Rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 33)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

3.1.1. Rủi ro tín dụng:

Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các NHTM Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM.

Theo Joel Bessis (2015) trong Risk Management in Banking định nghĩa rủi ro tín dụng là tổn thất do khách hàng hoặc sự giảm chất lượng khoản vay. Rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà người vay không thực hiện nghĩa vụ nợ của họ.

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dịng tiền đã cam kết của những khoản vay và chứng khốn khơng được thanh toán đầy đủ. (Hellen Lange, 2015)

Rủi ro tín dụng được định nghĩa trong Hiệp ước Basel II là khả năng mà ngân hàng sẽ mất một phần hoặc toàn bộ khoản vay từ những sự kiện đe dọa khả năng thanh toán của khách hàng. Các sự kiện không mong muốn này bao gồm phá sản của khách hàng hoặc sự cố tình từ chối thanh tốn khoản nợ của khách hàng.

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN liên quan đến việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Mặc dù có nhiều định nghĩa rủi ro tín dụng nhưng các khái niệm đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng chính là tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải từ sự khơng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)