 1,615,639 1,975,055 2,089,064 3,171,807 122.2% 105.8% 151.8% Tổng cộng 4,171,870 5,100,388 6,190,129 7,551,921 122.3% 121.4% 122.0%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018)

Hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình, cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Tại Vietinbank – Chi nhánh khu công nghiệp Biên Hòa, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm: Năm 2015 tăng từ 2,556,231 triệu đồng lên 3,125,333 triệu đồng; năm 2016 tiếp tục tăng cả về số tuyệt

đối và số tương đối lên 3,125,333 triệu đồng, và tiếp tục tăng lên 4,101,066 triệu đồng năm 2017, chiếm 66% tổng dư nợ tín dụng và năm 2018 tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ ngắn hạn theo chỉ đạo của toàn hệ thống lên 4,380,114 triệu đồng – chiếm 58% tổng dư nợ. Trong cho vay ngắn hạn, thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay dài hạn, tuy nhiên cũng vì thế, lợi nhuận mà nó mang lại khơng cao.

Dư nợ tín dụng trung – dài hạn qua các năm về tương đối không tăng tỷ trọng, tuy nhiên cũng tăng về số tuyệt đối từ 1,615,639 triệu đồng năm 2015 lên đến 1,975,055 triệu đồng vào năm 2016, lên 2,089,064 triệu đồng vào năm 2017 và tăng 3,171,807 triệu đồng (do năm 2018 thực hiện giải ngân một số dự án trọng điểm mà đã thẩm định thành công trong năm 2017 theo tỷ lệ đối ứng Vốn tự có trước – vốn vay sau) ; tương ứng chiếm tỷ trọng 38.7% - 38.7% - 34% và 42%). Nhìn chung tín dụng trung – dài hạn có tăng trưởng về dư nợ nhưng không mạnh, các khoản vay trung – dài hạn thường mang lại cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên việc thẩm định và quản lý các khoản nợ trung – dài hạn thường gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)