Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý rủi ro tín dụng và lộ trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Hiệp ước Basel

3.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý rủi ro tín dụng và lộ trình

trình áp dụng Basel II của Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thông tư 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi trong mục Quản trị rủi ro tín dụng có quy định về:

 Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng: yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng phải được thực hiện xuyên suốt, chiến lược phải xác định được tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lê cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng và xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng để tính lãi suất, giá khoản vay cho khách hàng, hạn mức cấp tín dụng bao gồm hạn mức theo đối tượng, theo sản phẩm, hình thức đảm bảo;

 Ngoài ra thơng tư cũng có về u cầu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước

 Thơng tư có hướng dẫn đo lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro; thẩm định, phê duyệt, quản lý, báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng.

Thông tư số 36/2014/TTNHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn

trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 06/2016/ TT-NHNN Quy định từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9%. Cách tính hệ số an tồn vốn hiện đang được áp dụng và như đã nêu trong chương 2 bài viết này.

Thông tư số 41/2016 /TT-NHNN quy định về tỷ lệ an tồn vốn (quy định về

u cầu tính vốn theo Trụ cột 1 theo phương pháp chuẩn hóa và cơng bố thơng tin theo Trụ cột 3). Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải thường xun duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tối thiểu 8%.

Tỷ lệ an tồn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng cơng thức:

𝐶𝐴𝑅 = C

RWA + 12.5(𝐾𝑂𝑅 + 𝐾𝑀𝑅)× 100% Trong đó:

RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;

KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;

KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC và Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.

NHNN Việt Nam đã đưa ra lộ trình triển khai Basel II trong hệ thống NHTM theo 2 giai đoạn cụ thể:

Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng bao gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, MB, Techcombank, VPBank, VIB và Maritime Bank . Chương trình thí điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II.

Giai đoạn 2: Theo nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 ngày 8/11/2016: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)