Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II từ một số Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II từ một số Ngân hàng

trên thế giới.

2.2.1. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Nhật Bản

Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) cùng quản lý hoạt động của các Ngân hàng Nhật Bản. FSA là cơ quan giám sát tích hợp đối với các hoạt động của ngành ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Tất cả các Ngân hàng Nhật Bản đều bắt buộc phải thực hiện các quy định của Hiệp ước Basel II từ năm

2,03% 1,70% 1,4% 1,2% 1% 1% 0,90% 0,60% 20,7% 19,9% 13,7% 10,5% 10,3% 11,6% 12,02% 8,30% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ROA và ROE ROA ROE

Hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng được hệ số CAR ở mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế và 4% theo tiêu chuẩn nội địa. Cách tính vốn của các Ngân hàng Nhật Bản phản ánh được những yêu cầu mới trong kỹ thuật QTRR mà Uỷ ban Basel đã đưa ra. Hệ số An toàn vốn ổn định nhờ vào việc các ngân hàng đã tích cực tăng vốn, các ngân hàng lớn đã tăng vốn khoảng 4,5 nghìn tỷ Yên trong năm 2009 -2010. Từ đó, nâng tổng số vốn lên cao hơn, tăng vốn cấp 1, cải thiện Hệ số CAR.

Giá trị tài sản rủi ro của hệ thơng Ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Các ngân hàng TMCP thường xuyên đánh giá, phân loại tài sản theo các loại rủi ro sau đó tính tốn và trích vốn dự phịng. Các NHTM ln nổ lực kiểm sốt rủi ro, giữ mức vốn ở mức đảm bảo an tồn về mặt tài chính.

Khung pháp lý được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ cho hoạt động giám sát đã tạo điều kiện cho hoạt động điều hành phối hợp giữa FSA và BOJ. Hoạt động thanh tra được giám sát bởi FSA và BOJ được thực hiện một cách toàn diện đã tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động giám sát các rủi ro được quy định trong Basel II.

Về công khai, minh bạch thông tin: Từ tháng 10/2004, FSA đã ra danh sách các mục mà ngân hàng phải công bố thông tin theo quy định của Basel II. Đến tháng 03/2007, bản danh sách này đã được hoàn thiện thành Pháp lệnh riêng của FSA.

(Nguồn: Trần Việt Dung, 2016)

2.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại Hệ thống Ngân hàng Trung Quốc

- Khái quát về hệ thống ngân hàng Trung Quốc

Hệ thống tài chính Trung Quốc hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC). Tháng 3/2003, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) được thành lập để giám sát lĩnh vực ngân hàng, tách biệt chức năng giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. CBRC tập trung vào việc thống nhất công tác giám sát để giúp các ngân hàng đo lường và quản trị rủi ro, cải tiến các phương pháp đánh giá cho phù hợp với với các tiêu chuẩn và quy tắc thực hành quốc tế. Hệ thống Ngân hàng Trung Quốc đã sớm triển khai thành công Hiệp ước Basel II từ năm 2012. - Công tác chuẩn bị cho việc áp dụng Basel II của Ủy ban quản lý ngân hàng Trung

Đối với hiệp ước vốn quốc tế Basel II, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã lựa chọn phương thức tiếp cận rất thận trọng bằng cách lựa chọn 5 Ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel II bao gồm Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng CITIC Trung Quốc.

Trong giai đoạn 2006-2008, các cuộc hội thảo lên kế hoạch áp dụng Basel II vào hệ thống ngân hàng đã được CBRC tổ chức liên tiếp. Theo đó, CBRC đã yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc đã hoạt động hải ngoại và kinh doanh quốc tế bắt buộc phải áp dụng Basel II. Kế đến là các ngân hàng thương mại có quy mơ lớn của Trung Quốc sẽ áp dụng Basel II từ năm 2010. Nếu các Ngân hàng này khơng thể thực hiện được thì CBRC sẽ xem xét và gia hạn tối đa thêm 3 năm. Ngoài ra, CBRC cho phép các ngân hàng được từng bước thực hiện các tiêu chuẩn Basel II, sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn giản nhất như phương pháp chuẩn để đảm bảo tính hiệu quả trong áp dụng Basel II.

Trong tháng 10/2008, CBRC ban hành các thông báo đầu tiên liên quan đến việc thực hiện Basel II tại Trung Quốc như ban hành Thơng báo về các tiêu chí giám sát liên quan đến việc thực hiện các quy định về vốn tập trung vào việc đo lường vốn, phân loại rủi ro, hệ thống xếp hàng nội bộ, xếp hạng cho vay chuyên ngành, giảm thiểu rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động.

- Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc

Trung quốc đã lựa chọn phương pháp chuẩn hoá (SA – Standardized Approach) để đo lường và tính tốn hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản có khi xem xét rủi ro tín dụng và áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây là những phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp Basel II đưa ra. Việc lựa chọn áp dụng 2 phương pháp này xuất phát từ việc đánh giá tình hình thực tế của các ngân hàng thương mại tại Trung Quốc và cũng vì vậy mà kết quả đạt được khá khả quan: Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần thành công trong việc triển

Các ngân hàng được lựa chọn thí điểm Basel II như ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và ngân hàng Viễn thông Trung Quốc đã xây được hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và hệ thống xếp hạng nội bộ toàn diện. Đặc biệt, hệ thống đánh giá rủi ro của ngân hàng Công thương Trung Quốc được Morgan Stanley và Standard & Poor đánh giá cao hơn mơ hình của các ngân hàng châu Á khác.

Đến cuối năm 2010, Hệ số An toàn vốn của tất cả các NHTM đều đã vượt qua mức yêu cầu tối thiểu là 8%, duy trì mức an tồn so với tiêu chuẩn quốc tế nhờ việc nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp, chủ động tăng vốn, tăng trích lập dự phịng và giảm các tài sản có rủi ro.

Bên cạnh đó, CBRC rất nổ lực trong việc thực hiện cơng tác giám sát và hướng dẫn các Ngân hàng Trung Quốc thực hiện Basel II theo lộ trình chi tiết. Theo đánh giá của IMF, Cơ quan giám sát Ngân hàng Trung Quốc đã tuân thủ hoàn toàn 16 nguyên tắc và tuân thủ phần lớn 09 ngun tắc. Ngồi ra, vấn đề cơng khai thông tin trên thị trường cũng được các Ngân hàng Trung Quốc thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại như trong giai đoạn đầu bộ phận công nghệ thông tin của các Ngân hàng không cung cấp những thông tin cần thiết để Ngân hàng tính tốn mức vốn tiêu chuẩn theo phương pháp chuẩn hố. Các ngân hàng Trung Quốc cịn gặp khó khăn khi tính tốn trọng số rủi ro cho các loại tài sản và các khoản nợ. Các Ngân hàng thường phải sử dụng mức rủi ro 100% đối với các khách hàng là tổ chức vì thiếu các tố chức xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chưa đầy đủ, các cơ quan quản lý Trung Quốc khơng có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng.

(Nguồn: Trần Việt Dung, 2016)

2.2.3. Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam

Từ quá trình triển khai Basel II tại Nhật Bản và Trung Quốc, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam:

Lộ trình triển khai Basel II khơng có kịch bản chung cho tất cả các ngân hàng thương mại mà mỗi ngân hàng phải căn cứ vào đặc điểm văn hố quản trị rủi ro tín

dụng và năng lực quản trị rủi ro của từng Ngân hàng. Trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có, ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp tiếp cận cơ bản sau đó tiến lên các phương pháp nâng cao hơn.

Xây dựng pháp lý đầy đủ cho các Ngân hàng thực hiện Hiệp ước Basel II theo lộ trình đã được Thơng đốc NHNN phê duyệt thông qua ban hành văn bản: Thơng tư 41/2016/TT-NHNN quy định về an tồn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II; Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ.

Việc áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng địi hỏi các ngân hàng thương mại chủ động trong công tác chuẩn bị từ việc thành lập Ban triển khai dự án Basel chuyên biệt cho đến các điều kiện tối thiểu như vốn, nhân sự, công nghệ, cơ sở dữ liệu tuỳ thuộc vào nguồn lực sẵn có hiện tại.

Tạo cơ hội để các NHTM chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của các Ngân hàng Quốc tế về công tác triển khai Basel II, mức độ đáp ứng vốn nội bộ, hay quản lý hệ thống, dữ liệu phục vụ cho công tác đo lường, … những vấn đề đang còn là thách thức khi triển khai Basel II đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Hỗ trợ và giám sát các Ngân hàng thương mại trong q trình triển khai Basel II

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 được tác giả giới thiệu về lịch sử ra đời và phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ngồi ra cịn có một số bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trên thế giới.

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)