Chương 4 BÀN LUẬN
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng
dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam
Qua các nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng kết hợp với kết quả thảo luận nhóm, cho chúng ta thấy một số yếu tố phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng như sau: Thời gian làm việc và áp lực công việc; tiền lương và phụ cấp xã hội; sự hỗ trợ tại nơi làm việc (lãnh đạo trực tiếp, lãnh đạo bệnh viện, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình); tuổi và giới tính; sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
4.3.1. Thời gian làm việc
Đối với người lao động, thời gian làm việc luôn là yếu tố cản trở họ trong quá trình làm việc, yếu tố này càng chi phối lớn hơn tới những lao động trong ngành y tế. Đặc thù công việc chăm sóc người bệnh, mơi trường cơng tác, nguy cơ bị lây nhiễm… tạo áp lực lớn cho ĐD. Thống kê của chúng tơi chỉ ra rằng, có 96,7% đối tượng cho rằng khối lượng công việc hợp lý là rất quan trọng và quan trọng. Khi hỏi về thực tế đa số họ đều đánh giá khối lượng cơng việc của mình ở mức độ trung bình (48,3%; Bảng 3.11). Những khó khăn về chun mơn liên quan đến trình độ, sự thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng của đối tượng, tuy nhiên cũng có yếu tố khách quan mang lại như tình trạng thiếu trang thiết bị cơ sở vật chất, người bệnh
khám vượt tuyến nhiều … cũng phần nào cản trở sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng. Nghiên cứu của Lê Hoàng Yến tại Bệnh viện mắt Trung ương cũng cho thấy thời gian cho cơng việc nhiều cũng có thể hạn chế việc học tập nâng cao trình độ của điều dưỡng và cũng do quá tải công việc nên tỷ lệ điều dưỡng hài lịng với cơng việc không cao [25]. Khi được hỏi thời gian làm việc linh hoạt thì đa số điều dưỡng đều cho rằng quan trọng (59,1%; Bảng 3.11) và thực tế thì họ đều đánh giá thời gian làm việc của mình ở mức trung bình (73,5%; Bảng 3.12). Với điều dưỡng ngoài thời gian làm việc 8h/ngày họ còn phải trực đêm và ngày nghỉ cuối tuần, kể cả những ngày lễ, tết. Đặc biệt với ĐD là nữ, bên cạnh thời gian làm việc tại bệnh viện chiếm phần lớn trong quỹ thời gian họ còn phải dành thời gian cho chăm sóc gia đình. Các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là nữ giới (83,6%; Bảng 3.1) điều này lý giải vì sao các đối tượng nghiên cứu cho rằng thời gian làm việc linh hoạt rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng.
4.3.2. Tiền lương và phụ cấp nghề nghiệp
Bên cạnh đó lương và phụ cấp là yếu tố được điều dưỡng đánh giá rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp (61,1%; Bảng 3.4) nhưng trên thực tế lương và phụ cấp họ nhận được chỉ ở mức trung bình (58,0 %; Bảng 3.5), đây chính là yếu tố khó khăn để người điều dưỡng đầu tư cho phát triển nghề nghiệp. Kết quả này khá chênh lệch so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nga [18] về nguyên nhân sự dịch chuyển cán bộ y tế từ khối công lập sang khối tư nhân mà lý do chính là do thu nhập thấp (44,9%). Mặc dù nhà nước đã dành nhiều ưu đãi về chính sách như tăng phụ cấp ngành, phụ cấp độc hại, tiền trực ngồi giờ hành chính… nhưng thu nhập của cán bộ điều dưỡng nói chung còn thấp so với nhu cầu chi dùng của họ. Thu nhập thấp khơng những là khó khăn của ĐD đang cơng tác mà cịn ảnh hưởng đến chính sách thu hút và duy trì nhân lực điều dưỡng của các cơ sở y tế Nhà nước. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, Minh Hải, Cà Mau [23] cũng ghi nhận “ thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ y tế có ảnh
hưởng đến động lực làm việc của họ”. Khi thảo luận nhóm về những yếu tố cản trở sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:
Lương và phụ cấp cho điều dưỡng còn thấp, ảnh hưởng phần nào đến việc duy trì và phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng (Hộp 3.4).
Kết hợp khảo sát số tiền thu nhập hàng tháng của điều dưỡng cho chúng tôi thấy đa số điều dưỡng nhận được từ 5 triệu đến 10 triệu đồng một tháng.Với mức thu nhập này người điều dưỡng cịn phải ni bản thân, con cái học hành và gia đình, với mức lương này sống ở thành phố rất khó khăn. Kết quả nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển ng Bí (Lương thấp, chưa có phụ cấp hàng tháng cho điều dưỡng viên làm ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên: :“Dù sao trong quá trình làm việc vẫn có những than vãn là lương thấp, trực thấp, như chúng tôi chẳng hạn chỉ có lương có thưởng còn những chị em mới vào làm hợp đồng tổng thu nhập mới chỉ được khoảng 2 triệu đồng/tháng thơi. Với thu nhập đó, với bề mặt sinh hoạt chung của xã hội thì bảo rằng họ cống hiến hết mình, tơi nghĩ rằng khơng giám đốc, trưởng khoa nào, không điều dưỡng trưởng nào bắt họ phải cống hiến hết mình”(ĐD trưởng khoa) [16]. Qua đó cho thấy thu nhập hàng tháng ảnh hưởng lớn nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng.
4.3.3. Sự hỗ trợ tại nơi làm việc
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp chính là sự hỗ trợ tại nơi làm việc: Sau khi khảo sát đối tượng nghiên cứu chúng tôi thấy rằng phần lớn điều dưỡng cho rằng mình đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của khoa và bệnh viện trong sự phát triển nghề nghiệp của mình (52,7%; Bảng 3.17) và (94,0%; Bảng 3.18) điều dưỡng cho rằng khoa/bệnh viện khơng gây trở ngại gì cho họ trong việc phát triển nghề nghiệp của mình. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên y tế tại các bệnh viện tỉnh Kontum năm 2016 (77,4%) của tác giả Trần Văn Bình [9]. Khi thảo luận nhóm thu được ý kiến: thiếu nhân lực tại các
khoa để hỗ trợ điều dưỡng ngày cuối tuần khi họ đi học (BVT). Cịn khi thảo luận
Lãnh đạo ngành y tế luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho điều dưỡng trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức, kỹ năng điều dưỡng (YH; Hộp 3.3)
Bệnh viện ln có chính sách khuyến khích điều dưỡng đi học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, 2 năm/lần tổ chức hội thi điều dưỡng viên giỏi để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, môi trường làm việc thân thiện, giúp đỡ nhau cùng phát triển, sắp xếp, cân nhắc từng vị trí việc làm phù hợp cho từng điều dưỡng (YH; Hộp 3.3).
Qua đây cho thấy các khoa/bệnh viện đã giúp đỡ và hỗ trợ chưa được nhiều để điều dưỡng phát triển nghề nghiệp.
Khi nghiên cứu về tầm quan trọng và mức độ nhận được sự hỗ trợ từ con người để điều dưỡng phát triển nghề nghiệp, chúng tơi thấy vai trị hỗ trợ của con người để phát triển nghề nghiệp được điều dưỡng đánh giá quan trọng và rất quan trọng: cán bộ trực tiếp quản lý (99,7%); người quản lý cao hơn (99,0%); đồng nghiệp (98,7%); nhân viên của tôi (97,7%); gia đình (98,0%); bạn bè (99,7%). Trong thực tế đa số điều dưỡng cho biết mình chỉ nhận được sự hỗ trợ ở mức độ trung bình: cán bộ trực tiếp quản lý (62,7%); người quản lý cao hơn (66,8%); đồng nghiệp (62,4%); nhân viên của tơi (77,2%); gia đình (63,8%); bạn bè (75,5%). Kết quả này cho thấy điều dưỡng rất mong muốn được giúp đỡ để phát triển nghề nghiệp nhưng trên thực tế họ chỉ nhận được sự hỗ trợ thấp hơn. Từ đó cho thấy lãnh đạo khoa/phịng, bệnh viện, đồng nghiệp và gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng.
4.3.4. Cản trở sự thăng tiến trong nghề nghiệp
Qua nghiên cứu lý do cản trở sự thăng tiến nghề nghiệp của điều dưỡng thì đa số họ cho rằng chưa có kinh nghiệm cần thiết (34,2%); sau đó là chưa có đủ điều kiện cần thiết (17,4%); khơng cân bằng được cơng việc với gia đình và q trình lựa chọn khơng cơng bằng (8,4%); sở thích làm việc tại vị trí hiện tại (7,4%); thiếu sự hỗ trợ từ người quản lý chỉ chiếm 0,3% (Bảng 3.25). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Michelle Cleary, Jan Horsfall năm 2012 về phát
triển nghề nghiệp: quan điểm của điều dưỡng mới tốt nghiệp tại Singapore cũng đưa ra 4 yếu tố được xác định là trở ngại đáng kể cho sự phát triển nghề nghiệp; thiếu sự hỗ trợ tại nơi làm việc; nhận thấy không đủ cơ hội phát triển nghề nghiệp; giờ làm việc quá nhiều; và hạn chế truy cập vào những trang giáo dục nâng cao kiến thức [40]. Qua đó, cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thăng tiến trong nghề nghiệp mà điều dưỡng đưa ra là do họ chưa có kinh nghiệm.
4.3.5. Tuổi và giới tính, thâm niên cơng tác.
Khi tổ chức thảo luận nhóm chúng tơi thu được kết quả như sau:
Tuổi, giới tính và gia đình ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng (BVL; Hộp 3.5) và có nhiều ý kiến cá nhân cho rằng phụ nữ chỉ mong muốn làm sao hồn thành cơng việc tại cơ quan để cịn về chăm sóc gia đình, việc phấn đấu để cho chồng (YH3; BVT3; BVL4…); Mình có tuổi, cố gắng hồn thành công việc để về hưu, phấn đấu giành cho lớp trẻ (BVL6; YH6; SN3; SN6). Kết quả thảo luận này tương đồng với một nghiên cứu tại Đài Loan [54]. Qua
đây chúng tôi thấy nữ giới giành sự quan tâm cho gia đình nhiều hơn việc phát triển nghề nghiệp của bản thân. Đồng thời đối tượng nghiên cứu tuổi cao khơng có nhu cầu phát triển nghề nghiệp mà chỉ an phận với công việc hưởng lương hàng tháng, còn phấn đấu nghề nghiệp là nhiệm vụ, mục tiêu của những người trẻ tuổi.
Qua nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ đánh giá nhu cầu phát triển nghề nghiệp được ghi nhận với thâm niên công tác của đối tượng (Bảng 3.26) chúng tơi thấy rằng nhóm đối tượng có thâm niên cơng tác từ 10-20 năm có đánh giá nhu cầu phát triển nghề nghiệp ở mức trung bình là cao nhất (32,2%) và đối tượng 5- dưới 10 năm (11,4%), trên 20 năm (7,4%); dưới 5 năm (6,7%); đánh giá mức tốt chiếm 26,2% (10-20 năm), 5,7% (5- dưới 10 năm), 5,7% (trên 20 năm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này cho thấy thâm niên cơng tác có mối tương quan với nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng. Nhìn chung, thâm niên cơng tác càng thấp, sự tích lũy kinh nghiệm trong cơng tác càng ít và họ đều là các đối tượng hợp đồng ngắn hạn tại bệnh viện vì vậy nhu cầu phát triển nghề nghiệp của họ cũng ở mức thấp. Mặc dù nhóm điều dưỡng cơng tác dưới 10
năm họ cho rằng phát triển nghề nghiệp quan trọng nhưng trên thực tế họ nhu cầu phát triển nghề nghiệp chỉ ở mức trung bình, họ đang trong độ tuổi có con nhỏ vì vậy việc phát triển sự nghiệp với họ sẽ bị chi phối bởi cơng việc gia đình.