29 NHƠN TRẠCH III 09/02/2009 688 ha (giai đoạn 1: 337 ha, giai đoạn 2: 351 ha) Tổng diện tích9067 ha
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Hưng n. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường quốc gia quan trọng chạy qua. Thành phố Hải Dương - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 5, cách thủ đơ Hà Nội về phía Tây, cách thành phố cảng Hải Phịng về phía đơng.
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trị làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long, cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia q trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương vừa có cơ hội tạo động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh.
Tỉnh Hải Dương được chia làm hai vùng chính, vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Vùng này chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã có độ cao trung bình 3-4m so với mực
nước biển, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ngắn ngày và xây dựng các cơ sở cơng nghiệp. Hải Dương có hệ thống sơng ngịi dầy đặc, diện tích khoảng 10.994 ha, chiếm 6,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Có các sơng lớn như Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu… Ngồi ra cịn hệ thống thuỷ nơng Bắc - Hưng - Hải. Hệ thống sơng ngịi của tỉnh thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, phát triển vận tải đường thuỷ: vận tải hàng hố từ các tỉnh phía Bắc lưu thơng với đường biển.
Dân số trung bình tỉnh Hải Dương là 1.711,5 ngàn người, tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,96% phân bổ ở nông thôn tỷ lệ khá cao 84,4%. Dân số thành thị tuy hàng năm có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp 15,6%. Tuy vậy, tỷ trọng dân số thành thị của Hải Dương vẫn cao hơn các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hải Dương là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, năm 2009 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62% tổng dân số. Với 62% số dân trong độ tuổi lao động, Hải Dương có 1.063,8 ngàn người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc ở các ngành là 962.836 người, trong đó một số ngành chủ yếu như: nông, lâm, thuỷ sản 697.490 người (chiếm 70,6%); công nghiệp 126.273 người (chiếm 13,1%); dịch vụ 157.109 người (chiếm 16,3%). Lao động làm việc trong ngành cơng nghiệp hàng năm đang có xu hướng tăng khá, nếu tính cả lao động làm việc thời vụ thì lao động cơng nghiệp là 140.000 người… [5, tr.32]. Nguồn lao động trong tỉnh dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (khoảng 25%), năng suất lao động chưa cao. Lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý cơng nghiệp cịn ít.
Tổng diện tích đất hành chính tỉnh Hải Dương là 165.185 ha, chia ra: Đất nơng nghiệp: 109.316 ha bằng 6,2% tổng diện tích hành chính, và đang giảm dần. Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp 91.915 ha, chiếm 55,6%
tổng diện tích. Đất lâm nghiệp 8.859 ha bằng 5,4% tổng diện tích. Đất ni trồng thủy sản là 8.542 ha, chiếm 5,2% diện tích.
Đất phi nơng nghiệp: 55.084 ha, chiếm 33,3%. Trong đó, đất chun dùng 28.278 ha bằng 17,1% tổng diện tích đất hành chính. Loại đất này đang có xu hướng tăng nhanh do việc phát triển khu cụm CN, các cơng trình kết cấu hạ tầng. Đất ở 13.776 ha bằng 8,3% tổng diện tích đất hành chính, trong đó đất ở đơ thị là 1.633 ha, đất ở nông thôn là 12.143 ha.
Đất chưa sử dụng: 785 ha, bằng 0,5% tổng diện tích hành chính. Khả năng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Hải Dương cịn nhiều, có thể đáp ứng cho việc sản xuất công nghiệp.
Nguồn nước mặt ở Hải Dương khá phong phú trong hệ thống sơng ngịi lớn nhỏ, đầm và kênh mương, phân bố khắp trên địa bàn có thể phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tương đối tốt. Nguồn nước ngầm với trữ lượng nước khá dồi dào. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan đạt từ 30-50 m3/ngày đêm. Nguồn nước này nằm chủ yếu trong tầng chứa lỗ hổng Pleitôxen, hàm lượng Cl<200mg/l. Vùng có khả năng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt chỉ chiếm 25% diện tích. Tầng khai thác chủ yếu nằm ở độ sâu trung bình từ 40- 120m, ở phía Bắc tỉnh có thể khai thác tốt cho nhu cầu nước sinh hoạt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu 250-350 m, nhiều nơi trong tỉnh nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, trữ lượng lớn, là tiềm năng cung cấp ổn định cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [7, tr.32].
Rừng của Hải Dương khơng chỉ chiếm khoảng 6% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, rừng bị tàn phá, các loại gỗ quý như lim, xanh, sến, táu... có nguy cơ bị diệt chủng. Trong mấy năm gần đây rừng đang từng bước được khơi phục nhưng cịn rất hạn chế.
Hải Dương có tiềm năng về các mỏ khống sản phi kim loại, với một số loại khoáng sản chủ yếu ở vùng đông bắc của tỉnh đã được đánh giá bao gồm: đá vơi xi măng, sét làm gạch ngói, bau-xit, ngun liệu gốm sứ (cao lanh,
fenspat...), phốt pho hang động, than đá, than bùn, cát kết dạng quắc zit... Trong đó 4 loại quan trọng nhất làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, nguyên liệu gốm sứ, bau-xit và than bùn, than đá. Khoáng sản của Hải Dương tương đối phong phú về chủng loại, nhưng phần lớn thuộc loại mỏ nhỏ, ít điểm quặng, chỉ có một số mỏ được xếp loại khá như đá vôi xi măng, puzolan, sét chịu lửa, sét gạch ngói, than...(xem bảng 2.1)