Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)

- Bối cảnh quốc tế:

Phát triển kinh tế dịch vụ là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diến ra mạnh mẽ cùng với cách mạng khoa học công nghệ hiện đai đã và đang xuất hiện nhiều cơ hội để phát triển các ngành dịch vụ mới cho từng quốc gia cũng như đối với từng địa phương trong quốc gia.

Đối với Việt Nam việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo Chương trình CEPT của ASEAN về hàng hóa, dịch vụ của các nước trong khu vực Đơng Nam Châu Á đã và đang có tác động gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các chủ thể cung cấp dịch vụ trong nước từ phía các chủ thể nước ngồi.

Việc gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư Việt Nam, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh đã tạo ra hành lang pháp lý mới ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ nói riêng. Nhiều cơ hội mới hình thành do mơi trường kinh doanh sẽ tốt hơn, song thách thức cũng rất lớn do cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn, nhiều doanh nghiệp sẽ ra đời, nhưng khơng ít doanh nghiệp sẽ bị phá sản do làm ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu.

Theo nhiều dự báo, năm 2011, kinh tế thế giới tuy tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng chưa vững chắc và cịn nhiều khó khăn. Các nền kinh tế là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản tăng trưởng chậm. Cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng Euro và thâm hụt ngân sách cao ở nhiều nước có thể gây biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền, làm cho tính bất định và độ rủi ro tăng lên, tác động mạnh tới xuất nhập khẩu, đầu tư, chính sách tài khóa và tiền tệ của các quốc gia. Tình hình đó sẽ gây khó khăn cho huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế dịch vụ nói riêng kể cả đối với thành phố Hồ Chí Minh cũng như quận 4.

- Bối cảnh trong nước:

Ở trong nước, nền kinh tế phục hồi khá nhanh và lấy lại đà tăng trưởng sau ảnh hưởng của khủng hoảng; chính trị - xã hội ổn định, mơi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu năm 2011, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã thông qua các văn kiện quan trọng xác định những quan điểm, mục tiêu và những định hướng lớn để phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đây là những thuận lợi cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố gây lạm phát cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Những hạn chế của hệ thống thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực vẫn là những cản trở lớn. Thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu có thể tác động xấu đến sự phát triển.

Trong những năm tới, Chính phủ Việt Nam đã xác định tập trung hồn thiện khn khổ chính sách, ưu tiên phát triển mạnh các dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, có hàm lượng trí tuệ, mang lại giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, logistic, cảng biển, tài chính, du lịch, phân phối, dịch vụ y tế, giáo dục. Đây là những thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ tại các địa phương trong cả nước nói chung và đối với thành phố Hồ Chí Minh và quận 4 nói riêng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình qn hàng năm đạt 12%; đến cuối năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 57%, công nghiệp đạt 42%, nông nghiệp đạt 1% trong cơ cấu kinh tế Thành phố. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 13%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành cơng nghiệp bình qn hàng năm đạt 11%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nơng nghiệp bình qn hàng năm đạt 5%. Thành phố xác định mục tiêu phát triển và hiện đại hóa các ngành kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, thơng tin viễn thông, khoa học - công nghệ và dịch vụ khác phục vụ sản xuất kinh doanh, cũng như các mặt hoạt động đa dạng của thành phố và khu vực kinh tế trong điểm phía Nam, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm thương mại và tài chính của cả nước và khu vực Đơng Nam Á.

Quận 4 với vị trí đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, có Cảng quốc tế và các dịch vụ có liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển. Nơi đây trở thành cầu nối quan trọng giữa thị trường thế giới và thị trường khu vực miền Nam Việt Nam, vùng đất có tiềm năng kinh tế lớn nhất nước. Nhưng trong 10 đến 15 năm tới đây có những sự kiện sau đây sẽ làm thay đổi định hướng phát triển kinh tế của quận 4 nói riêng và của thành phố nói chung mà các nhà quản lý phải tính tới khi hoạch định chiến lược, chính sách kinh tế.

Năm 2010, tình hình kinh tế trên địa bàn quận 4 có nhiều chuyển biến tích cực trong điều kiện kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn do tình hình giá cả bất ổn. Đề án “Quận dịch vụ” qua 5 năm thực hiện đã tạo nhiều khởi sắc cho việc phát triển kinh tế dịch vụ của quận, cụ thể trên địa bàn quận đã có nhiều đơn vị ngân hàng, văn phòng cho thuê, trung tâm kinh doanh bất động

sản, nhiều dự án tập trung xây dựng trên nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế dịch vụ ngày càng bền vững. Tác động lớn nhất đối với hoạt động kinh tế trên địa bàn quận 4 là hệ thống Cảng Sài Gòn sẽ phải di dời về địa phận Hiệp Phước (Nhà Bè) và Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Lúc bấy giờ, hoạt động kinh tế trên địa bàn quận sẽ thay đổi, các ngành kinh tế có liên quan đến vận tải - giao nhận - kinh doanh kho bãi, bốc xếp hàng hóa sẽ giảm hơn, nhưng có thể vẫn tiếp tục là vệ tinh cho khu đô thị cảng. Những ngành kinh tế mới sẽ xuất hiện. Nếu chủ động đề xuất biện pháp định hướng cho sự thay đổi này sẽ làm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận 4 theo hướng có lợi nhất.

Trong vịng 5 năm nữa, các cơng trình xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng của quận 4 sẽ hoàn thành và phát triển mạnh, đặc biệt là khu du lịch Cảng Sài Gòn, khi Cảng Sài Gịn di dời, sự chuyển đổi cơng năng của Cảng Sài Gòn sẽ thay đổi diện mạo đồng hành với sự phát triển kinh tế dịch vụ của quận 4, cụ thể Cảng Sài Gòn sẽ xây dựng khu cảng và ga hành khách trong nước và quốc tế, khu hỗn hợp các cơng trình thương mại - khách sạn - văn phịng - dịch vụ - du lịch và nhà ở cao cấp, khu trung tâm hàng hải quốc tế. Đây là chức năng đặc biệt vì tại đây có các văn phịng đại diện các cảng biển trên thế giới, đại diện các hãng tàu biển của các nước là trung tâm hàng hải quốc tế… và sự phát triển của thành phố về phía Nam Sài Gịn, sẽ biến quận 4 thành quận trung tâm, mà nếu có quy hoạch và định hướng phát triển tốt thì vai trị của quận 4 khơng khác gì quận 1, nằm đối diện ở bên kia cầu.

Những dự án của thành phố về phát triển cơ sở hạ tầng như: Xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, xây dựng đường vành đai thành phố chương trình cải thiện mơi trường nước, làm sạch kênh rạch sẽ tác động thuận lợi đến vị thế của quận 4 trong phát triển các loại hình dịch vụ: Thương mại, du lịch…

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)