Bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 33 - 35)

Phát triển bền vững KCN về môi trường là sự phát triển của KCN vừa đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm được các yêu cầu bảo vệ môi trường xung quanh trong quá trình phát triển KCN.

Để thực hiện phát triển bền vững về môi trường cần tập trung vào những nội dung sau đây:

Một là, khai thác sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt

là tài nguyên đất.

Khu công nghiệp là nơi khai thác và chế biến tài nguyên, nếu sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài ngun khơng chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất cơng nghiệp mà cịn làm hạn chế tình trạng cạn kiệt tài nguyên và giảm chất thải ra môi trường. Điều này liên quan trước hết đến lựa chọn các ngành cơng nghiệp chun mơn hố. Nếu như các ngành công nghiệp khai mỏ chỉ dừng ở đẩy mạnh khai thác để xuất khẩu dầu thô, hay các ngành công nghiệp chế biến dừng lại quá lâu ở chế biến thô hoặc gia công ở những cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp thì hậu quả sẽ là khó mà duy trì được tốc

độ tăng trưởng cao trong dài hạn. Trong khi đó, hậu quả của cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm mơi trường lại diễn ra nhanh chóng.

Hai là, sản xuất ở các khu công nghiệp phải đáp ứng giảm thiểu phát

thải và ô nhiễm môi trường từ các chất thải cơng nghiệp, kiểm sốt được ơ nhiễm cũng như đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Phát triển KCN thân thiện với mơi trường, khuyến khích phát triển các mơ hình sản xuất sạch. Dù đã lựa chọn các ngành công nghiệp và công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thì việc phát thải trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp vẫn là điều không thể tránh khỏi. Để phát triển khu cơng nghiệp bền vững và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phát triển công nghiệp cần phải lưu ý về mặt công nghệ, không chỉ là công nghệ tiết kiệm tài nguyên trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp để phát thải ra mơi trường, mà cịn là công nghệ “thân thiện” với môi trường, nghĩa là không chỉ tiết kiệm tài nguyên để giảm phát thải, mà còn phải đảm bảo giảm các yếu tố độc hại của chất thải trong quá trình sản xuất và trong quá trình sử dụng các sản phẩm công nghiệp, cũng như khả năng tái chế chúng.

Khi quy hoạch các KCN, CCN phải tính đến xử lý chất thải ra môi trường (đặc biệt là môi trường nước) ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng xung quanh KCN, CCN.

Hơn nữa, cần phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn để đáp ứng cho yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp.

Ba là, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của các cơ quan quản lý

nhà nước về mơi trường, đồng thời cần duy trì hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm môi trường, ngăn chặn và phịng ngừa những tác động tiêu cực tới mơi trường do phát triển công nghiệp gây ra. Để kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong phát triển KCN, hiện nay thường sử dụng Tiêu chuẩn môi trường và Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Tiêu chuẩn môi trường là bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Nó được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tác động của các chất tác động của các chất độc hại và yếu tố an toàn đối

với sinh vật, con người trong môi trường xung quanh. Trên cơ sở Tiêu chuẩn môi trường, phải thường xuyên đánh giá, giám sát chặt chẽ mức độ và tác động các chất phát thải của các cơ sở công nghiệp. Công việc này được thực hiện qua hai giai đoạn: trước khi dự án đi vào hoạt động phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường (trong thời gian thẩm định dự án) và sau khi dự án đi vào hoạt động là giám sát môi trường.

Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra những chỉ tiêu phát triển bền vững KCN về môi trường như sau:

- Mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản xuất công nghiệp. - Mức tổn thất trong các hoạt động khai thác tài ngun.

- Trình độ cơng nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp.

- Số lượng các doanh nghiệp áp dụng ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mơ hình sản xuất sạch hơn.

- Số lượng các KCN và doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải và công nghiệp tái chế.

- Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ở các khu vực. - Hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về môi trường.

Như vậy, việc tách phát triển bền vững KCN về kinh tế - xã hội - môi trường chỉ là tương đối. Trên thực tế có nhiều yếu tố của phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường lồng ghép nhau. Phát triển bền vững KCN về xã hội mơi trường định ra những u cầu phải tính đến trong xây dựng chiến lược, quy hoạch (ngành và vùng), kế hoạch và các chính sách kinh tế trong phát triển cơng nghiệp. Ngược lại, khơng có phát triển bền vững cơng nghiệp về kinh tế thì khơng thể có điều kiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và môi trường đặt ra.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w