CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.5. Đo lường các yếu tố tác động tới cam kết của viên chức
2.5.4. Công bằng tổ chức
Công bằng tổ chức là một thuật ngữ được đặt ra để chỉ cách đối xử xứng đáng, không thiên vị và có đạo đức của tổ chức đối với nhân viên (Alan M.Saks, 2006).
Công bằng trong tổ chức giải thích vì sao nhân viên phản ứng với các kết quả khơng cơng bằng và các quy trình khơng phù hợp (Dajani, 2015).
Công bằng tổ chức là sự nhận thức và phản ứng của nhân viên đối với sự công bằng trong phân phối các nguồn lực, phúc lợi và khen thưởng của tổ chức với kết quả mà họ nhận được. Công bằng tổ chức là cách thức mà nhân viên nhận thức về sự công bằng với những kết quả họ xứng đáng nhận được so với những gì họ thực sự nhận được từ tổ chức và các quy trình dùng để xác định kết quả đó tại một tổ chức (Dajani, 2015). Nếu nhân viên cảm nhận được một tổ chức đối xử công bằng với họ, họ sẽ đáp lại bằng cách làm việc nhiều hơn và tăng sự cam kết gắn bó của họ, đảm bảo sự cơng bằng trong tổ chức sẽ nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên (Alan M.Saks, 2006).
Nghiên cứu của Alan M.Saks (2006) xây dựng thang đo công bằng tổ chức gồm 11 biến quan sát. Các nghiên cứu của Dajani (2015) về sau cũng kế thừa thang đo này. Theo đó, cơng bằng tổ chức được đánh giá trên các khía cạnh sau: kết quả nhận được phản ánh những nỗ lực của nhân viên, xứng đáng với những cơng việc đã hồn thành, phản ánh những gì đóng góp cho tổ chức, hợp lý với hiệu suất làm việc, nhân viên có thể thể hiện ý kiến và cảm xúc trong quy trình phân phối kết quả, có thể tác động đến kết quả nhận được từ quy trình phân phối kết quả, có thể phản đối những kết quả từ quy trình này, quy trình phân phối kết quả được áp dụng nhất qn, khơng thiên vị, dựa trên thơng tin chính xác, dựa trên những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Thang đo Công bằng tổ chức gồm có bốn biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Alan M.Saks (2006), và Dajani (2015) và được điều chỉnh từ nghiên cứu định tính:
Bảng 2. 5. Thang đo Công bằng tổ chức
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn thang đo
CB1 Kết quả mà Anh/Chị nhận được phản ánh những nỗ lực của Anh/Chị trong công việc
Alan M.Saks (2006), Dajani (2015)
CB2 Quy trình phân phối kết quả dựa trên thơng tin chính xác
CB3 Kết quả mà Anh/Chị nhận được xứng đáng với những đóng góp của Anh/Chị cho tổ chức
CB4 Quy trình phân phối kết quả được áp dụng nhất quán