Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 50)

So với các quận, huyện trong thành phố, quận 4 là một quận cịn nhiều khó khăn. Kinh tế của quận chủ yếu dựa vào các hoạt động dịch vụ Cảng trên địa bàn quận, mức sống của dân cư thấp so với mức sống của dân cư ở một số quận nội thành khác như quận 1, quận 3, quận 5…

- Về mật độ dân số và phân bố dân số theo các phường:

Hiện nay, quận 4 là quận có diện tích nhỏ nhất so với các quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên mật độ dân số trung bình của quận lại rất cao (48.791 người/km2), đứng thứ hai sau quận 5 và cao hơn bốn lần so với mật độ dân số của các quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê, dân số quận 4 tăng nhanh qua các năm, cụ thể từ năm 2005- 2009 dân số quận 4 theo thứ tự là: 185.098; 188.558; 189.771; 191.928; 193.655 người. Tuy nhiên, dân số quận 4 tăng chủ yếu là tăng cơ học, kết quả thống kê cho thấy mỗi năm lượng dân nhập cư từ các nơi khác đến quận 4 sinh sống chiếm số lượng lớn, nhất là trong những năm gần đây, phần lớn các khu nhà ở mới xây dựng trên địa bàn quận 4 đều do dân từ các quận 1, quận 3, và quận 5 đến mua. Hơn nữa do quận 4 có vị trí gần với quận trung tâm của thành phố và là cửa ngõ thông thương với một số quận khác như quận 7, huyện Nhà Bè... nên hiện nay quận 4 là đơn vị chịu áp lực rất lớn của hiện tượng tăng dân số cơ học cao.

Mật độ dân số bình quân trên địa bàn Quận là 48.791 người/km2. Tình hình phân bố dân số theo phường được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Hiện trạng mật độ dân số-diện tích theo từng phường

Nguồn: Niên giám Thống kê quận 4

Những số liệu trên cho thấy, mật độ dân số phân bố rất khơng đều giữa các phường, phường có mật độ dân số cao nhất là phường 9, phường có mật độ dân số thấp nhất là phường 18, do đó điều kiện về nguồn lao động cho phát triển kinh tế dịch vụ cũng không đồng đều trên địa bàn Quận.

- Trình độ phát triển kinh tế:

Trong từng giai đoạn thời gian, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận qua từng nhiệm kỳ, Ủy ban nhân dân quận 4 đã tập trung chỉ đạo nhiều biện pháp thích hợp cho từng lúc, từng thời kỳ để phát triển kinh tế trên địa bàn quận. Cơ cấu qua các thời kỳ là: “Thương nghiệp - sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”, “thương nghiệp - dịch vụ và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”, “dịch vụ - thương nghiệp và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”. Đã tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, gắn quy hoạch cấp phép với việc

tạo điều kiện khuyến khích kinh tế quốc doanh, hướng vào đầu tư khai thác thế mạnh về kinh tế dịch vụ (cửa ngõ giao thông đường bộ, đường thủy, cảnh quan tự nhiên,…) và các ngành nghề sản xuất truyền thống, thu hút nhiều lao động, đồng thời Ủy ban nhân dân quận đã phối hợp với các sở, ban ngành thành phố thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra các vùng ngoại thành và các khu cơng nghiệp tập trung. Nhờ đó, trong những năm qua kinh tế Quận 4 khơng ngừng phát triển. Tình hình phát triển kinh tế của quận, cụ thể như sau:

Trong năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 737,486 tỷ đồng, tăng 57,9 % so với kế hoạch năm 2005 và tăng 7,6 % so với cùng kỳ. Doanh thu TM-DV trong năm 2005 đạt 1890 tỷ đồng, tăng 40 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị SXCN-TTCN năm 2006 đạt 648,730 tỷ đồng. Doanh thu TM- DV năm 2006 đạt 3.304 tỷ đồng.

Giá trị SXCN-TTCN năm 2007 đạt 667,8 tỷ đồng. Doanh thu TM-DV ước năm 2007 đạt 3.049 tỷ đồng.

Giá trị SXCN-TTCN năm 2008 đạt 823 tỷ đồng, doanh thu TM-DV năm 2008 đạt 3.506 tỷ đồng.

Giá trị SXCN-TTCN năm 2009 đạt 830 tỷ đồng, đạt 97% so với kế hoạch năm 2009 ( 830 tỷ / 854 tỷ) và tăng 0,86% so với cùng kỳ, doanh thu TM-DV năm 2009 đạt 3.679 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước [59].

Những số liệu trên cho thấy kinh tế của quận, trừ năm 2007, còn lại đều tăng lên hàng năm, trong đó cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có xu hướng tăng chậm, cịn thương mại dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Sự phát triển kinh tế những năm qua đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho phát triển kinh tế dịch vụ của quận và cũng chứng tỏ quận là địa phương có lợi thế để phát triển kinh tế dịch vụ.

- Về hệ thống kết cấu hạ tần giao thông:

Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn Quận khơng ngừng được phát triển, hồn thiện. Tính đến nay quận 4 đã dành được 28,32 ha cho xây dựng được hệ thống đường giao thơng, nhờ đó đã đạt được chiều dài đường trường trên diện tích chung là 4,54 km/km2; tỷ lệ diện tích đường phố trên diện tích chung đạt 6,76%; diện tích đường giao thơng trên đầu người đạt 1,3m2/người.

Mạng lưới giao thông của quận 4, chủ yếu dựa vào 6 trục đường chính: Nguyễn Tất Thành, Hồng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản, Tôn Thất Thuyết. Con đường lớn và quan trọng bậc nhất ở quận 4 là đại lộ Nguyễn Tất Thành, trải dài trên 2km, qua quận 1 và Cảng Sài Gòn.

Ưu thế của quận 4 là giao thông đường thủy, với lợi thế này quận 4 sẽ khai thác năng lực cảng, sau khi thực hiện việc di dời các cảng trên sông Sài Gịn theo Nghị quyết 20-TW-NQ của Bộ Chính trị; xây dựng nhanh cảng biển Cát Lái (trên sông Đồng Nai) và cảng biển Hiệp Phước (trên sơng Xồi Rạp); xây dựng "Khu đô thị cảng Hiệp Phước” với các loại dịch vụ đa dạng gắn liền với cảng biển (thương mại quốc tế; kho vận; hậu cần hàng hải quốc tế...). Cảng Sài Gòn phát triển dịch vụ như thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, sửa chữa các loại máy móc, phương tiện giao thơng…

Tại vị trí mới, cảng Cát Lái và Hiệp Phước, tính đến dài hạn năm 2020, tổng lượng hàng hóa thơng qua sẽ gấp 1,5 lần so với hiện nay (phần phát triển mới Hiệp Phước là 25 triệu tấn + 14 triệu tấn của Cát Lái). Điều đó cũng có nghĩa là đóng góp của cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh vào cơ cấu GDP cũng tăng ít nhất là 1,5 lần. Đồng thời sẽ phát triển được các loại dịch vụ phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa như hậu cầu kho bãi (Logistic), dịch vụ hàng hải, dịch vụ tàu biển, làm cho cơ cấu giá trị các ngành dịch vụ cũng sẽ tăng theo. Như vậy về tổng thể việc nâng công suất cảng tại địa điểm mới Cát Lái (12-14 triệu tấn) và Hiệp Phước (giai đoạn 1 là 25 triệu tấn) sẽ

đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa, tăng giá trị GDP của khu vực thương mại dịch vụ sẽ góp phần thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố với mục tiêu tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Bên cạnh đó, quận 4 sau khi thực hiện di dời cảng sẽ có được một cảnh quan dọc bờ sơng rất đẹp. Việc di dời hệ thống cảng trên sơng Sài Gịn cho phép thành phố chuyển đổi mục đích sử dụng để khai thác cảnh quan sơng Sài Gịn thực hiện các mục tiêu qui hoạch không gian thành phố đến năm 2020, tạo điều kiện phát triển mở rộng không gian đô thị thành phố và phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi và sinh hoạt văn hóa của nhân dân nội thành. Góp phần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đơng Nam Á và tầm vóc quốc tế trong thế kỷ XXI. Đây là điểm mà quận 4 cần chú ý, vì những cảnh quan đẹp nhất, có tiềm năng dịch vụ, du lịch lớn nhất dọc sơng Sài Gịn chủ yếu thuộc địa bàn quận 4.

Do đó, việc phát triển du lịch như các loại hình du lịch sơng nước, hệ thống khách sạn nhà hàng, Cảng Nhà Rồng trở thành cảng du lịch là rất phù hợp, bên cạnh đó là việc hình thành các khu vui chơi giải trí cũng cần được quan tâm. Sự phát triển lĩnh vực du lịch có thể tính đến như đầu ra của các ngành tiểu thủ cơng nghiệp và nghề truyền thống.

Tóm lại, quận 4 sẽ có một vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chung phát triển toàn thành phố, với những lợi thế riêng có của mình, những định hướng phát triển đúng của quận 4 sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố đi lên không ngừng; quận 4 sẽ trở thành một trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố, khi chuyển công năng của cụm cảng hiện nay.

Những năm gần đây, sự phát triển hệ thống giao thơng, trong đó có 7 cây cầu hiện đại và tương lai còn xây dựng nhiều cầu mới đã, đang và sẽ giúp quận 4 kết nối với:

+ Quận 1 và quận 5: Trung tâm hiện hữu thành phố. Đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, trung tâm tài chính.

+ Quận 7 - Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Nam Sài gòn với sự phát triển kinh tế dịch vụ phong phú đầy hứa hẹn trong tương lai.

+ Quận 8 - một địa phương cũng không ngừng đổi mới và phát triển. + Quận 2 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm và là trung tâm tài chính trong tương lai.

Sự kết nối ấy đã phá vỡ thế cô lập lâu nay của quận. Với vị trí địa lý đặc thù đó tạo điều kiện để quận 4 giao lưu và đi lên cùng với sự phát triển của thành phố, tạo cho quận 4 nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch vụ như các loại hình: Dịch vụ cao ốc văn phịng cho th; dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ thương mại; dịch vụ cảng; dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng - vui chơi giải trí và một số ngành nghề sản xuất truyền thống của quận.

- Về nguồn nhân lực:

Cùng với vốn tích lũy, nguồn nhân lực ở nước ta rất lớn, người lao động ln nhiệt tình, cần cù, chịu khó, hăng sai lao động, thơng minh, sáng tạo, đây là nguồn lực rất quan trọng tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và quận 4 nói riêng, là lực lượng tiếp cận khoa học công nghệ mới, phương thức kinh doanh hiện đại. Nếu có cơ chế, chính sách phù hợp sẽ thu hút được một lực lượng lao động có trình độ làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại; đồng thời sẽ đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cho thương mại tư nhân, đáp ứng được yêu cầu tiếp cận khoa học công nghệ mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Truyền thống văn hóa và tập quán:

Khánh Hội quận 4 là một xã rất xưa. Tên “Khánh Hội” được gọi như thế vì có phụ đình khao (ý nghĩa là đình thần Khánh Hội) được Trịnh Hồi Đức nói đến trong Gia Định Thành Thống Chí (phụ khao đình Khánh Hội

thơn). Theo Đào Duy Anh (Hán Việt từ điển): “Khao” là lấy từ trâu bị, dê thưởng cho qn lính, “khao lính”: Cấp đồ cho qn lính để thưởng cơng. Đình khao là nơi thờ phượng một vị thành Hoàng quan trọng (xã Khánh Hội thuộc tỉnh Gia Định xưa rất rộng lớn gồm vùng Tây Ninh, Gị Cơng, Long An đến tận biển Cần Giờ)”. (Theo Trần Quốc Thảo 2000 tr. 52)

Có ý kiến cho vùng Khánh Hội là “ tập trung sự vui vẻ tốt đẹp “. Nếu ngày nay chúng ta tổ chức một lễ hội Khánh Hội dưới dạng lễ hội lịch sử có lẽ cũng có ý nghĩa giáo dục để nhắc tuổi trẻ nhớ đến nguồn gốc quê hương xứ sở của mình.

Bến Vân Đồn quận 4 cịn có khá nhiều đình, chùa, nhà thờ... của nhiều tơn giáo. Tại nhà thờ Cao Đài có thể tổ chức các buổi lễ tôn giáo với dàn nhạc kinh rất độc đáo và mang bản sắc dân tộc. Ai đã có dịp xem những buổi cầu kinh tại Tòa thánh Tây Ninh sẽ thấy rất hấp dẫn, đặc sắc. Du khách tới Tòa thánh Tây Ninh chủ yếu là để xem nghi thức đọc kinh hơn là xem nhà thờ có kiến trúc xây dựng lạ mắt nhưng lại màu sắc lịe loẹt khơng hợp thị hiếu du khách Âu Châu.

Các nhà thờ thuộc Công giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có thể tổ chức các ngày lễ hội như thế, nhưng phải mang đặc tính dân tộc và tổ chức có bài bản vừa nghệ thuật vừa trang nghiêm.

Nếu chúng ta tận dụng bờ sông Bến Vân Đồn, không chỉ làm nơi đi dạo mát như kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè quận 1... mà là một bờ sông của lễ hội, của du lịch sinh thái.

Xóm chiếu quận 4 là tên gọi làng làm chiếu ngày xưa. Nay vẫn có nơi sản xuất và bn bán chiếu. Chúng ta có thể lập một khu vực “xóm chiếu” mới trên Bến Vân Đồn, dưới sông trồng chiếu, trên bờ dệt chiếu, biểu diễn cho du khách xem và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ các cây lác... như các làng nghề khác với gốm, đá mộc... Du lịch sinh thái phải gắn liền với du lịch xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho dân địa phương.

Tóm lại, với đặc điểm truyền thống văn hóa, tập quán sẵn có, quận dựa trên các di tích văn hóa, tơn giáo, cách mạng, tạo thành các điểm tham quan cho du khách, tổ chức các lễ hội trên sơng nước (ví dụ: Chợ quê bên cạnh cây đa cổ thụ tại cù lao Nguyễn Kiệu theo mơ hình “cây đa bến nước” xưa, tổ chức vài mơ hình thơn giã cho phong cảnh đơ thị hiện đại.

- Cơ chế chính sách:

Trong những năm qua, quận đã chú trọng đầu tư vào các ngành mũi nhọn như dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ cao ốc văn phòng cho thuê; dịch vụ thương mại; dịch vụ Cảng; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và một số ngành nghề truyền thống của quận; khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn quận đóng vai trị chủ lực vào việc phát triển các loại hình dịch vụ như dịch vụ Cảng; dịch vụ tài chính - ngân hàng. Phấn đấu xây dựng mơi trường kinh doanh thật thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào các loại hình dịch vụ trên địa bàn quận.

Năm 2005, Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2005 - 2010) của quận 4, Đảng bộ quận đã xác định hướng phát triển kinh tế chính của quận theo cơ cấu: Dịch vụ - thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng quận thành “Quận Dịch vụ”, ưu tiên đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút tối đa các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn quận 4 với những chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện định hướng cơ cấu kinh tế dịch vụ - thương mại - công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là các ngành dịch vụ khai thác thế mạnh vị trí địa lý của quận 4 (cửa ngõ giao thông đường bộ, đường thủy, cảnh quan tự nhiên...).

- Đẩy mạnh doanh thu ngành thương mại- dịch vụ tăng bình quân hàng năm 15% - 17%. Trong đó, doanh thu kinh tế hợp tác xã tăng từ 7% - 10%. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, phục vụ cảng, hàng hải,

vận chuyển giao nhận ngoại thương; dịch vụ thương mại kinh doanh bất động sản (nhà ở, văn phịng cho th…); dịch vụ đơ thị; bước đầu hình thành phát triển dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, văn hóa giáo dục, dạy nghề, vui chơi giải trí…

- Phấn đấu duy trì giá trị sản xuất cơng nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 50)