Sự ghi nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cam kết của viên chức – nghiên cứu tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.5. Đo lường các yếu tố tác động tới cam kết của viên chức

2.5.3. Sự ghi nhận

Sự ghi nhận là những phần thưởng khuyến khích nhân viên vì những kết quả mà họ đã đạt được và sự ghi nhận những gì mà nhân viên đã làm được trong quá trình họ làm việc cho tổ chức (Alan M.Saks, 2006).

Sự ghi nhận đóng vai trị quan trọng trong việc nhận dạng những đóng góp của cá nhân trong tổ chức, những thành tựu mà nhân viên đạt được cũng như mức độ đóng góp của họ vào việc hồn thành mục tiêu cũng như thành công của tổ chức (Dajani, 2015).

Sự ghi nhận chính là phần thưởng tâm lý như tuyên dương, làm tấm gương cho mọi người cùng cố gắng và ghi nhận sự đóng góp của viên chức trong việc hoàn thành thành mục tiêu chung của tổ chức. Khi làm tốt cá nhân nhận được sự khen ngợi ghi nhận từ phía cấp trên và từ phía đồng nghiệp và kèm theo đó là những phần thưởng xứng đáng cho những cá nhân có thành tích tốt. Sự ghi nhận, quan tâm sẽ làm cho viên chức cảm thấy có trách nhiệm cam kết gắn bó với tổ chức với mức độ cao hơn.

Tác giả Alan M.Saks (2006) thông qua các dữ liệu khảo sát đã kết luận rằng sự ghi nhận có tác động đến hành vi cam kết của nhân viên trong tổ chức. Tác giả

Maslach và cộng sự (2001; dẫn theo Alan M.Saks, 2006) cho rằng một tổ chức thiếu sự khen thưởng và ghi nhận sẽ dẫn đến sự kiệt sức trong công việc, ngược lại, một sự khen thưởng và ghi nhận thích hợp sẽ giúp tăng cường sự gắn kết. Nghiên cứu của Alan M.Saks (2006) cho thấy rằng sự ghi nhận là tiền đề quan trọng của sự cam kết gắn bó của nhân viên. Họ nhận thấy rằng khi nhân viên nhận được phần thưởng và sự ghi nhận từ tổ chức của họ, họ sẽ cảm thấy bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu công việc với mức độ gắn kết cao hơn.

Nghiên cứu của Alan M.Saks (2006) xây dựng thang đo sự ghi nhận gồm tám biến quan sát. Các nghiên cứu của Joshi và Sodhi (2011), Dajani (2015) về sau cũng kế thừa thang đo này. Theo đó, sự ghi nhận tại tổ chức được đánh giá trên các khía cạnh sau: tiêu chuẩn đánh giá nhân viên, khen thưởng xứng đáng khi hoàn thành tốt công việc, sự ghi nhận từ cấp trên.

Thang đo Sự ghi nhận gồm có ba biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Alan M.Saks (2006), Joshi và Sodhi (2011) và Dajani (2015) và được bổ sung thêm một biến quan sát từ nghiên cứu định tính cụ thể như sau:

Bảng 2. 4. Thang đo Sự ghi nhận

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn thang đo

GN1 Nhà trường xây dựng tiêu chuẩn đánh giá viên chức rõ ràng

Alan M.Saks (2006), Joshi và Sodhi (2011), Dajani (2015)

GN2 Anh/Chị được khen thưởng xứng đáng khi hồn thành tốt cơng việc

GN3 (bổ sung)

Anh/Chị được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt nhiệm vụ

GN4 Anh/Chị được cơng nhận thành tích trước đồng nghiệp và tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cam kết của viên chức – nghiên cứu tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)