Phương hướng phát triển các khu công nghiệp đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 81 - 87)

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các KCN cịn bất hợp lý, cơng nghệ lạc hậu

3.1.2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương

phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương

Quy hoạch phát triển các KCN là sự cụ thể hoá của quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện việc phát triển một cách hợp lý giữa các vùng, miền, gắn với quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đảm bảo tính đặc thù kinh tế của từng vùng trong tỉnh, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực, khả năng thu hút đầu tư việc quy hoạch phát triển các cụm, khu CN, dự kiến phân kỳ xây dựng các KCN như sau:

1. Giai đoạn 2011 - 2015

Dự kiến xây dựng 5 KCN mới và mở rộng 3 KCN, với diện tích 2.850 ha. Bao gồm các KCN:

- KCN Hiệp Sơn, huyện Kinh Mơn. Diện tích quy hoạch 200 ha.

- KCN Hoàng Diệu, Gia Khánh và Tồn Thắng, huyện Gia Lộc. Diện tích quy hoạch 490 ha.

- KCN Ngọc Kỳ, Hưng Đạo, Tái Sơn huyện Tứ Kỳ. Diện tích quy hoạch 400 ha.

- KCN Bình Giang, địa điểm tại các xã Bình Xuyên, Thái Học, Thái Hịa, Nhân Quyền, cổ Bì, Tân Hồng, Bình Minh, huyện Bình Giang. Diện tích quy hoạch 600 ha.

- KCN Thanh Hà, địa điểm tại các xã Tân An, Quyết Thắng, Tiền Tiến, Thanh Hải huyện Thanh Hà với diện tích 270 ha.

- KCN Kim Thành (mở rộng giai đoạn 2) thuộc các xã Tuấn Hưng, Cổ Dũng, Thượng Vũ huyện Kim Thành, diện tích 400 ha.

2. Giai đoạn 2016-2020

Dự kiến xây dựng mới 2 KCN, diện tích 350 ha. Bao gồm: - KCN Cao Thắng, huyện Thanh Miện, diện tích 150 ha. - KCN Nghĩa An, huyện Ninh Giang, diện tích 200 ha.

Các KCN dự kiến xây dựng đều được quy hoạch đồng bộ gắn với các khu đô thị phục vụ các KCN, khu dịch vụ và khu nhà ở công nhân, chuyên gia. Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương dự kiến xây dựng 21 KCN tập trung.

Bảng 3.2: Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp

ĐVT 2010 2015 2020

GDP Công nghiệp tỷ đồng 7.528 15.473 31.125

GO công nghiệp tỷ đồng 28.920 65.945 147.333

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020

Để phát huy vai trò của các KCN với sự phát triển KT - XH của địa phương, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra cần thống nhất những quan điểm chỉ đạo sau:

Một là, phát triển KCN phải đặt trong chiến lược phát triển KT - XH

của tỉnh và vùng lãnh thổ, trên cơ sở “Bố trí hợp lý cơng nghiệp trên các

triển cơng nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp cơng nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao; đẩy mạnh xây dựng các khu công nghệ cao” [11, tr.195]

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV với mục tiêu tổng quát là: tiếp tục đoàn kết, đổi mới, tận dụng mọi thời cơ và chủ động tạo ra cơ hội, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Đại hội đã chỉ rõ: Tiếp tục hồn thiện quy hoạch trình Chính phủ thẩm định các KCN: Phú Thái, phía Tây thành phố, Tân Trường và Lai Vu. Quy hoạch thêm các KCN: Phả Lại, Cộng Hịa - Chí Linh, Nhị Chiểu - Kinh Mơn và từng bước xây dựng để đến năm 2020 có 21 KCN. Có cơ chế để huy động vốn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm CN đã quy hoạch và xây dựng thêm một số cụm CN gắn liền với thị trấn, thị tứ. Không để quy hoạch treo và hạn chế việc phát triển các khu, cụm CN bám dọc theo đường giao thơng chính. Đối với các khu, cụm CN nằm sát Thành phố Hải Dương chỉ thu hút các dự án có cơng nghệ cao, ít gây ơ nhiễm mơi trường.

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong “ Đề án quy hoạch KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2020” của UBND có u cầu: Thực hiện tốt chính sách bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp theo quy định. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho người dân bị thu hồi đất chuyển sang các hoạt động phát triển dịch vụ phục vụ khu công nghiệp và được làm việc trong các khu công nghiệp [10, tr.46].

Như vậy, việc quy hoạch xây dựng KCN phải luôn gắn với định hướng phát triển KT - XH. Mơ hình xây dựng của nó là KCN - khu dân cư, dịch vụ, gắn liền xây dựng KCN với đơ thị hóa, hiện đại hóa để phát triển các KCN bền vững, từ đó chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo. Điều đó vừa tạo

cơ sở vật chất cho việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp vừa thúc đẩy phát triển KT - XH.

Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng kỹ thuật KCN gắn với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng tiến bộ và phát triển bền vững.

Kết hợp giữa việc “lấp đầy” các KCN đã, đang và sẽ xây dựng với việc nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn. Chọn lọc, khuyến khích thu hút các dự án cơng nghệ cao, ít nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, các dự án có thể khai thác được thế mạnh của địa phương. Tuy vậy điều này sẽ làm cản trở tiến độ “lấp đầy” KCN. Trong thực tế khi muốn đẩy nhanh tốc độ “lấp đầy” KCN thì những dự án đầu tư vào KCN thường không được lựa chọn kỹ. Dự án kém chất lượng sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn lực và khơng phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh nhà.

Đa dạng hóa các loại hình KCN về quy mơ và loại hình cho phù hợp với từng khu vực trên cơ sở đó phát triển các KCN trên tất cả các địa bàn trong tỉnh nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa các vùng trong tỉnh, tạo mặt bằng chung về KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý, điều hành thực hiện quy hoạch các KCN để tránh tình trạng sử dụng đất một cách tùy tiện gây thiệt hại cho nhân dân trong tỉnh.

Nâng cao tính chun mơn hóa của các KCN, thu hút vào đó các doanh nghiệp có khả năng hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải hoặc các doanh nghiệp có đặc trưng giống nhau về công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi ngay từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng phải định hướng cho phù hợp với dự án đầu tư cụ thể của các nhà đầu tư.

Kết hợp chặt chẽ việc phát triển KCN với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và q trình đơ thị hóa, kết hợp chặt chẽ việc quy hoạch các KCN

với việc quy hoạch khu dân cư, khu đơ thị và các cơng trình phúc lợi xã hội khác phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo sự đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN. Sự phát triển mang tính đồng bộ của các KCN sẽ tạo điều kiện phát triển vững bền của chính các KCN đó và góp phần phát huy tối đa những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH của địa phương và sự phát triển bền vững trên phạm vi tồn quốc.

Tăng cường cơng tác quản lý và bảo vệ mơi trường, đồng thời có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý chất thải kịp thời nhằm bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Để thực hiện tốt việc này, Tỉnh ủy, UBND phải có những chính sách hỗ trợ, định hướng thích hợp cho việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải kịp thời nhằm bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Nghiên cứu và hồn thiện các chính sách nhằm đảm bảo đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động tại các KCN. Bên cạnh đó cần có những chính sách định hướng nghề nghiệp và thu nhập cho người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN.

Ba là, phát triển KCN phải trên cơ sở ổn định sản xuất kinh doanh tạo

việc làm và thu nhập cho người lao động, giải quyết hài hịa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN. Việc tạo lập cơ chế chính sách, tạo cơ sở vật chất, đảm bảo trật tự an ninh trong phát triển KCN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là các KCN tạo lập mơi trường khơng gian kinh tế trong đó chứa đựng các yếu tố bảo đảm cho hoạt động sản xuất và kinh doanh được thuận lợi, an tồn, thơng suốt và ổn định. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp thu hút nhiều nhân lực, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là những người lao động nông nghiệp trên địa bàn bị thu hồi đất để xây dựng KCN và những lao động khác đến từ các tỉnh lân cận.

Việc xây dựng KCN mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra thiệt hại cho khơng ít đối tượng. Để đáp ứng cho quá trình phát triển bền vững phải đảm bảo lợi ích hài hịa giữa nhà nước - doanh nghiệp - dân cư đặc biệt là người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN; đồng thời phải tơn trọng quyền lợi chính đáng của người dân và của doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, phải đảm bảo hài hịa giữa lợi ích xã hội và lợi ích doanh nghiệp.Vì lợi ích chung, xã hội phải huy động mọi nguồn lực để huy động doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngược lại, doanh nghiệp làm ăn có lãi phải đóng góp cho lợi ích xã hội thơng qua chính sách thuế và các quỹ phúc lợi. Hơn nữa, diện tích đất thu hồi để xây dựng ở Hải Dương chủ yếu là đất nơng nghiệp. Do vậy, chính sách đền bù phải đầy đủ, công khai, minh bạch, đảm bảo cho người dân sau khi thu hồi đất có được tư liệu sản xuất mới, ổn định cuộc sống.

Một nghịch lý về lợi ích nảy sinh sau khi thu hồi đất là công ty đầu tư hạ tầng muốn thu hồi đất từ người dân với giá rẻ và “lấp đầy” KCN trong thời gian ngắn nên không quan tâm thật sự đến việc thu hút nhà đầu tư thuộc loại nào. Trong khi đó, nhà đầu tư mong muốn giá thuê công nhân rẻ, giá thuê đất hạ tầng rẻ; người nơng dân có đất bị thu hồi mong muốn nhận tiền đền bù cao, làm việc trong KCN có thu nhập cao; nhà nước thu được ngân sách cao, thu được nhiều dự án đầu tư tốt, các chỉ tiêu phát triển cao. Để giải quyết hài hòa các lợi ích đó phải hồn thiện đồng bộ các chính sách theo ngun tắc các bên cùng có lợi như chính sách đền bù thu hồi đất, chính sách về thu hút đầu tư, giải quyết việc làm...

Phát triển KCN phải gắn liền với phát triển đô thị, trung tâm thương mại du lịch, dịch vụ, trung tâm đào tạo, khu vui chơi, giải trí. Phát triển KCN phải tạo điều kiện để phát triển làng nghề thu hút các Cụm công nghiệp, các làng nghề trở thành vệ tinh của mình. Thực hiện kết nối giữa các KCN với các cụm công nghiệp làng nghề thông qua kết nối hạ tầng KCN với hạ tầng các

tuyến giao thông từ tỉnh đến xã thôn. Các KCN là nơi tiếp nhận các dịch vụ gia công sản phẩm, lao động từ Cụm công nghiệp và làng nghề, chuyển giao, hỗ trợ CNN và làng nghề để mở rộng sản xuất, nâng cao thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Điều đó góp phần phát huy được thế mạnh của địa phương đồng thời đảm bảo cho các làng nghề tồn tại và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế chính trị tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh hải dương (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w