Giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người có đất bị thu hồi để phát triển khu cơng nghiệp

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

- Chủ động kêu gọi dự án đầu tư

3.2.3. Giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người có đất bị thu hồi để phát triển khu cơng nghiệp

người có đất bị thu hồi để phát triển khu cơng nghiệp

Xây dựng và phát triển các KCN có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân có đất bị thu hồi. Tại Hải Dương, trong những năm qua mặc dù đã có nhiều cố gắng song việc đền bù giải phóng mặt bằng các KCN và các cơng trình trọng điểm khác có nhiều hạn chế làm chậm tiến độ thực hiện các cơng trình xây dựng, gây ra những bức xúc từ phía người dân. Việc bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi khơng thỏa đáng, một số người được lợi quá lớn trong khi rất nhiều người rơi vào tình cảnh khó khăn thua thiệt.

Ngun nhân của tình trạng trên là do Nhà nước quy định giá đền bù quá thấp so với giá thị trường (giá đền bù phổ biến thấp hơn 2-3 lần giá thị trường). Hơn nữa, q trình đền bù khơng mang tính cơng khai minh bạch, thiếu sự giải thích cặn kẽ cho người dân nên không tranh thủ được sự ủng hộ của họ. Mặt khác, quá trình đền bù thực hiện dây dưa, kéo dài, khơng dứt điểm dẫn đến giá đất tăng lên buộc phải điều chỉnh giá đền bù gây ra thắc mắc khiếu kiện của dân. Bên cạnh đó, do khơng có cơ chế phân phối lại lợi ích làm cho nhiều người được lợi lớn nhưng cũng có nhiều người bị thiệt hại từ hoạt động này.

Để đảm bảo vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để phát triển cơng nghiệp cần phải có sự thay đổi về mặt tư duy cũng như phải có cách làm đồng bộ mới có thể khắc phục những khiếm khuyết của cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Trước hết cần phải tơn trọng lợi ích của dân, bảo đảm hài hịa các loại lợi ích. Sau đó, cần chú ý rằng mọi hoạt động đầu tư phải mang lại lợi ích xã

hội lớn hơn tổng chi phí mà xã hội bỏ ra và khơng gây thiệt hại cho bất cứ chủ thể nào trong cộng đồng dù đó chỉ là một người dân bình thường. Mức cải thiện phúc lợi phải phân bổ rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, không để cho một nhóm người nào được hưởng lợi quá lớn. Để quán triệt các quan điểm này, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Nhanh chóng hồn thiện các quy hoạch về sử dụng đất ổn định, lâu dài. Quy hoạch phải mang tính dài hạn, phải cơng khai cho nhân dân nắm rõ các khu vực đã quy hoạch. Tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu biết hơn về Luật đất đai và các chính sách về đất đai của tỉnh, trong đó có chính sách đền bù, hỗ trợ cho người dân mất đất, mất nhà phải di chuyển đến nơitái định cư mới. Tránh tình trạng quy hoạch chắp vá dẫn đến thay đổi thường xuyên làm xáo trộn cuộc sống nhân dân. Cần chú ý đến việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật của khu vực tái định cư, chú ý đến công việc của họ đảm bảo thu nhập, đời sống của gia đình họ được cải thiện hơn trước.

Thực tế có những nơi người dân bị thu hồi đất với mức đền bù thỏa đáng với một số tiền lớn nhưng khơng biết sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả để tạo dựng cho mình một cuộc sống mới lâu dài. Rất nhiều người trong số họ đã dùng tiền đền bù vào việc tiêu xài hoang phí trong khi việc làm để tạo ra thu nhập thì tạm bợ, khơng ổn định vì vậy họ nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn và bần cùng hóa. Do đó phải có chính sách ràng buộc các KCN sử dụng đất nông nghiệp tuyển dụng họ vào làm việc trong các KCN hoặc thay thế chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng chính sách hỗ trợ gián tiếp nghĩa là không cấp tiền cho dân mà chuyển tiền cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho người lao động có đất nơng nghiệp bị thu hồi. Các nhà đầu tư cần có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề và thu nhập lao động đối với các đối tượng có đất bị thu hồi có nguyện vọng làm việc tại doanh nghiệp; vừa tổ chức đào tạo nghề cho thanh niên trong độ tuổi lao động để đón đầu các dự án khi đi vào hoạt động, vừa có thể tạo thu nhập cho gia đình nơng dân

có đất bị thu hồi mà các thành viên khơng có đủ điều kiện, trình độ chuyển sang làm cơng nhân thơng qua việc tiêu thụ hàng hóa mà họ sản xuất ra. Trên phần diện tích đất nơng nghiệp cịn lại, sau khi được tập huấn kỹ năng sản xuất mới, các hộ gia đình sẽ kết hợp chặt chẽ với các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chăn ni theo mơ hình VAC với kỹ thuật và cơng nghệ sạch. Mơ hình này khơng địi hỏi đầu tư lớn, song lại cho hiệu qủa do được thâm canh và không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm do nông dân làm ra sẽ được KCN tiêu thụ ổn định thông qua mạng lưới thu mua, chế biến và phân phối. Như vậy, bên cạnh số lượng lớn người dân địa phương trong độ tuổi lao động được giải quyết việc làm thì tình trạng thất nghiệp cuả số lao động còn lại khơng cịn khả năng đào tạo cũng được giải quyết thông qua hoạt động nông nghiệp và dịch vụ. Số lượng việc làm được giải quyết thơng qua hình thức này khơng chỉ bó hẹp trong cơng nhân KCN mà là hàng chục nghìn lao động khác phục vụ nhu cầu hoạt động của KCN đó.

- Việc đền bù cần phải cơng khai minh bạch để người dân có thể kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tùy tiện trong việc áp đặt giá đền bù hoặc đền bù quá chậm dẫn đến trượt giá và làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Hơn nữa, việc đến bù giải tỏa nhất thiết phải trên cơ sở giá thị trường, dứt điểm trong thời gian ngắn, tránh sự biến động của giá. Muốn vậy, cần có cơng tác chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng trước khi tiến hành giải toả như đánh giá nhu cầu giải tỏa, đánh giá mức độ thiệt hại, lên phương án đền bù, chuẩn bị các điều kiện đền bù.

- Cần xây dựng một cơ chế phân phối lại lợi ích của các nhóm dân cư liên quan. Cụ thể như khi xây dựng KCN, một số người dân phải di dời và được nhận tiền đền bù với mức đền bù thỏa đáng thì họ khơng bị thiệt và khơng được lợi gì từ việc xây dựng KCN. Trong khi đó những người có đất đai, tài sản ở khu vực xung quanh thì được lợi lớn. Giá trị tăng lên của bất động sản xung quanh KCN ấy thuộc về nhà đầu tư, Nhà nước. Do đó phải có

chính sách để thu hồi phần lớn giá trị chênh lệch này để sử dụng vào việc đền bù thỏa đáng cho những người phải di dời.

- Xây dựng mối đoàn kết giữa các chủ đầu tư với chính quyền nhân dân địa phương. Thường xuyên trao đổi nhằm giải quyết triệt để những phát sinh hoặc mâu thuẫn nảy sinh trong nhân dân địa phương trên cơ sở quán triệt phương châm “lấy dân làm gốc”. Xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm, chống đối gây cản trở tiến trình phát triển các KCN nói riêng và tiến trình xây dựng các cơng trình của nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w