Bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 30 - 31)

Phát triển bền vững khu cơng nghiệp về kinh tế là q trình phát triển cơng nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn của công nghiệp, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn của KCN chỉ có thể thực hiện được khi KCN đạt được hiệu quả kinh tế và có năng lực cạnh tranh cao. Hiệu quả sản xuất của KCN thể hiện ở phương thức tăng trưởng phải chủ yếu dựa vào hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực và được thể hiện qua năng suất tổng hợp các nhân tố TFP (Total Factor Produtivity). Do vậy các nội dung của phát triển bền vững KCN về kinh tế phải tập trung vào các giải pháp, vừa huy động được các lợi thế sẵn có của nguồn lực và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến bộ và hiệu quả hơn.

Thứ nhất, huy động các nguồn lực sẵn có vào phát triển KCN.

Cần thu hút đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước vào phát triển KCN. Muốn vậy, phải tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các chủ thể tham gia phát triển KCN, cụ thể là:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban , ngành quan tâm và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các KCN.

- Ổn định kinh tế vĩ mô

- Phát triển đồng bộ các thị trường quan trọng nhằm phát triển KCN như: thị trường KH&CN, thị trường sức lao động, thị trường tài chính…

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động và tài nguyên. Để thực hiện nội dung này cần phải có các giải pháp để nâng cao trình độ cơng nghệ trong sản xuất ở các KCN, bao gồm một số giải pháp cơ bản sau:

- Cung cấp thông tin thị trường công nghệ và phát triển các dịch vụ tư vấn công nghệ trong các KCN

- Hỗ trợ KCN đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững KCN

Thứ ba, phát triển KCN phải thực sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Cơ cấu KCN bền vững được thể hiện ở cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất, có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau nhằm khai thác được tiềm năng và lợi thế của Địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Nghĩa là, cơ cấu KCN hiện đại là sự phát triển của các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cao và độ chế biến sâu, được hỗ trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu phát triển có năng lực trở thành động lực chính của tăng trưởng. Đối với Hải Dương, nội dung này thể hiện ở các KCN có tác dụng cho các ngành khác cùng phát triển đặc biệt là ngành nông nghiệp (tiêu thụ nguyên liệu đầu vào từ nơng nghiệp). Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu KCN phải tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp và dịch vụ theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w