Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại hà nam năm 2019 (Trang 34 - 36)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

2.6.1. Công cụ thu thập thông tin:

2.6.1.1. Nghiên cứu định lượng:

- Bộ câu hỏi bao gồm 37 câu hỏi với 3 phần nội dung: Nghề nghiệp của anh/chị; phát triển nghề nghiệp; thơng tin cơ bản [35].

- Quy trình xây dựng bộ câu hỏi như sau:

của New Zealand (có sự góp ý của TS chuyên ngành Điều dưỡng )

+ Chỉnh sửa nội dung bộ câu hỏi cho phù hợp với phong tục tập quán người Việt Nam.

+ Sau đó xin ý kiến chuyên gia (Tiến sĩ: Trần Quang Huy – Bệnh viện Vinmec) thẩm định nội dung.

+ Nghiên cứu thử trên 30 điều dưỡng tại 5 bệnh viện tuyến tỉnh Hà Nam (lấy ngẫu nhiên mỗi bệnh viện 6 điều dưỡng).

+ Chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp và đưa vào điều tra.

2.6.1.2. Nghiên cứu định tính

Bộ cơng cụ gồm 4 chủ đề về quan điểm của điều dưỡng: khái niệm phát triển nghề nghiệp, nhu cầu phát triển nghề nghiệp, những yếu tố quan trọng để phát triển nghề nghiệp, sự cản trở phát triển nghề nghiệp.

2.6.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.6.2.1. Nghiên cứu định lượng

- Phương pháp thu thập số liệu: Phát cho đối tượng nghiên cứu bộ câu hỏi tự điền được thiết kế trước

- Tổ chức điều tra: Điều tra viên gặp mặt đối tượng tại phịng hành chính của Khoa/phịng, giải thích mục đích nghiên cứu và tiến hành phát phiếu điều tra để đối tượng tự điền thông tin trong khoảng 30 phút. Điều tra viên giải thích từng câu hỏi và cách thức điền phiếu cho điều dưỡng, các phiếu điều tra được thu lại vào cuối mỗi buổi để rà soát lại các nội dung của phiếu

2.6.2.2. Nghiên cứu định tính

Tổ chức thảo luận nhóm tại hội trường của 4 bệnh viện nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVT); Bệnh viện Sản –Nhi (SN); Bệnh viện Y học cổ truyền (YH); Bệnh viện Lao- Bệnh phổi (BVL). Đối tượng nghiên cứu được sắp xếp ngồi theo hình trịn và mã hố thứ tự từ 1 đến 7. Chủ trì thảo luận nhóm là Lê Thị Sinh cùng với sự giúp đỡ của Th.s Chu Thị Hồng Huế- Trưởng khoa điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nam. Thảo luận nhóm diễn ra trong thời gian 90-120 phút,

không tiến hành ghi băng, thư ký ghi biên bản thảo luận.

Biên bản thảo luận được ghi theo đúng trình tự diễn ra thảo luận nhóm tại các bệnh viện (giới thiệu các thành viên, nêu ra vấn đề theo thứ tự, ghi chép ý kiến của từng thành viên, tổng kết ý kiến chung của cả nhóm)

Mã hóa thành viên các nhóm thảo luận như sau: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVT1 đến BVT7); Bệnh viện Sản Nhi (SN1 đến SN7); Bệnh viện Y học cổ truyền (YH1 đến YH7); Bệnh viện Lao-Bệnh phổi (BVT1 đến BVT7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại hà nam năm 2019 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)