Kiểm định kết quả ANOVA theo trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cam kết của viên chức – nghiên cứu tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Kiểm tra sự đồng nhất của các biến

Thống kê

Levene df1 df2 Sig.

0.244 3 404 0.866

ANOVA

Biến thiên df Trung bình

biến thiên F Sig.

Giữa nhóm 1.414 3 0.471 1.162 0.324

Trong nhóm 163.958 404 0.406

Tổng cộng 165.373 407

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả kiểm định Levene cho thấy các giá trị Sig. = 0,866 > 0,05, điều này chứng tỏ phương sai giữa các lựa chọn của nhân tố độ tuổi là không khác nhau.

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy Sig. = 0,324 > 0,05. Vì vậy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Sự cam kết của viên chức với Nhà trường của những viên chức có trình độ học vấn khác nhau.

Tóm tắt chƣơng 4

Trong chương 4 tác giả đã tập trung làm rõ sự tác động của các nhân tố đến sự cam kết của viên chức với tổ chức tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 6 nhân tố là: Thu nhập và phúc lợi; Sự hỗ trợ của lãnh đạo; Sự ghi nhận; Công bằng tổ chức; Đào tạo và phát triển; Đặc điểm công việc. Bằng kỹ thuật phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0, kết quả cho thấy việc phân tích Cronbach‟s Alpha và EFA đều có mức độ tin cậy cao.

Trong 27 yếu tố quan sát với 6 nhân tố ban đầu, qua phân tích EFA kết quả phân tích phù hợp với lý thuyết ban đầu, 6 nhân tố đưa vào đều có ý nghĩa và tin cậy.

Như vậy, kết quả sau khi phân tích hồi quy tuyến tính đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đã giải quyết mục tiêu nghiên cứu và là cơ sở để tác giả đưa ra các hàm ý quản trị giúp Nhà trường nâng cao sự cam kết với viên chức trong chương 5.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. Kết luận

Mục tiêu của nghiên cứu này xác định các nhân tố tác động đến sự cam kết của viên chức với tổ chức và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự cam kết tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự cam kết của viên chức với Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác và phát triển uy tín của Nhà trường ngày càng lớn mạnh.

Để thực hiện mục tiêu trên đây, nghiên cứu đã tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu về sự cam kết của nhân viên với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự cam kết của viên chức trong các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, cam kết của viên chức với tổ chức gồm 06 thành phần: Thu nhập và phúc lợi (TN); Sự hỗ trợ của lãnh đạo (LĐ); Sự ghi nhận (GN); Công bằng tổ chức (CB); Đào tạo và phát triển (ĐT); Đặc điểm công việc (ĐĐ), được đo lường bằng 27 biến quan sát.

Với kết cấu của đề tài gồm 05 chương, tác giả đã tiến hành khảo sát 500 viên chức đang công tác tại một số trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các ý kiến góp ý trực tiếp của các Trưởng Khoa/Phòng/Ban và những người làm việc lâu năm tại các trường để xây dựng 06 nhóm giải pháp.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành được những mục tiêu đặt ra của đề tài, đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê để có thể xác định được một hệ thống 6 nhân tố tác động đến sự cam kết của viên chức tại một số trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả cũng đã đo lường được tác động của những nhân tố này đối với sự cam kết của viên chức Nhà trường, cụ thể: nhân tố tác động mạnh nhất là (1) Đặc điểm công việc, kế tiếp là (2) Đào tạo và phát triển, tiếp theo (3) Công bằng tổ chức, (4) Thu nhập và phúc lợi, (5) Sự ghi nhận, và cuối cùng là (6)

Sự hỗ trợ của lãnh đạo và từ đó đề ra hệ thống các giải pháp mang tính khách quan, hồn toàn dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng.

Kết quả nghiên cứu được tóm tắt tại (Bảng 5.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cam kết của viên chức – nghiên cứu tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)