Quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Hiệp ước Basel

3.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

 Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Trong đó, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng,

 Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

 Trụ cột thứ III đề cập tới việc các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các thông tin buộc các ngân hàng phải công khai gồm cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn, những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Để đánh giá rủi ro tín dụng từ đó xác định các hệ số rủi ro tài sản, Basel II cho phép thực hiện ba cách tiếp cận là: cách tiếp cận tiêu chuẩn hoá (SA), cách tiếp cận cơ bản dựa trên cơ sở xếp hạng nội bộ (FIRB) và cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (AIRB).

(1) Vốn yêu cầu tối thiểu

Vốn trụ cột I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi so với Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự thay đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro hoạt động.

Tỷ lệ vốn tối thiểu thể hiện mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính tốn khả năng gánh chịu rủi ro. Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro được tính theo phương trình sau:

Phương trình 1: Tài sản có trọng số rủi ro

RWA(Risk Weighted Assets) = Tổng(Tài sản*Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng(Nợ tương đương*Mức rủi ro ngoại bảng)

Basel II đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100% ... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này. Trọng số này không đổi so với Basel I.

Bảng 3.2: Trọng số rủi ro theo Basel II

Trọng số rủi ro Phân loại tài sản

0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng

Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ tài chính

20% Các khoản trả nợ của Ngân hàng có quy mơ lớn Chứng khốn phát hành bởi các cơ quan Nhà nước

50% Các khoản vay thế chấp nhà ở, …

100%

Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế chấp cổ phiểu, bất động sản, …

(Nguồn: Basel II)

Với mẫu số là tài sản được điều chỉnh theo độ rủi ro, tỷ lệ vốn tối thiểu sẽ được tính bằng cách lấy vốn pháp định ( vốn bắt buộc) chia cho mẫu số nêu trên. Tỷ lệ vốn không được nhỏ hơn 8% tổng tài sản. Vốn nhóm 2 khơng được vượt q 100% vốn nhóm 1.

Tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu =

Vốn bắt buộc

Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

Đối với các ngân hàng sử dụng một trong hai phương pháp: Tiếp cận dựa vào đánh giá nội (IRB) để xác định rủi ro tín dụng hoặc Tiếp cận theo phương pháp đo lường tiên tiến (AMA) để xác định rủi ro thị trường, mức vốn sàn duy nhất sẽ được áp dụng cho hai năm đầu tiên triển khai Hiệp ước mới. Mức sàn này dựa trên các tính tốn sử dụng các quy định của Hiệp ước hiện tại (Internation Convergence of Capital Measurement and Capital Standard, 2005).

Theo Basel II, vốn ngân hàng được chia thành 3 cấp: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3 (NHNN, 2010).

Vốn cấp 1: là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phịng được cơng bố, như là

khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ cơng bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (Minority interest) tại các cơng ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (Goodwill).

Vốn cấp 2: lợi nhuận giữ lại không công bố; dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng

chung/ dự phịng thất thu nợ chung; cơng cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các cơng ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Vốn cấp 3 (dành cho rủi ro thị trường): vay ngắn hạn

Các giới hạn: Tổng vốn cấp 2 được đưa vào tính tốn tỷ lệ vốn khơng được q 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm (đối với vốn cấp 1); vốn ngân hàng khơng bao gồm vốn vơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)