Dịch vụ cảng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 64)

Với thuận lợi địa bàn có cảng biển và cảng sơng, quận 4 đã xác định là phải đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ Cảng. Hoạt động dịch vụ Cảng là

ngành kinh tế rất quan trọng của quận 4. Dịch vụ phục vụ Cảng là một ngành đã được Đảng bộ và chính quyền quận 4 chọn là ngành mũi nhọn. Trong nhiều năm qua, quận đã đề xuất và được chấp thuận nhiều cơ chế nhằm phát triển các loại hình khai thác, mở rộng dịch vụ cảng, mở rộng hợp tác kinh doanh trên cơ sở tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt hiệu quả kinh tế. Nhờ khai thác từ lợi thế có Cảng Sài Gịn là cảng thuộc loại lớn nhất nước, lưu lượng tàu bè ra vào hàng ngày cao, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phục vụ cảng đã thực hiện từ những việc lớn như: Sửa chữa tàu, làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu nước ngoài cho đến việc cung cấp thực phẩm cho thủy thủ, quét dọn tàu,… hoặc làm thủ tục kê khai thuế quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bốc xếp hàng hóa,… tế cao.

Nhiều hình thức dịch vụ cảng hoạt động có hiệu quả như cung ứng tàu biển, kiểm hóa, khai quan thuế, đóng mới và sửa chữa tàu, kho ký thác, kho ngoại quan, phát gửi hàng phi mậu dịch thông qua Cảng… Các hoạt động dịch vụ này được thực hiện tốt, chất lượng cao tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Q trình phát triển dịch vụ cảng đã đạt được nhiều kết quả tích cưc. Cụ thể như sau:

Năm 2005, hoạt động chủ yếu ngành dịch vụ phục vụ cảng của các doanh nghiệp là đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, kiểm đếm, sửa chữa nhỏ trên tàu, cung cấp lương thực thực phẩm cho thuyền viên,... Doanh thu từ dịch vụ Cảng năm 2005 đạt 259 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2004. Một số doanh nghiệp có doanh thu trong năm 2005 ước đạt trên 17 tỷ đồng như: Công ty TNHH G.L.O.B.A.L (phường 6) đạt 17,5 tỷ; Công ty TNHH Xuân Việt (phường 12) đạt 17,4 tỷ; Công ty TNHH Tốc Độ (phường 6) đạt 25 tỷ; Công ty TNHH Ngân Vỹ Dương (phường 6) đạt 36,8 tỷ; Công ty TNHH Vina (phường 12) đạt 40,5 tỷ... Bên cạnh đó, ngành dịch vụ Cảng cịn tồn tại một số khó khăn như: Do nhiều đơn vị kinh doanh nên lượng khách hàng bị phân

tán, việc phá giá do cạnh tranh, từ đó dẫn đến chất lượng dịch vụ phục vụ Cảng khơng cao.

Năm 2006, đã có 43 doanh nghiệp đang hoạt động ngành dịch vụ Cảng. Mặc dù có biến động nhiều về giá, nhất là giá xăng dầu nhưng các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cảng vẫn duy trì ổn định, ước doanh thu ngành dịch vụ cảng đạt 332 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2005 (332 tỷ/259 tỷ). Có 8 doanh nghiệp trong năm 2006 doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng như: Công ty Cổ phần Mỹ Á đạt 17,8 tỷ, Công ty TNHH tốc độ đạt 25,6 tỷ, Công ty TNHH Global đạt 18,9 tỷ, Công ty TNHH Hà Nam Hải đạt 11,9 tỷ, Công ty TNHH Vina đạt 33 tỷ, Công ty TNHH Ngân Vỹ Dương đạt 74,4 tỷ, Công ty TNHH Việt Thịnh đạt 17 tỷ, Công ty TNHH Hải Châu đạt 12 tỷ.

Năm 2007, có 53 doanh nghiệp đang hoạt động ngành dịch vụ cảng. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cảng vẫn tiếp tục duy trì ổn định và đẩy mạnh hoạt động, doanh thu ngành dịch vụ cảng đạt 632,5 tỷ đồng. Có 10 doanh nghiệp trong năm 2007 doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng như: Công ty TNHH Ngân Vỹ Dương (phường 6) đạt 118 tỷ; Công ty TNHH Phương Đông (phường 9) đạt 27,2 tỷ; Công ty CP GN-VT Nam Trung Việt (phường 15) đạt 40 tỷ ; Công ty TNHH Vina (phường 12) đạt 30,1 tỷ; Công ty TNHH Tốc Độ (phường 6) đạt 39,7 tỷ; Công ty TNHH Mạnh Thành (phường 4) đạt 23,9 tỷ; Công ty TNHH Trần Bình An (phường 13) đạt 36,4 tỷ; Cơng ty Cổ phần DV- GNVT Ưu Vận (phường 4) đạt 46,1 tỷ; Công ty TNHH Việt Thịnh (phường 12) đạt 23,6 tỷ; Công ty Cổ phần Mỹ Á (phường 5) đạt 21,5 tỷ.

Năm 2008, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Cảng vẫn tiếp tục duy trì ổn định và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ Cảng trong những tháng cuối năm, ước doanh thu ngành dịch vụ Cảng đạt 854 tỷ đồng tăng 35 % so với cùng kỳ năm 2007. Có 07 doanh nghiệp trong năm 2008 doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng như: Công ty TNHH Ngân Vỹ Dương (phường 6) đạt 173,5 tỷ; Công ty TNHH Tốc Độ (phường 6) đạt 112,6 tỷ; Công ty TNHH Trần Bình An

(phường 13) đạt 38 tỷ; Công ty CP DV-GNVT Ưu Vận (phường 4) đạt 56,8 tỷ; Công ty TNHH Hải Châu (phường 14) đạt 53,4 tỷ; Công ty TNHH Mạnh Thành (phường 4) đạt 36,3 tỷ; Cơng ty TNHH Hồng Long (phường 12) đạt 34,9 tỷ; Công ty TNHH Nam Trung Việt (phường 15) đạt 37,4 tỷ.

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cảng năm 2009 gặp nhiều khó khăn do lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh tại các Cảng. Doanh thu ngành dịch vụ Cảng năm 2009 đạt 635,176 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ năm 2008. Có 07 doanh nghiệp trong năm 2009 doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng như: Công ty TNHH Ngân Vỹ Dương (phường 6) đạt 162,2 tỷ; Công ty TNHH Tốc Độ (phường 6) đạt 89,8 tỷ; Công ty TNHH Mạnh Thành (phường 4) đạt 27,4 tỷ; Công ty Cổ phần DV-GNVT Ưu Vận (phường 4) đạt 44,2 tỷ; Công ty TNHH Thu Bồn (phường 5) đạt 22 tỷ; Công ty TNHH Tân Đảo (phường 9) đạt 25,4 tỷ; Công ty TNHH Tồn Cầu Xanh (phường 12) đạt 36,2 tỷ; Cơng ty TNHH Nam Trung Việt (phường 15) đạt 37 tỷ. Tính đến hết năm 2009 có 54 doanh nghiệp đang hoạt động ngành dịch vụ cảng [62].

Năm 2010, số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Cảng đã tăng lên tới 55 doanh nghiệp. Nhưng đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động có nhiều điều kiện thuận lợi như trú đóng gần các cảng lớn, khơng địi hỏi vốn lớn so với ngành sản xuất, giá thuê văn phòng thấp hơn so với quận 1, sản phẩm dịch vụ rất đa dạng nhưng chủ yếu là giao nhận, vận tải hàng hóa hoặc làm trung gian bán hợp đồng. Bên cạnh đó trong thời gian qua một số doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn như: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành, giá xăng dầu tăng trong khi điều chỉnh tăng giá với khách hàng không được tăng tương ứng với giá nhiên liệu; tỷ giá USD biến động không ngừng, các doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn kinh doanh do khách hàng nợ cước gối đầu.

Tuy nhiên, trong tương lai khi Cảng Sài Gịn di dời, chuyển cơng năng thành Cảng du lịch, vấn đề các doanh nghiệp dịch vụ Cảng cịn tồn tại hay

khơng, qua làm việc và đánh giá doanh nghiệp trên địa bàn quận: Hầu hết doanh nghiệp đều khẳng định vẫn bám trụ tại quận 4, hoạt động mang tính dịch vụ như làm thủ tục giao nhận, dịch vụ vận tải, công việc tiếp xúc tại Cảng thì mở trạm giao dịch hoặc th bên ngồi. Doanh nghiệp hoạt động qui mơ lớn thì mở văn phịng giao dịch tại cảng, việc mở văn phòng này sẽ liên quan đến tăng chi phí của doanh nghiệp.

Ngồi ra các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cảng thiếu nguồn dịch vụ tài chính hỗ trợ, khi có nhu cầu cần có ngay vốn ngắn hạn các doanh nghiệp phải vay bên ngoài với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng vì thủ tục đơn giản và không mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 64)