Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Hiệp ước Basel

3.2.2.2. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng bao gồm mục tiêu, nguyên tắc và các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phải đề xuất các mục tiêu tín dụng tổng quát mà ngân hàng hướng tới bao gồm: đối tượng, ngành, vùng, đơn vị tiền tệ, loại hình cho vay, kỳ hạn, tỷ suất sinh lợi mong đợi, đặc điểm rủi ro của danh mục tín dụng. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phải tính đến khả năng của ngân hàng bao gồm: vốn tự có, mục tiêu tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tỷ suất sinh lời dự kiến, sự biến động của môi trường kinh doanh, chu kỳ kinh tế và sự tác động của nó đến cơ cấu và chất lượng tín dụng.

Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Hiện nay, để đảm bảo các nguyên tắc của Basel, các ngân hàng thương mại thực hiện tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng “3 vịng kiểm soát” (three lines of defence).

(Nguồn: Basel II)

• Vịng thứ nhất bao gồm các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bán hàng. Vòng này thực hiện chức năng xác định, đánh giá, ngăn ngừa, theo dõi và báo cáo rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở tự đánh giá rủi ro tín dụng gồm nhận diện, xác định, đánh giá rủi ro đầy đủ trước khi cấp tín dụng. Bộ phận quan hệ khách hàng lựa chọn khách hàng, thẩm định và chấp thuận cấp tín dụng trong giới hạn khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Vòng thứ nhất có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc kiểm sốt và hạn chế rủi ro tín dụng do trực tiếp cấp tín dụng và nhận rủi ro tín dụng, vịng này có thể hạn chế 80% rủi ro tín dụng của một ngân hàng.

• Vịng thứ hai “Quản lý rủi ro” thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản gồm: thiết lập chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng và ước lượng khẩu vị rủi ro của ngân hàng; xây dựng, ban hành các quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống thơng tin, hệ thống các cơng cụ, biện pháp phục vụ cho quy trình quản trị rủi ro tín dụng ở từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng; đánh giá và kiểm sốt hiệu quả hoạt động vịng thứ nhất. Vòng quản lý rủi ro hạn chế 10% rủi ro tín dụng của một ngân hàng, tuy nhiên vịng thứ hai cũng có vai trị là cơ sở để vịng thứ nhất kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả thơng qua các chính sách quản trị rủi ro đã đề ra.

• Vịng thứ ba “Kiểm tốn nội bộ” đóng vai trị làm động lực để vịng thứ nhất và thứ hai hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu sai phạm. Vòng thứ ba trực thuộc hội đồng quản trị để đảm bảo tính độc lập, giúp hội đồng quản trị và ban kiểm sốt có thể kiểm sốt được thực trạng của bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị rủi

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Vòng thứ nhất: QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Vòng thứ hai: QUẢN LÝ RỦI RO Vịng thứ ba: KIỂM TỐN NỘI

ro trên tồn hệ thống. Vòng thứ ba giúp ngân hàng hạn chế khoảng 10% rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)