3.2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu định tính là cơ sở để điều chỉnh lại thang đo ở nghiên cứu trước sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hiện tại qua đó hình thành nên thang đo chính thức và làm mục tiêu xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
3.2.2. Quy trình thực hiện
Tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm đây là một kỹ thuật phổ biến trong nghiên cứu định tính. Một cuộc thảo luận nhóm được tiến hành tại cơ sở B trường Đại học Kinh Tế TP.HCM gồm 10 thành viên (5 nam và 5 nữ). Thành viên nhóm được chọn đều đáp ứng các yêu cầu là đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM và có những kiến thức cơ bản về vấn đề sẽ được đặt ra trong buổi thảo luận.
Trước đó, thơng qua cơ sở lý thuyết và kế thừa từ nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng dàn bài thảo luận nhóm (Phụ lục 1). Các thành viên tham gia cũng được gợi ý để có thể đánh giá các thang đo dự kiến có dễ hiểu, rõ ràng và diễn giải được hay không?. Ý kiến của thành viên tham gia là quan trọng trong việc khám
phá và hiệu chỉnh thang đo sao cho phù hợp. Dàn bài thảo luận được in ra các bảng phát cho 10 người trước một tuần để các thành viên có thời gian đọc và tìm hiểu. Trong buổi thảo luận tác giả đóng vai trị là một người thư ký cũng như người điều phối, buổi thảo luận bắt đầu bằng những câu hỏi tổng quát rồi thu hẹp dần vào một vấn đề cần thảo luận. Trong quá trình thảo luận giữa các thành viên, tác giả cũng thu thập các ý kiến liên quan đến mơ hình nghiên cứu.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả từ cuộc thảo luận nhóm mang lại hầu hết đều đồng ý với các yếu tố “Phong cách lãnh đạo chuyển đổi”, “Phong cách lãnh đạo giao dịch”, “Chia sẻ kiến thức”, “Hiệu suất cơng việc”. Bên cạnh đó thành viên trong nhóm thống nhất là có mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo giao dịch đến hiệu suất cơng việc thơng qua vai trị trung gian của chia sẻ kiến thức. Kết quả thảo luận nhóm góp ý nên điều chỉnh lại một số từ ngữ và cấu trúc câu để đáp viên có thể hiểu rõ hơn.
Thang đo nghiên cứu
Thang đo nghiên cứu tác giả kế thừa từ nghiên cứu của Masa'deh và cộng sự (2016). Trong nghiên cứu của Masa'deh và cộng sự (2016) ông sử dụng thang đo “Phong cách lãnh đạo chuyển đổi” và “Phong cách lãnh đạo giao dịch” được điều chỉnh từ Dai và cộng sự (2013); thang đo “Chia sẻ kiến thức” là từ Vuori và Okkonen (2012); thang đo “Hiệu suất công việc” được điều chỉnh từ Tseng và Huang (2011).Thang đo gốc được trình bày tại phụ lục 2. Thang đo được hiệu chỉnh sau khi thảo luận nhóm.
Thang đo “Phong cách lãnh đạo chuyển đổi”
Bảng 3.1: Thang đo yếu tố “Phong cách lãnh đạo chuyển đổi”
Mã hóa Nội dung Trích
TF1 Lãnh đạo thấu hiểu hồn cảnh cơng việc của tơi và đưa cho tôi sự hỗ trợ và khuyến khích.
TF2 Lãnh đạo khuyến khích tơi thực hiện thử thách
TF4 Lãnh đạo khuyến khích tơi nỗ lực hồn thành mục tiêu
của công ty Dai và cộng
sự (2013)
TF5 Lãnh đạo khuyến khích tơi suy nghĩ các vấn đề theo một quan điểm mới
TF6 Lãnh đạo của tơi khuyến khích nhân viên cấp dưới phải xem xét lại những ý tưởng chưa được xem xét trong quá khứ
TF7 Tơi tin rằng tơi có thể hồn thành tốt cơng việc của mình dưới sự giám sát của người lãnh đạo
TF8 Lãnh đạo dành thời gian để hiểu nhu cầu của tôi
(Kết quả sau thảo luận nhóm)
Thang đo “Phong cách lãnh đạo giao dịch”
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố “Phong cách lãnh đạo giao dịch”
Mã hóa Nội dung Trích
TS1 Lãnh đạo khiển trách tơi khi tơi khơng thể hồn thành cơng việc của mình.
Dai và cộng sự (2013)
TS2 Lãnh đạo ghi lại chính xác bất kỳ sai lầm nào của tôi
TS3 Khi tôi làm việc chăm chỉ người lãnh đạo cho tơi những gì tơi muốn
TS4 Lãnh đạo nói với tơi rằng tơi có thể nhận được phần thưởng đặc biệt khi tôi thể hiện hiệu suất công việc tốt
(Kết quả sau thảo luận nhóm)
Thang đo “Chia sẻ kiến thức”
Bảng 3.3: Thang đo yếu tố “Chia sẻ kiến thức”
Mã hóa Nội dung Trích
KS1 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức là có giá trị.
Vuori và Okkonen (2012)
KS2 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức là có lợi.
KS3 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức thật dễ chịu.
KS4 Tổ chức ủng hộ việc chia sẻ kiến thức.
KS5 Những kiến thức trong tổ chức nằm trong cơ sở dữ liệu và được chia sẻ một cách hiệu quả.
KS6 Khả năng chia sẻ kiến thức trong tổ chức là đầy đủ.
KS7 Thật dễ dàng để tìm được người có kiến thức mà tơi cần.
KS8 Có nhiều cách hợp lệ để chia sẻ kiến thức giữa các phòng ban khác nhau.
KS9 Thật khó để chia sẻ kiến thức theo những cách khác ngoài các cuộc thảo luận vì khó diễn đạt dưới dạng văn bản.
(Kết quả sau thảo luận nhóm)
Thang đo “Hiệu suất cơng việc”
Bảng 3.4: Thang đo yếu tố “Hiệu suất công việc”
Mã hóa Nội dung Trích
JP1 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức làm tăng hiệu quả công việc của tôi
Tseng và Huang (2011)
JP2 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức giúp tôi giải quyết các vấn đề trong công việc
JP3 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức giúp tơi hồn thành nhiệm vụ cơng việc của mình
JP4 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức mở rộng kiến thức của tôi
JP5 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức làm tăng sự sẵn lòng làm việc của tôi với những người khác
JP6 Chia sẻ kiến thức với những người khác trong tổ chức làm tăng khả năng giải quyết vấn đề của tôi
(Kết quả sau thảo luận nhóm)