Tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nơng, cơng nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp. Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng trình độ kinh tế cịn thấp với số dân chỉ bằng một quận của thành phố Hồ Chí Minh. Với thế đất cao thống, điều kiện tự nhiên của Bình Dương rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị. Khác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liền kề trong vùng, do có điểm xuất phát thấp, nên xây dựng và phát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH, HĐH nền kinh tế trong tỉnh.

Đến nay, Bình Dương đã có 17 KCN được cấp giấy phép hoạt động đó là các KCN: Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Sóng Thần 3, Việt Hương, Đồng An, Việt Nam - Singapore, Bình Đường, Tân Đơng Hiệp A, Tân Đơng Hiệp B, Bình Hịa, Tân Định, Đại Đăng, Kim Huy, Mỹ Phước, Phú Gia, Rạch Bắp - An Điền, Nam Tân Uyên. Với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, Bình Dương có nhiều mơ hình xây dựng KCN như: KCN do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanh với tư nhân trong nước đầu tư, KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng.

Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư đến nay tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư vì vậy Bình Dương trở thành một trong những tỉnh đạt tỷ lệ lấp đầy KCN cao. Phần lớn các KCN trên địa bàn cơ bản đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một số khu có diện tích lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I đạt tỷ lệ 91%, Sóng Thần II 78%, Đồng An 90%, Bình Đường 82%, Tân Đơng Hiệp A 81%. Đến nay các KCN Bình Dương giải quyết việc làm cho gần 120.728 lao động. Riêng KCN Việt Nam - Singapore có số lao động là 31.980 người [53].

Nhiều KCN đã kết hợp với doanh nghiệp trong KCN quan tâm chăm lo đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần như xây dựng nhà ở, xây dựng các khu vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động thể thao bổ ích. Số

lượng nhà ở của các KCN xây dựng là 26.000 m2, giải quyết khoảng 5.000 chỗ ở cho công nhân. Tuy nhiên, do số lượng lao động lớn nên Bình Dương cũng chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động còn lại đại bộ phận người lao động phải thuê nhà của dân, chủ yếu là nhà tạm với những tiện nghi thấp.

Từ cuối năm 2004, Bình Dương thực hiện chính sách đảm bảo đời sống cho người dân có đất bị thu hồi thơng qua việc hỗ trợ gián tiếp, nghĩa là không cấp tiền trực tiếp cho dân mà chuyển tiền cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho họ đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhận dạy nghề hay nhận người vào làm việc. Điều này làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất có việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp và bần cùng hóa.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w