Dịch vụ tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Dịch vụ tài chính ngân hàng được UBND Quận 4 xác định là ngành ưu tiên số 1 trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận trở thành “Quận dịch vụ”, trước hết do vị trí quận 4 nằm sát quận 1 đã có trung tâm tài chính ngân hàng (khu vực Bến Chương Dương - Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa), do việc phát triển ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của thành phố sẽ mở rộng ra, kết hợp với việc cải tạo chỉnh trang đô thị đã và đang diễn ra ở quận 4, quận 4 sẽ là nơi thu hút doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng đến do cận kề với trung tâm tài chính ngân hàng nêu trên và khu đơ thị mới Phú Mỹ Hưng phía Nam thành phố. Điều quan trọng chính là từ hoạt động tài chính ngân hàng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, là nguồn cung cấp vốn vay cho các doanh nghiệp& các hộ gia đình trên địa bàn để phát triển sản xuất kinh doanh. Từ nhận định trên UBND Quận 4 luôn quan tâm đến việc phát triển loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng về số lượng, chất lượng, cũng như qui mô hoạt động. Những cố gắng phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn quận trong những năm qua mang lại những kết quả tích cực nhất định. Cụ thể như sau:

Năm 2005, khi quận 4 chưa đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thơng chưa được phát triển thì trên địa bàn quận chỉ có 02 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà Nước là Ngân hàng Công thương Chi nhánh 4 và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương khu chế xuất Tân Thuận (phịng giao dịch) và một số điểm quỹ tín dụng nhân dân. Sau khi xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện đề án “ quận dịch vụ”, với quan điểm phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng sẽ là động lực mạnh tác động đến phát triển kinh tế quận 4, dịch vụ tài chính - ngân hàng có tác động lớn đến phát triển doanh nghiệp và đời sống nhân dân trên địa bàn vì ngân hàng có nguồn vốn đầu tư lớn từ các tập đoàn kinh tế, nguồn huy động của các thành phần doanh nghiệp, nhân dân nên hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phát

triển, dịch vụ tài chính - ngân hàng đã có bước phát triển nhanh chóng. Kết quả cụ thể như sau:

Đến năm 2006, đã phát triển thêm 9 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, nâng tổng số lên 11 (bao gồm: 02 Chi nhánh cấp I, 5 Chi nhánh cấp II và 4 phịng giao dịch). Ngồi ra, có 07 điểm quỹ tiết kiệm (thuộc Ngân hàng Công thương Chi nhánh 4) hoạt động trên lĩnh vực này.

Năm 2007, trên địa bàn quận phát sinh mới 05 đơn vị ngân hàng. Nâng tổng số đơn vị ngân hàng trên địa bàn là 22 đơn vị, bao gồm 14 chi nhánh và 08 phòng giao dịch.

Nhờ những biện pháp tích cực từ phía quận như gặp gỡ tiếp xúc các ngân hàng ngay từ đầu nhằm thiết lập mối quan hệ giữa đơn vị ngân hàng với địa phương qua đó động viên các ngân hàng đa dạng hóa loại hình dịch vụ như trung tâm giao dịch chính khốn, cơng ty cho th tài chính; tổ chức thăm và làm việc với các phòng giao dịch ngân hàng, vận động các phòng giao dịch phấn đấu đạt đủ điều kiện để nâng cấp lên hoạt động ở loại hình chi nhánh nhằm mở rộng chức năng hoạt động của đơn vị ngân hàng. Năm 2008 trên địa bàn quận đã phát sinh mới 03 đơn vị ngân hàng ( 01 chi nhánh và 02 phòng giao dịch), nâng tổng số đơn vị ngân hàng trên địa bàn là 25 đơn vị, bao gồm 15 chi nhánh và 10 phòng giao dịch.

Năm 2009, lãnh đạo quận cùng phịng chun mơn đã đi thăm và làm việc tại tất cả các đơn vị ngân hàng, đặc biệt là các phòng Giao dịch nhằm mục đích động viên các ngân hàng nâng cấp các phòng giao dịch thành chi nhánh để nâng cao khả năng và chất lượng hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng. Nhờ đó, trên địa bàn quận đã phát sinh mới 06 đơn vị ngân hàng (03 chi nhánh và 03 phòng giao dịch), nâng tổng số đơn vị ngân hàng trên địa bàn lên 34 đơn vị, bao gồm 20 chi nhánh và 14 phòng giao dịch.

Năm 2010, số đơn vị ngân hàng hiện nay trên địa bàn là 35 đơn vị, bao gồm 20 chi nhánh và 15 phịng giao dịch. Đã có một số chi nhánh ngân hàng

hoạt động ở tầm qui mô lớn như: Chi nhánh Ngân hàng Đông Á, Phương Đông, Sacombank, Agribank, Habubank, Navibank, Ngân hàng Công thương chi nhánh 4 (nay là Viettin),…

Bên cạnh đó quận 4 cũng đã giới thiệu định hướng đề nghị các ngân hàng tác động các đối tác tham gia đầu tư quận 4. Đến nay, đã có Cơng ty Sacomreal (Ngân hàng Sacombank) và Cơng ty Dịch vụ cơng ích quận 4 đầu tư dự án chuyển cơng năng chợ Xóm Chiếu thành Trung tâm thương mại: Sở Quy hoạch kiến trúc có văn bản số 1234/SQHKT-QHKTT ngày 7/4/2008 chấp thuận chia làm 2 khu: Khu A văn phịng TM-DV, diện tích 1.320m2, số tầng 14; khu B chợ truyền thống diện tích 2.832m2, số tầng 03, Công ty Naviland (Ngân hàng Navibank) đầu tư dự án khu phức hợp Trung tâm Thương mại - Cao ốc văn phòng - Nhà ở (tại khu tứ giác Nguyễn Tất Thành -Tơn Đản - Đồn Văn Bơ - Xóm Chiếu) hiện công ty đang xây dự quy hoạch chi tiết 1/500).

Do tình hình khách quan hoạt động tài chính ngân hàng từ năm 2008 cả nước nói chung diễn biến bất lợi nên kế hoạch nâng cấp các phòng giao dịch thành chi nhánh chưa thực hiện được trong năm 2009 và 2010, cũng như việc hình thành thêm mới các chi nhánh, phòng giao dịch tại địa bàn quận 4.

Sự gia tăng khá nhanh chóng về số lượng các chủ thể kinh doanh dịch vụ tài chính - ngân hàng đã có tác động ngày càng tích cực tới phát triển kinh tế của quận. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng với vốn huy động khoảng 135 tỷ / chi nhánh ngân hàng, số dự nợ khoảng 120 tỷ/ chi nhánh ngân hàng, lãi suất huy động dao động từ 12-20% / 12 tháng ( từng năm). Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay & sắp tới gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như qui định về tỷ lệ % dự trữ bắt buộc (11%), mua trái phiếu Chính phủ, ngồi ra mỗi ngân hàng phải đảm bảo lượng tiền mặt thanh khoản từ 2% - 4%,v.v.. làm cho lượng tiền huy động thực sự đưa vào kinh doanh khoảng tối đa khoảng 90%, góp phần làm cho lãi suất cho vay

tăng cao, qui định về tỉ lệ tăng trưởng dư nợ khơng q 30% cũng gây khó khăn cho những trường hợp cá nhân có nhu cầu vay chính đáng khơng thể vay được (những quyết định trên là đúng với sự điều tiết vĩ mơ, nhưng xét góc độ cụ thể ở 01 chi nhánh thì những quyết định trên đã gây ít nhiều khó khăn). Với lãi suất huy động & lãi suất cho vay hiện nay gây nhiều trở ngại cho cả ngân hàng và người đi vay.

Song song với sự hình thành và phát triển của dịch vụ ngân hàng, trên địa bàn quận cung đã hình thành và phát triển các cơng ty chứng khốn. Đến năm 2008 trên địa bàn quận đã có 03 cơng ty chứng khốn hoạt động là Cơng ty Chứng khoán của Ngân hàng Habubank (chung cư H3), Công ty Chứng khốn Kim Long (chung cư H3) và Cơng ty Chứng khoán Beta ( 14 Nguyễn Trường Tộ). Tuy nhiên, do được thành lập trong điều kiện thị trường chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn, nên hoạt động của những cơng ty này mới chỉ mang tính cầm chừng và chưa đóng góp được nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thực tế phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn quận 4 những năm qua cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn cịn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng bộ và ổn định, chưa thực hiện tốt chức năng huy động vốn cho đầu tư phát triển, mối quan hệ với doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)