8 KCN Hưng Đạo 200
2.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương từ năm 1991 đến nay
Hải Dương từ năm 1991 đến nay
Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 17 KCN tập trung, với diện tích quy hoạch 3.067 ha, trong đó có 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với diện tích đất quy hoạch 2.087 ha (trong đó diện tích đất quy hoạch xây dựng các nhà máy công nghiệp là 1.393 ha) bao gồm các KCN sau: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Tân Trường, KCN Việt Hòa - Kenmark, KCN Tàu Thủy Lai vu, KCN Phú Thái, KCN Cộng Hòa, KCN Lai Cách, KCN Cẩm Điền - Lương Điền.
Trong 10 KCN đang đầu tư xây dựng có 8 KCN do nhà đầu tư trong nước đầu tư xây dựng hạ tầng, 1 KCN do nhà đầu tư trong nước liên kết với nước ngoài xây dựng (KCN Lương Điền - Cẩm Điền).
KCN Đại An: Là một trong những KCN đầu tiên của tỉnh Hải Dương
được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập theo văn bản số 317/CP-CN ngày 21/3/2003, Quyết định số 739/QĐ-UB ngày 24/3/2003 của UBND tỉnh. KCN nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đơ Hà Nội với cảng Hải Phịng, cách thủ đơ hà Nội 50 km, cách sân bay Nội Bài 80 km, cách cảng Hải Phòng 51 km, cảng nước sâu Cái Lân 82 km, ga đường sắt Cao Xá 1,5 km, cảng sơng Tiên Kiều 2 km. Với vị trí giao thơng thuận lợi đó, các doanh nghiệp trong KCN Đại An có thể dễ dàng thông thương với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước bằng đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng khơng, đường sắt.
KCN Đại An có quy mơ diện tích 664 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1300 tỷ đồng. Trong đó diện tích khu I là 193,22 ha (174,22 ha đất KCN và 19 ha đất khu dân cư phục vụ cho công nghiệp). Từ tháng 8 năm 2003 KCN đã sẵn sàng cho thuê đất để xây dựng nhà xưởng và đầu tư sản xuất kinh doanh. Năm 2007 KCN Đại An đã mở rộng khu II là 474 ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp là 403 ha, diện tích đất khu dân cư là 71 ha. Tại đây sẽ hình thành mộ khu liên hợp cơng nghiệp - tiểu khu nhà ở đồng bộ và hiện đại, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật gắn liền với hạ tầng xã hội - KCN gắn liền với khu dân cư và các dịch vụ phục vụ cho chuyên gia và công nhân làm việc trong KCN. Hạ tầng kỹ thuật KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại với các cơng trình: hệ thống cấp điện, cấp nước, thốt nước, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, cây xanh... Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, khơng gây ơ nhiễm với mơi trường, vì vậy ngồi nhiệm vụ trọng tâm là thu hút thật nhiều nguồn vốn FĐI, KCN Đại An luôn hướng tới sự cân
bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường bền vững. Hiện trong KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày đêm để phục vụ cho khu I.
Sau 5 năm triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Đại An, đến nay đã có 31 dự án đầu tư trong KCN, diện tích đất cho thuê khu I là 95%, diện tích đất khu II mới được thực hiện xong công tác đền bù GPMB là 210 ha và đang thực hiện các cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Hiện KCN đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư đầy tiềm năng đến từ các quốc gia nổi tiếng trên thế giới: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Canada...
Đến nay, trong số 33 dự án đã cấp giấy phép trong KCN Đại An có 15 nhà máy đi vào sản xuất, 9 nhà máy đang xây dựng cơ bản và 7 nhà máy đang hoàn thiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng; tổng số vốn đầu tư của các dự án trong KCN Đại An là 437 triệu USD, trong đó vốn đã thực hiện 250 triệu USD, trung bình vốn một dự án khoảng trên 13,6 triệu USD, vốn đầu tư trung bình 1 ha đất là 4,7 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 6800 người lao động, trong đó người lao động địa phương là 5780 người, chiếm tỷ lệ 85%.
KCN Phúc Điền: Được thành lập theo quyết định số 1305/2003/QĐ-
UB ngày 8/5/2003 của UBND tỉnh Hải Dương. Địa điểm tại xã Cẩm Phúc và xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 170 ha. KCN Phúc Điền cách thủ đơ Hà Nội 35km, cách thành phố Hải Phịng 66km, cách sân bay Nội Bài - Hà Nội 78 km (đi đường quốc lộ 1A mới), cách cảng Cái Lân - Quảng Ninh: 127 km.
Về hạ tầng kỹ thuật, nguồn điện cấp cho KCN được lấy từ dây 110 KV tới trạm biến áp tổng với công suất 110/35KV. Từ trạm biến áp tổng, nguồn điện được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng dây cáp điện ngầm 35KV. Nguồn nước cung cấp cho KCN được lấy từ nguồn nước sạch của Nhà máy nước Cẩm Giàng với công suất 4400m3/ngày đêm
Hệ thống giao thơng trong KCN được trải nhựa bê tơng hồn tồn và được chiếu sáng bằng đèn cao áp hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia, đường trục chính rộng 30m và 24,25m. Hệ thống đường phụ rộng 17,5m.
Về thông tin liên lạc, mạng viễn thông nội bộ từ tổng đài KCN nối với các nhà máy theo hệ thống cáp ngầm đảm bảo truyền thông tin tốc độ cao, không gián đoạn. Các dịch vụ khác như Internet, mail, báo chí… được mạng lưới dịch vụ bưu điện tỉnh Hải Dương cung cấp. Giao thông ngoại khu nằm trên QL 1A, có vị trí rất thuận lợi giao thương với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Nước thải trong KCN được xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải của KCN, đạt tiêu chuẩn mức B trước khi xả thải ra sông Sặt theo đường ống BTTC D300, với công suất 4000m3 /ngày-đêm.
Các ngành nghề đầu tư trong KCN: Gia cơng cơ khí, lắp ráp và điện tử, chế biến thực phẩm và sản xuất nông nghiệp, dệt, may và sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương và một số ngành nghề khác.
KCN Nam Sách: Được thành lập theo văn bản số 18/CP-CN ngày
7/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 539/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 của UBND tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích KCN là 63 ha, địa điểm tại xã Ái Quốc và Nam Đồng, huyện Nam Sách. Tổng vốn mức đầu tư là 86,629 tỷ đồng. Thời gian hoạt động 50 năm, kể từ năm 2003. Diện tích đã cho thuê tính đến 15/03/2004 là 63 ha (chiếm tỷ lệ 100%). Số lao động địa phương dự kiến thu hút khoảng 20.000 người. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nam Quang.
KCN Nam Sách cách thủ đơ Hà Nội 57 km, cách Thành phố Hải Phịng 44km, cách sân bay Nội Bài - Hà Nội 100 km (đi đường quốc lộ 1A mới), cách cảng Cái Lân - Quảng Ninh 105 km, cách thành phố Hải Dương 3km. Về hạ tầng kỹ thuật, nguồn điện cấp đến KCN được lấy từ đường dây 35 KV tới trạm biến áp tổng công suất 30000 KVA. Từ trạm biến áp tổng, điện được
cung cấp tới hàng rào các nhà máy bằng đường dây cáp điện ngầm 22 KV, do điện lực Hải Dương chịu trách nhiệm.
Nước cung cấp cho KCN được lấy từ nguồn nước sạch của nhà máy xử lý nước của KCN với công suất 4500m3 /ngày-đêm, do công ty cấp nước Hải Dương đảm nhận.
Hệ thống giao thơng trong KCN được trải nhựa bê tơng hồn toàn và được chiếu sáng bằng đèn cao áp hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Về thông tin liên lạc, Bưu điện Hải Dương đảm bảo mọi nhu cầu thông tin liên lạc và dịch vụ bưu điện thông qua mạng lưới bưu điện huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương. Hiện đã có một tuyến cáp nối với tổng đài KCN và các nhà máy theo hệ thống cáp ngầm. Giao thông ngoại khu nằm trên QL 5A và quốc lộ 138, ngay cạnh tuyến đường sắt giữa Hà Nội - Hải Phịng, có vị trí giao thơng rất thuận lợi giao thương với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Nước thải trong KCN được xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải của KCN, đạt tiêu chuẩn mức B trước khi xả ra sông Bến Gạch theo đường ống bê tông với công suất 3600m3 /ngày-đêm.
Các ngành nghề đầu tư trong KCN gồm: may mặc, dệt, da giầy, bao bì, giấy, chế biến nơng, lâm sản và các ngành nghề khác.
KCN Tân Trường : Được thành lập theo văn bản số 214/Ttg - CN của
Thủ tướng Chính phủ ngày 20/3/2003 và Quyết định số 1454/QĐ - UBND của UBND ngày 1/4/2005. Địa điểm tại xã Tân Trường và xã Cẩm Đông - huyện Cẩm Giàng, nằm giáp quốc lộ 5A, cách truhng tâm thành phố Hải Dương 11km, cách HN 45 km. Tổng diện tích là 199,3 ha (diện tích chưa mở rộng là 131,7 ha). Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nam Quang. Diện tích lấp đầy trong KCN đạt 100%. Tổng số vốn đầu tư (26 dự án) là 207.369.915 USD (tương đương với 3291,3 tỷ đồng). Tổng số vốn đã thực hiện là 147.664.484 USD (tương đương với 2543,63 tỷ đồng).
KCN Tàu thủy Lai Vu: Được thành lập theo Quyết định số 1107/QĐ-
TTG ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2326/QĐ- UBND ngày 25/6/2007 của UBND tỉnh, giấy chứng nhận đầu tư dự án và kinh doanh hạ tầng cấp ngày 1/12/2006. KCN do tập đồn Cơng ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) đầu tư xây dựng. Lai Vu là một KCN tập trung bao gồm các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam nói riêng và cơng nghiệp đóng tàu nói chung. Địa điểm tại xã Lai Vu - Kim Thành. Tổng diện tích KCN là 212,89 ha (diện tích chưa mở rộng là 136,7 ha). Các ngành nghề đầu tư trong KCN gồm: đóng tàu, chế tạo ống thép xoắn, ống thơng gió... Tổng số vốn đầu tư là 130.481.195 USD (tương đương với 2.087,96 tỷ đồng). Tổng số vốn đã thực hiện là 60.288.458 USD (tương đương với 964,6 tỷ đồng). Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 26,2%. Tại đây sẽ hình thành một trung tâm cơng nghiệp tàu thủy đa năng ở miền Bắc - nơi có vị trí chiến lược nằm kề với tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Kết cấu hạ tầng KCN được thiết kế xây dựng khá quy mơ, đồng bộ và hồn chỉnh bao gồm hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống đầu mối giao thông giữa KCN và tuyến đường 5 Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, hệ thống chiếu sán, hệ thống cây xanh, hệ thống rào KCN... cùng với các hạng mục cơng trình: nhà xưởng, kho bãi, nhà điều hành, trường đào tạo công nhân... Hiện nay tường rào bao quanh KCN và mặt đường 5 đã xây dựng xong; cổng chính KCN đã hồn thành 40% khối lượng; hồ điều hịa số 1 và số 2, mương thoát nước, hệ thống thoát nước mặt KCN, hệ thống điện động lực đã hoàn thành; hệ thống trạm bơm tiêu KCN đã đi vào vận hành; đường giao thơng chính mặt cắt 53m, đường giao thông nội bộ và đường vành đai đã cơ bản hoàn thành; hệ thống cấp nước đã hoàn thành được 50% khối lượng; hệ thống thoát nước
thải và xử lý nước thải, hệ thống vườn hoa cây xanh đã hồn thành được 30% khối lượng.
KCN Việt Hịa - Kenmark: Được thành lập theo quyết định số 1107/QĐ
- Ttg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1387/QĐ- UBND ngày 5/4/2007 của UBND tỉnh, giấy chứng nhận đầu tư dự án và kinh doanh hạ tầng cấp ngày 1/12/2006 thay đổi lần 3 ngày 25/1/2008. Địa điểm tại Việt Hòa - Tp Hải Dương. Trước đây KCN này là KCN giầy da do tổng công ty da, giầy làm chủ đầu tư nhưng sau đó khơng triển khai thực hiện được. Sau đó tập đồn KENMAC (Đài Loan) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích KCN là 145,7 ha. Tổng số vốn đấu tư với 7 dự án là 127.000.000 USD. Vốn điều lệ 14000000 USD. Tổng số vốn đã được thực hiện là 35.419.800 USD. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 34,27%.
KCN Phú Thái: Được thành lập theo Quyết định số 1107/QĐ-Ttg ngày
21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 7/7/2005 của UBND tỉnh. Địa điểm tại thị trấn Phú Thái - Kim Thành. Diện tích là 72 ha (chưa mở rộng là 42 ha). Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 100%.
KCN Cộng Hòa: Được thành lập theo Quyết định số 1107/QĐ-Ttg ngày
21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3813/QĐ-UBND ngày 2/11/2007 của UBND tỉnh, Giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng cấp ngày 9/4/2008. Địa điểm tại xã Cộng Hịa - Chí Linh. Diện tích KCN là 357,03 ha (chưa mở rộng là 245,47 ha). Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 44%.
KCN Lai Cách: Được thành lập bổ sung theo Văn bản số 692/Ttg-KTN
ngày 8/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định thành lập KCN số 1386/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/5/2008. Địa điểm tại Lai Cách - Cẩm Giàng. Diện tích của KCN là 132,4 ha (chưa mở rộng là 90,77 ha). Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 35%.
KCN Lương Điền: Được thành lập bổ sung theo văn bản số 692/Ttg-
1957/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 9/6/2008. Địa điểm tại xã Cẩm Điền - Lương Điền - Cẩm Giàng. Phía Bắc giáp tuyến đường liên xã, xí nghiệp gạch 416, thơn Bái Dương, thơn An Thái và 3 điểm quy hoạch khu dân cư - dịch vụ xã Lương Điền; phía Nam giáp hành lang Quốc lộ 5, Cơng ty Cadi-Sun, Cơng ty Việt Nhật, phía Tây giáp công ty TNHH Vạn Lợi, thôn Thái Lai, thôn Bến, thôn Đông Giao và điểm quy hoạch khu dân cư - dịch vụ xã Lương Điền; phía Đơng giáp thơn Mộng Tài - xã Cẩm Điền, thơn Mậu Thìn - xã Lương Điền và khu quy hoạch dân cư thuộc xã Cẩm Điền.
Diện tích của KCN là 124,32 ha (chưa mở rộng là 124,32 ha). Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 45%. KCN chủ yếu phục vụ công nghiệp cơ điện, điện tử, công nghệ cao, công nghệ sạch và các ngành cơng nghiệp nhẹ khác. Các xí nghiệp cơng nghiệp đầu tư sản xuất trong KCN phải có dây chuyền cơng nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN là Công ty cổ phần Phúc Hưng. Thời gian hoạt động của KCN là 50 năm kể từ ngày có quyết định thành lập. Trong đó, thời gian xây dựng hạ tầng là 02 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê và bàn giao đất.
Như vậy, tổng diện tích các KCN trên địa bàn tỉnh là 1.898,47 ha (trước đây là 1.153,59 ha), trong đó diện tích đất đã sử dụng là 819,71 ha.
Ngày 22/1/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chấp thuận bổ sung 10 KCN của Hải Dương vào Danh mục các KCN dự kiến mở rộng và ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể là bổ sung 3 KCN: Phúc Điền, diện tích 200 ha; Tân Trường, diện tích 100 ha và Việt Hồ - Ken mark, diện tích 90 ha vào danh mục các KCN dự kiến mở rộng. 7 KCN được bổ sung vào Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới gồm: KCN Quốc Tuấn - An Bình, diện tích 180 ha; KCN Kim Thành, KCN Luơng Điền - Ngọc Liên, KCN Bình Giang và KCN Thanh Hà đều có
diện tích 150 ha; KCN Hồng Diệu diện tích 250 ha và KCN Hưng Đạo, diện tích 200 ha.