Bền vững về xã hộ

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

Phát triển bền vững KCN về xã hội là sự phát triển của KCN gắn liền với giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, giảm khoảng cách thu nhập và trình độ phát triển giữa các vùng miền và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nơng dân trong q trình CNH, HĐH.

Với đặc trưng của mơ hình sản xuất quy mơ lớn, mức độ tập trung và trình độ chun mơn hố cao, KCN hồn tồn có khả năng đáp ứng được địi hỏi trên. Tuy nhiên, đi liền với lợi thế đó, phát triển KCN ở Việt Nam đã và đang lấy đi một diện tích đất canh tác khơng nhỏ. Thực trạng trên đã dẫn đến một bộ phận

lớn dân cư ở nơng thơn rơi vào tình trạng khơng có việc làm. Nhờ áp dụng hệ thống máy móc và những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp làm cho năng suất lao động tăng lên, thu nhập của người lao động kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng cao hơn. Tuy vậy, sự thay thế lao động bằng máy móc khiến cho việc làm ở khu vực nơng thơn giảm xuống. Vì thế, lực lượng lao động nơng nghiệp của nước ta nói chung, của tỉnh Hải Duơng nói riêng đang ở tình trạng dư thừa tuyệt đối, chứ không đơn thuần là dư thừa lúc “nông nhàn”. Trong bối cảnh như vậy, phát triển công nghiệp bền vững là sự cần thiết phải đặt mục tiêu thu hút lao động, đặc biệt là lao động dơi dư trong nơng nghiệp bởi vì điều đó vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động cho tăng trưởng, vừa góp phần giải quyết vấn đề xã hội cấp bách là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tích cực tham gia vào xố đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của KCN ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhờ đó việc phân bổ các KCN có thể thực hiện được ở những địa điểm ít thuận lợi đối với sản xuất nơng nghiệp. Đây chính là lợi thế mà nhờ đó phát triển KCN có khả năng làm giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập và phát triển các vùng, miền.

Trong những năm qua, các KCN ở Việt Nam thường tập trung phát triển trên những địa bàn có vị trí địa lý, khả năng cung ứng các nguồn lực và hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, những địa bàn nói trên thường là các đơ thị. Hệ quả tất yếu là tạo ra sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng kinh tế, cũng như chênh lệch thu nhập giữa các vùng, chủ yếu là chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Phát triển KCN như vậy xét về lâu dài vừa không bền vững về kinh tế, vừa không bền vũng về xã hội, bởi lẽ, những đô thị tập trung vừa đắt đỏn tốn kém, vừa quá tải trong các hoạt động kinh tế, xã hội, mơi trường. Trong khi đó, ở khu vực nơng thơn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa người dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, không được thụ hưởng các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng … nghĩa là ngày càng bị cách biệt lớn cả về điều kiện, cũng như sự hưởng thụ thành quả của phát triển.

Mặt khác, KCN phát triển đồng thời phải không làm tổn thất đến sản xuất nơng nghiệp và lợi ích của người nơng dân. Do đó, KCN khơng thể coi là phát triển bền vững nếu trong q trình phát triển KCN khơng những khơng tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, mà cịn gây ra những xung đột đối với lĩnh vực này. Đó là thực trạng đang diễn ra ở Việt Nam trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng quy mô lớn được đầu tư mạnh mẽ cho KCN, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp vừa xuống cấp vừa lỗi thời; những vùng đất nông nghiệp màu mỡ bị lấy không thương tiếc cho phát triển KCN và những người nông dân canh tác trên những mảnh ruộng đó được “đền bù” với giá rẻ mạt để rồi sau đó họ làm gì để kiếm sống cũng khơng ai quan tâm. KCN được xây dựng ra đến đâu, ô nhiễm lan ra đến đó và tất cả lại là người nông dân phải hứng chịu.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w