Báo cáo rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt

4.2.1.5 Báo cáo rủi ro tín dụng

Trong q trình cấp và quản lý rủi ro tín dụng, CBTD thực hiện các báo cáo về khách hàng để phục vụ cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT.

Quy trình cấp tín dụng tại Vietinbank như sau:

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, thực hiện mục tiêu cải cách, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an tồn vốn vay. Do đó, địi hỏi tn thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đề ra. Quy trình cho vay tại Vietinbank được thực hiện thông qua 10 bước sau:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng, hướng dẫn KH chuẩn bị hồ sơ vay và đề

xuất cho vay:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận và xác định nhu cầu vay vốn của khách hang, tiến hành thu thập thông tin, hồ sơ liên quan đến khách hang và phương án vay vốn theo quy định của Vietinbank. Từ đó Cán bộ QHKH tiến hành đánh giá sơ bộ về khoản vay và lập Tờ trình đề xuất cấp tín dụng.

Bước 2. Thẩm định rủi ro tín dụng của khoản vay

Căn cứ các thơng tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, cán bộ thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định tín

dụng bằng tay và bằng máy trên hệ thống CRLOS, nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/ không đồng ý cho vay và các điều kiện vay cần được áp dụng.

Bước 3. Phê duyệt thông qua khoản vay

Sau khi hồn tất tờ trình thẩm định tín dụng, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định đồng ý tín dụng trên và hoặc đồng ý thông qua khoản vay hoặc trình phịng Phê duyệt tín dụng – TSC nếu trường hợp vượt hạn mức cho vay của chi nhánh. Sau đó, cán bộ thẩm định tiến hành gửi tới các thành viên liên quan của Phịng phê duyệt tín dụng -TSC. Cán bộ thẩm định sẽ trình bày tới các thành viên thuộc Phịng Phê duyệt về nội dung Tờ trình thẩm định, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hang đã đề nghị. Tuỳ theo từng khoản vay, Phòng phê duyệt tín dụng sẽ quyết định đi thẩm định thực tế hay không. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không và các điều kiện cần thiết khi được cho vay. Phịng phê duyệt tín dụng sẽ có văn bản chuyển cho chi nhánh về việc đồng ý thông qua khoản vay trên.

Bước 4. Soạn thảo và ký kết hợp đồng

Soạn thảo hợp đồng: Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Cấp có thẩm quyền/Hội đồng tín dụng, cán bộ thẩm định căn cứ đặc điểm của từng khoản vay, chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng trong trường hợp khách hàng thuộc phân khúc bán lẻ, đối với khách hàng thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp, cán bộ thẩm định sẽ chuyển thơng tin phê duyệt cho Phịng Hỗ trợ tín dụng soạn các hợp đồng. Sau khi soạn thảo xong Hợp đồng, cán bộ thẩm định có trách nhiệm thực hiện rà soát lại Hợp đồng.

Ký kết Hợp đồng: CBTD chịu trách nhiệm trong việc lấy chữ ký của người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và của đại diện ngân hàng trên các Hợp đồng.

Bước 5. Phê duyệt dữ liệu trên hệ thống

Căn cứ các thông tin trên hệ thống và bộ hồ sơ đính kèm ( gồm tồn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn và hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng vay), phòng HTTD sẽ chịu

trách nhiệm rà soát lại các dữ liệu đã được cán bộ thẩm định nhập trên hệ thống, khi rà sốt xong. Phịng HTTD sẽ chuyển các thông tin trên sang Core theo yêu cầu.

Bước 6. Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được cán bộ phòng HTTD thực hiện theo quy định.

Bước 7. Rút vốn vay

Sau khi nhận được yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, CBTD chuyển hồ sơ giải ngân cho phòng HTTD. Phịng HTTD thực hiện kiểm tra lại tính hợp lệ của khoản giải ngân, ký xác nhận lên thông báo rà soát và tạo tài khoản vay. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thơng tin và đối chiếu với tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp đủ đảm bảo cho khoản giải ngân, cán bộ HTTD chuyển hồ sơ sang bộ phận kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Bước 8. Quản lý, giám sát khoản vay/ khách hang vay

Phòng KHDN/ Bán lẻ chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ/ đột xuất. Theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, cơng nợ, phương án sử dụng vốn sau khi giải ngân. Khi kiểm tra, cán bộ QHKH phải lập Biên bản kiểm tra.

Bước 9. Thu nợ gốc và lãi vay

Căn cứ lịch trả nợ đến hạn do Phòng HTTD lập, phòng KHDN/Bán lẻ chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ ( bao gồm cả việc gửi Thông báo cho khách hàng).

Bước 10. Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn

Tuỳ tính chất của từng khoản vay bị quá hạn, phòng KHDN/Bán lẻ thực hiện biện pháp xử lý thích hợp như thu hồi các chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/bán tài sản thế chấp, ngừng cho vay mới… trường hợp khoản vay/khách hàng có nợ quá hạn kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phịng KHDN/Bán lẻ cần cân nhắc và đề xuất biện pháp chuyển sang phòng Tổng hợp ( bộ phận xử lý nợ xấu) chuyên trách theo dõi xử lý.

Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng

Kiểm sốt chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng:

+ Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận. + Cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, kế cả các khách hàng tốt. + Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện phá xử lý thích hợp. + Trong khi cho vay: Khi khoản tín dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hố trong thơng báo tác nghiệp. Mỗi khi có u cầu rút vốn, phòng HTTD thực hiện kiểm tra và tuân thủ các điều kiện theo phê duyệt tín dụng trước khi giải ngân cho khách hàng.

+ Phát hiện và xử lý nợ có vấn đề: các khoản nợ có vấn đề được nhận ra khi khách có những biểu hiện hoặc yêu cầu gia hạn nợ nhiều lần. Khi nhận thấy dấu hiệu xuất hiện nợ xấu, CBTD sẽ có biên bản làm việc cụ thể và báo cáo Ban lãnh đạo để giải quyết.

(Nguồn: Văn bản nội bộ về Quản trị rủi ro tín dụng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)