Kinh nghiệm một số địa phương

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 36)

* Kinh nghiệm của Hà Nội:

Có thể nói thành phố Hà Nội là nơi phát triển dịch vụ thương mại đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng cả năm 2010 lên tới 11% GDP, gấp hơn 1,5 lần so với 6,7 % năm 2009, xấp xỉ con số 10,9% năm 2008 và 11,2% năm 2007.

Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố tăng 14,4%, trong đó ngành cơng nghiệp mở rộng tăng 11,6% (đóng góp 5% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 11,1% (đóng góp 5,6% vào mức tăng chung), ngành nơng, lâm, thuỷ sản tăng 7,2% (đóng góp 0,5% vào mức tăng chung).

Cơ cấu kinh tế có sự cải thiện đúng hướng, trong đó dịch vụ 52,5%; cơng nghiệp và xây dựng 41,4%; nơng nghiệp 6,1% ; GDP bình quân/người 37 triệu đồng ; khu vực kinh tế Nhà nước tạo ra khoảng 45% GDP (giảm so với mức 52,1% năm 2005), kinh tế ngoài nhà nước tạo ra khoảng 38% GDP (tăng so với mức 31,8% năm 2005) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 17% GDP (tăng nhẹ so với mức 16,1% năm 2005) [40].

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước; bên cạnh đó Hà Nội là thành phố có mức thu nhập bình qn đấu người vào loại cao cả nước.

Thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp để phát triển dịch vụ thương mại, đặc biệt là kinh tế tư nhân, như ban hành đề án tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nêu rõ trách nhiệm chính quyền thành phố, tạo mơi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi, làm tốt công tác thơng tin tun truyền, thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế chủ lực và sản xuất các sản phẩm mũi nhọn, chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ, thực hiện các chính sách ưu đãi khen thưởng đối với doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả cao, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kinh phí cho các lớp học để nâng cao nghiệp vụ quản lý, các chương trình tư vấn về sản xuất kinh doanh. Hệ thống thương mại dịch vụ Hà Nội rất đa dạng và phong phú, ngày càng có chuyển biến đáng kể, nhất là hệ thống bán lẽ và dịch vụ. Nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm, các khu chợ… có tất cả ở các quận, huyện.

Năm 2010 thành phố Hà Nội có tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 30,5% so với năm 2009, trong đó tổng mức bán lẻ tăng

31,2%.. Hệ thống bán lẻ của Hà Nội cũng tăng nhanh chóng với mạng lưới hiện tại gồm 362 chợ, 70 trung tâm thương mại, siêu thị và một loạt các hệ thống cửa hàng tự chọn khác. Du lịch có sự tăng trưởng tốt, khách quốc tế đến Hà Nội là hơn 1,2 triệu lượt khách, tăng 20,5%; khách nội địa hơn 7,392 triệu lượt khách, tăng 10%; doanh thu khách sạn lữ hành tăng 26,9% so với năm trước. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 30,3%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 26%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 28,9%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 36%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 25,3%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 21,2% [40].

Mặc dù còn nhiều hạn chế, song nhìn chung mạng lưới kinh doanh phát triển kinh tế dịch vụ thương mại Hà Nội đã ngày càng phát triển, đáp ứng cho nhu cầu của dân nội thị, các vùng lân cận và du khách trong và ngoài nước.

* Kinh nghiệm của Bà Rịa - Vũng Tàu:

Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập năm 1991 với diện tích 1.975,14 km2 (chiếm 0,6% diện tích cả nước), dân số trên 78 vạn người (chiếm 0,92% dân số cả nước) bao gồm 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Côn Đảo, huyện Xuyên Mộc, huyện Châu Đức, huyện Long Đất, và huyện Tân Thành. ví trí của tỉnh nằm ở khu vực miền Đơng Nam Bộ, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam và Đơng Nam giáp biển Đông, đây là cửa ngõ ra Biển Đông của cả khu vực. Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế động lực của phía nam đất nước. Đây là khu vực kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong số ít tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng GDP bình qn trong 4 năm cao nhất nước (15 - 20 %/năm), đứng sau thành phố Hồ Chí Minh về nộp ngân sách nhà nước (20,01%) và Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là một tỉnh có thu nhập GDP trung bình đầu người cao nhất cả nước. Các mặt của đời sống xã hội được nâng cao, công - nông

nghiệp, dịch vụ được phát triển, y tế, giáo dục được đầu tư đúng mức, các hoạt động xã hội được quan tâm... có được những thành tựu kể trên là ngay từ khi mới thành lập cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, cơ cấu kinh tế phù hợp với những tiềm năng lợi thế của tỉnh đã được duy trì trong nhiều năm.

Xuất phát từ một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên, vị trí địa lý để tập trung đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế dịch vụ nói riêng. Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng động lực kinh tế phía nam, là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với cả nước do đó sẽ được ưu tiên tập trung đầu tư để phát triển nhằm tạo đà thúc đẩy các vùng lân cận. Đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong số ít tỉnh có vốn đầu tư nước ngoài lớn với số dự án trên 80 dự án, với 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đây là điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất cơng nghiệp. Tỉnh có lợi thế về các hoạt động dịch vụ dầu khí do các hoạt động thăm dò, khai thác được thực hiện trên địa bàn, kể cả đất liền và ngoài khơi. Đây là một ngành công nghiệp trọng yếu của đất nước, địa phương có thể tham gia nhiều vào hoạt động dịch vụ phục vụ dầu khí như: Cung ứng nhân lực tại chỗ, hậu cần phục vụ đời sống, tham gia một số các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp vật tư thiết bị, tham gia bảo trì, sửa chữa các loại tàu dầu, đường ống, giàn khoan v.v...

Với bờ biển dài, thềm lục địa rộng khoảng trên 1.000 km2 nên khả năng phát triển ngành thủy sản là rất lớn, đến nay thủy sản được coi là một thế mạnh của tỉnh, như vậy các hoạt động dịch vụ hậu cần thủy sản có điều kiện để phát triển như: Dịch vụ cung cấp xăng dầu, sửa chữa tàu, cung cấp ngư cụ, nước đá v.v... Ngồi ra, bờ biển cịn có nhiều chỗ độ sâu từ 15 đến 30m rất thuận tiện cho việc xây dựng các thương cảng để phát triển ngành dịch vụ hàng hải và các dịch vụ khác.

Dịch vụ du lịch của tỉnh cũng là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đặc biệt là du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tham quan các di tích lịch sử,

văn hóa có giá trị như: Cơn Đảo, địa đạo Long Phước, chiến khu Minh Đạm, v.v... Đây là những lợi thế nhiều địa phương khác trong nước khơng có được.

Đặc biệt, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong cả nước có hoạt động khai thác dầu khí và các hoạt động khai thác dầu khí ngày càng có hiệu quả với tốc độ phát triển cao. Ngoài việc khai thác dầu tại các mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, Đại Hùng và hiện tại đang đi vào khai thác các mỏ Lan Tây, Lan đỏ, Ru bi, và tiếp tục tìm kiếm các mỏ mới, cứ một hợp đồng khai thác dầu khí thì có trên 50% là các chi phí cho hoạt động dịch vụ. Như vậy để phục vụ cho các hoạt động khai thác dầu khí u cầu một khối lượng cơng tác dịch vụ rất lớn với chi phí lên tới hàng tỷ USD, đây là thị trường không nhỏ để phát triển dịch vụ của địa phương. Nếu biết cách tổ chức thực hiện và biết đầu tư hợp lý thì hoạt động dịch vụ dầu khí khơng chỉ đem lại nguồn ngân sách lớn mà còn thu hút tạo việc làm cho một số lớn lao động của địa phương, đồng thời sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: Công nghiệp, giao thông vận tải v.v… làm thay đổi diện mạo của địa phương.

Đối với các hoạt động dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống như: Cung cấp các loại lương thực, thực phẩm, các hoạt động du lịch dầu khí, nhà hàng, khách sạn v.v... Đây là những cơng việc rất lớn và là những lợi thế của địa phương, do đó Sở Thương mại, Sở Cơng nghiệp, Nơng nghiệp, Thủy sản, Du lịch… phải chú trọng phát triển loại dịch vụ này, tăng cường đầu tư để đảm bảo dịch vụ có chất lượng đáp ứng yêu cầu đời sống của khách hàng. Hiện tại để phục vụ cho trên 2.000 người thường xuyên làm việc trên biển (khoảng 750 ngàn xuất ăn/ năm) thì hàng năm cần tới 125 tấn thịt heo, 25 tấn thịt bò, 150 tấn thịt gà, 35 tấn cá và khoảng 1.000 tấn rau quả các loại. Với địa thế thuận lợi nếu Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm được 50% khối lượng dịch vụ này thì có thể phát triển các vùng chuyên canh nông sản, sản xuất rau, quả sạch và vật nuôi phát triển công nghiệp chế biến nông sản để sản xuất các sản phẩm hoặc bán thành phẩm cho tiêu dùng và sinh hoạt đem lại nguồn lợi lớn cho địa

phương. Tỉnh có kế hoạch hình thành cơng ty chun ngành phục vụ đời sống trên các cơng trình biển, tiếp tục sử dụng ngân sách của địa phương để xây dựng các khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ cho cán bộ cơng nhân ngành dầu khí, nhất là cho chuyên gia nước ngồi; đối với những người có thu nhập cao và chun gia nước ngồi thì nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch khơng ngừng nâng cao do đó cần tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch đường dài đến các địa danh trong nước kể cả ra nước ngoài.

Mặc dù hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có lực lượng đủ mạnh để tham gia đấu thầu tất cả mọi lĩnh vực hoạt động dịch vụ dầu khí. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có những can thiệp nhất định với Petro Việt Nam, với Chính phủ để có ưu tiên phát triển những dịch vụ mà địa phương có thể đảm nhận được, làm tiền đề xây dựng cơ sở vật chất cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cho địa phương.

* Kinh nghiệm của Lào Cai:

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, có diện tích tự nhiên 6.375,08 km2, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 354 km theo đường bộ. Lào Cai có 203,5km đường biên giới giáp với Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong đó có 144,3 km là sơng suối và 59,2km là đất liền; có 3 cửa khẩu. Dân số tồn tỉnh 600.000 người (năm 2004) với 25 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65%. Lào Cai có 1 thị xã và 8 huyện với 163 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao [9, tr.30-31].

Lào Cai có lợi thế về phát triển du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh như: Sa pa, Bắc Hà, khu du lịch Sa Pa nổi tiếng trong nước và quốc tế và là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Hơn nữa Lào Cai lại tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) một trong 4 tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc. Hàng năm có tới 2,5 triệu lượt khách quốc tế, đa số du khách đến Vân Nam đều muốn sang du lịch Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai và ngược lại.

Bên cạnh đó, Lào Cai cịn có lợi thế về phát triển dịch vụ thương mại. Nằm trên tuyến hành lang kinh tế động lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng, với cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa ngõ thơng thương lớn nhất phía Bắc nối Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải như đường sắt, đường bộ, đường sông và khả năng phát triển đường hàng không. Đây cũng là vùng đệm quan trọng nhất trong chiến lược xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc trong vài ba năm tới.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, Đảng bộ và chính quyền Lào Cai đã tập trung chỉ đạo việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển dịch vụ thương mại và du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Đầu tư xây dựng, phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của Tỉnh. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về cảnh quan, mơi trường, các di tích lịch sử- văn hố, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch văn hoá gắn với phong tục tập quán, lễ hội dân tộc, bảo đảm phát triển bền vững. Nghiên cứu xây dựng các tuyến tour du lịch... Mục tiêu đến 2010, Lào Cai sẽ đón 500 ngàn lượt khách du lịch với tổng doanh thu đạt 200 tỷ đồng

- Tập trung đầu tư vào các cơng trình: Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm đô thị Lào Cai, Tập trung đầu tư phát triển khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai và khu thương mại Kim Thành đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế,thương mại và dịch vụ trước mắt và tương lai lâu dài.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư riêng biệt của Tỉnh như: Nếu đầu tư vào địa bàn Tỉnh sẽ được giảm 50% tiền thuê đất so với quy định hiện hành của chính phủ. Ngoài ra nếu đầu tư vào khu vực kinh tế cửa khẩu thì được giảm tiếp 50% tiền thuê đất (tức giảm 75% so với quy định hiện hành của chính phủ)… Tạo điều kiện để tổ chức và cá nhân đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào Cai với quan điểm: "Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển”.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động thương mại, có chính sách ưu đãi đối với hoạt động thương mại vùng cao, vùng sâu, vùng ven biên giới.

- Hình thành tụ điểm thương mại có qui mơ phù hợp với từng địa bàn để có thể đáp ứng nhiều hình thức hoạt động thương mại.

- Phát triển hệ thống chợ ở các trung tâm xã đặc biệt là ở vùng cao.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 36)