Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 29)

Có thể nói, để phát triển bất kỳ một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh tế nào đều phải có những yếu tố trực tiếp, hoặc gián tiếp hay nói cách khác phải có những điều kiện cần và đủ thì mới có thể thực hiện được. Theo các nhà kinh tế thì để phát triển kinh tế dịch vụ thường chịu tác động bởi các nhân tố sau:

- Vị trí địa lý:

Thực tế cho thấy, vị trí địa lý và tài nguyên - thiên nhiên phong phú đa dạng, môi trường sinh thái có sức hấp dẫn cho phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ nhất là dịch vụ Cảng, du lịch... giúp cho việc phát triển kinh tế dịch vụ một cách thiết thực. Tận dụng những ưu điểm, lợi thế vị trí địa lý, địa hình đường sơng, biển... phát triển tốt lợi thế trên sẽ kéo theo ngành kinh tế dịch vụ phát triển tương xứng đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Ví dụ như phát triển các ngành dịch vụ như dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, dịch vụ phục vụ Cảng v.v... Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ những quốc gia có lợi thế về địa hình, nguồn tài nguyên - thiên nhiên phong phú, đa dạng, môi trường trong lành cùng với những điều kiện về môi trường xã hội đặc biệt là an ninh trật tự tốt cũng sẽ làm cho kinh tế dịch vụ phát triển một cách nhanh chóng.

- Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội và cách mạng khoa học - cơng nghệ.

Sự hình thành và phát triển của dịch vụ gắn liền với phân công lao động xã hội. Nói cách khác, phân cơng lao động xã hội là tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ. Ngược lại, sự phát triển của dịch vụ cũng góp phần làm phân công lao động trở nên sâu rộng hơn. Khi nền kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng phong phú, đa dạng và sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một nước có trình độ kinh tế phát triển cao thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành của nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân cơng lao động xã hội và chun mơn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất khác phát triển.

Với một nước có trình độ kinh tế phát triển cao thì việc áp dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ khơng chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà cịn tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng, qui mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng. Từ đó doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, phát triển ra thị trường ngoài nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sức tác động của khoa học công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin có tác động tích cực hiệu quả đối với quản lý trong kinh tế dịch vụ, thanh tốn, giao dịch,… Vì vậy, khi áp dụng khoa học cơng nghệ vào phát triển kinh tế dịch vụ thì nó sẽ tạo giá trị tăng cao.

Có thể nói, dịch vụ là phương tiện hữu hiệu để thực hiện phương châm "vì con người" tạo khả năng cho con người phát triển toàn diện. Dịch vụ ra đời và phát triển cũng với đà phát triển của nền sản xuất xã hội, của sự phát triển phân công lao động xã hội. Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển đa dạng phong phú và sự phát triển của dịch vụ là một chỉ tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia về trình độ phát triển văn minh của xã hội.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước.

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, nhằm mở rộng quyền chủ động cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tạo môi trường thuận lợi cho mọi loại hình hoạt động dịch vụ. Hiện nay các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ tập thể, tư nhân đã thực hiện hạch toán và đang khẳng định sự tồn tại của mình trên thị trường dịch vụ; cịn đối với các cơ sở quốc doanh cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa để có thể gắn dịch vụ với thị trường, chủ động mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động dịch vụ đảm bảo kinh doanh phải có lãi và đóng góp đầy đủ cho ngân sách theo quy định của nhà nước. Trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều cơ sở dịch vụ cổ phần ra đời, do đó cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của hội đồng quản trị cũng như các quan hệ mới sẽ nảy sinh. Các cơ sở dịch vụ tư nhân cũng phải làm rõ mối quan hệ giữa chủ và thợ, nhà nước cần thông qua thuế, lãi xuất phải có sự phân biệt các thành phần tham gia dịch vụ để khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động dịch vụ, hướng dẫn các hoạt động dịch vụ sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển dịch vụ và trong cơ cấu nền kinh tế mới.

- Hội nhập kinh tế quốc tế.

Tồn hố kinh tế ngày nay là xu hướng khách quan, lôi cuốn các nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, tạo ra cơ hội lớn cho các quốc gia tranh thủ phát triển rút ngắn, đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các nền kinh tế hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự tham gia, gắn kết nền kinh tế của một nước vào các nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đã và đang đặt chủ thể kinh tế trong nước, trong đó có kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại vào môi trường hoạt động mới.

Hội nhập tạo thuận lợi mở ra thị trường mới, thị trường nước ngồi, từ đó có tác động mở rộng phạm vi hoạt động cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế dịch vụ, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân

trong việc tham gia phát triển kinh tế dịch vụ của Việt Nam và có thể thâm nhập vào các thị trường các nước khác và không ngừng lớn mạnh. Thực tế cho thấy, kể từ khi thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ ngày càng gắn với thị trường nước ngồi, khơng ít doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã lớn lên nhờ hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế cũng đặt ra những thách thức mà mỗi doanh nghiệp phải thông qua. Các chủ thể tư nhân kinh doanh dịch vụ trong điều kiện hội nhập không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, mà còn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh nước ngồi, khơng những tại các thị trường nước ngoài mà cả ngay tại các thị trường trong nước.

Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ nói riêng cần phải tự phấn đấu vươn lên để vượt qua thách thức. Sức ép từ cạnh tranh quốc tế đòi hỏi kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam phải không ngừng lớn mạnh về quy mô, sức cạnh tranh. Kiểu kinh doanh nhỏ lẻ, ép giá và phong cách phục vụ thiếu chu đáo phải được loại bỏ và thay thế bằng các phương thức, loại hình kinh doanh hiện đại.

Để làm được điều đó, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại nước ta không những phải nhanh chóng nghiên cứu nắm vững hệ thống thơng lệ, luật pháp quốc tế, mà cịn phải khơng ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng tới công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, cung ứng hàng hoá và dịch vụ với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện phong cách phục vụ hiện đại, quan tâm phát triển các dịch vụ sau bán hàng… tranh thủ những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ; không nhập khẩu những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Đi đôi với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối của Đảng, với thông lệ quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cơng cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên mơn.

Tích cực tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hồn thiện các loại hình thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học - cơng nghệ, vốn, bất động sản...; tạo mơi trường kinh doanh thơng thống, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt chú trọng đổi mới và củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng.

Trong q trình hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ phải gắn phát triển của mình với sự phát triển thương mại của Việt Nam, gắn phát triển thị trường trong nước với thị trường quốc tế, từng bước đưa thương mại Việt Nam hội nhập sâu với thương mại khu vực và thế giới. Để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w