Nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại hà nam năm 2019 (Trang 65 - 71)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2. Nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa

bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam năm 2019.

4.2.1. Nhận thức và thực trạng phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam năm 2019

Để tìm hiểu nhận thức của điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam về phát triển nghề nghiệp chúng tơi tiến hành thảo luận nhóm tại 4 bệnh viện và thu được kết quả như sau:

Phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng là q trình tích cực học tập và phát triển năng lực thực hành chuyên môn, được thăng chức trong thời gian làm việc

(YH; Hộp 1). Kết quả thảo luận của nhóm đã đưa ra được khái niệm phát triển nghề nghiệp tương đồng với định nghĩa phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng mà Hiệp Hội điều dưỡng Mỹ đã khẳng định [48] nhưng nó chưa chỉ ra được yếu tố hỗ trợ từ con người, môi trường làm việc.

Phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng là học tập và phát triển năng lực bản thân, có mơi trường làm việc thuận lợi (BVT; Hộp 1). Kết quả thảo luận này so sánh với các nghiên cứu đã chỉ ra trong phần tổng quan tài liệu cho thấy người điều dưỡng đã nhận thức về phát triển nghề nghiệp nhưng chưa đầy đủ.

Phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng là quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để nâng cao chất lượng chăm sóc, hỗ trợ đồng nghiệp cùng phát triển, tạo môi trường làm việc thoải mái, an toàn

(BVL; Hộp 1). Kết quả thảo luận này hoàn toàn phù hợp với chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam ở tiêu chuẩn 23: duy trì năng lực cho bản thân và đồng nghiệp của lĩnh vực: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp [2].

Phát triển nghề nghiệp là đào tạo liên tục, đào tạo các kỹ năng mềm và đào tạo nâng cao bằng cấp (SN; Hộp 1). So với định nghĩa phát triển nghề nghiệp của

Hiệp Hội điều dưỡng Mỹ [48] và theo chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam [2] mới chỉ ra được phát triển nghề nghiệp là cơng tác đào tạo thiếu hồn tồn sự hỗ trợ để đạt được mục tiêu và thăng chức trong quá trình làm việc.

Khi tổng hợp kết quả thảo luận của 4 nhóm chúng tơi nhận thấy: Quan điểm của điều dưỡng viên về phát triển nghề nghiệp tập trung vào các khía cạnh: quá trình học tập (nâng cao trình độ chuyên mơn, tay nghề) và có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, có mơi trường làm việc an toàn. So với định nghĩa phát triển nghề nghiệp của Hiệp hội điều dưỡng Mỹ và theo chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam chúng ta

thấy rằng điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh Hà Nam chưa đề cập đến yếu tố thăng chức trong sự nghiệp hay nói cách khác họ chưa có cái nhìn tồn diện về phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng. Từ đó Phịng điều dưỡng, lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo Sở Y tế cần có chương trình giới thiệu, tập huấn và hành động giúp họ hiểu và thực hiện phát triển nghề nghiệp.

Khi khảo sát điều dưỡng tại 5 bệnh viện tuyến tỉnh tại Hà Nam về công việc tốt, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tiền lương và phụ cấp là yếu tố quan trọng nhất tổng tỷ lệ chiếm 100%; sau đó là khối lượng cơng việc hợp lý (96,7%); có hội phát triển (96,3%) và yếu tố thể hiện năng lực cá nhân là ít quan trọng hơn (90,6%)(Bảng 3.4). Và khi khảo sát đánh giá thực tế các yếu tố này chúng tôi nhận được câu trả lời: trong thực tế công việc của họ những yếu tố này chỉ đạt ở mức trung bình và thấp hơn so với mong muốn của họ như tiền lương và phụ cấp (58,0%); Thể hiện năng lực cá nhân (54,7%); Cơ hội phát triển (49,0%); Công việc ổn định (48,7%)(Bảng 3.5). Qua kết quả khảo sát này cho thấy hiện nay điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam có chế độ tiền lương và phụ cấp nghề nghiệp thấp chưa đáp ứng được cuộc sống của điều dưỡng viên, bên cạnh đó người điều dưỡng có cơ hội để thể hiện năng lực bản thân thấp và ít có cơ hội phát triển nghề nghiệp.

4.2.2. Nhu cầu phát triển nghề nghiệp

Khi khảo sát 298 điều dưỡng bằng phiếu điều tra chúng tơi thấy rằng có tới 33,9% điều dưỡng cảm thấy đã đạt được mong muốn trong công việc hiện tại và 46,0% điều dưỡng cho rằng công việc hiện tại là nền tảng để phát triển sự nghiệp trong tương lai (Bảng 3.6). Kết quả này cho thấy hiện tại có tới 1/3 số điều dưỡng bằng lòng với công việc hiện tại khơng có nhu cầu phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó có 46,0% trong tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu có nhu cầu phát triển sự nghiệp trong tương lai hay đây chính là nhu cầu phát triển nghiệp của điều dưỡng. Nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng được làm rõ hơn khi chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm tại các bệnh viện. Khi tiến hành thu thập thơng tin thảo luận nhóm và phân tích kết quả chúng tơi thấy rằng: Điều dưỡng

đang công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam mong muốn được phát triển nghề nghiệp nghiệp. Họ mong muốn được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo liên tục, đào tạo các kỹ năng mềm, có chính sách tiền lương và phụ cấp tốt, có sự giúp đỡ của lãnh đạo khoa/phịng/ bệnh viện (Hộp 3.2). Kết quả thảo luận nhóm này cho thấy điều dưỡng có nhu cầu phát triển nghề nghiệp. Nhu cầu phát triển nghề nghiệp họ chính là được đào tạo nâng cao, được sự giúp đỡ của lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp, được làm việc ở vị trí cao hơn trong bệnh viện.

4.2.2.1. Nhu cầu đào tạo

Trong xu hướng chung hội nhập với khu vực và thế giới, điều dưỡng không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu lao động. Sự già hóa dân số trên toàn thế giới dẫn đến nhu cầu điều dưỡng gia tăng đặc biệt là ở các nước phát triển. Việc tham gia vào Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ điều dưỡng của các nước ASEAN trong đó quy định trình độ chuẩn hành nghề điều dưỡng trong khối là từ cao đẳng trở lên [27] đặt ra nhu cầu cấp thiết đối với việc chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng trong ngành y tế nước ta. Nắm bắt được xu thế này, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y. Thông tư cũng quy định từ ngày 01/01/2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng và việc chuẩn hóa viên chức điều dưỡng đang có trình độ trung cấp lên cao đẳng phải được thực hiện chậm nhất trước ngày 01/01/2025 [4]. Khi thảo luận nhóm cũng thu được kết quả như sau:

Nhu cầu phát triển nghề nghiệp: Được học tập nâng cao trình độ chuyên môn theo thông đúng yêu cầu của thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV, tập huấn liên tục, bệnh viện giúp đỡ về kinh phí đi học, lãnh đạo khoa/phịng trao đổi, giúp đỡ nhiều hơn (YH; Hộp 3.2).

Trong tổng số đối tượng nghiên cứu có 53,4% điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học là 1,0%, đối tượng cao đẳng 19,1% (Bảng 3.2), tỷ lệ này cho thấy đã có 73,5% điều dưỡng đạt tiêu chuẩn theo Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-

BYT-BNV. Tỷ lệ này cao gần gấp đôi so với nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Liêm năm 2017 tại các Trung tâm Y tế tỉnh Hà Nam (40,4%). Qua đây cho chúng ta thấy điều dưỡng viên đang công tác các bệnh viện tuyến tỉnh tại Hà Nam đã quyết tâm và có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chun mơn trong những năm gần đây. Để đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế trong những năm tiếp theo điều dưỡng tại các bệnh viện tuyến tỉnh Hà Nam tiếp tục đi học nâng cao trình độ chun mơn ít nhất là 26,5%, ngoài ra khi phỏng vấn điều dưỡng viên tại các khoa khi thu thập số liệu chúng tôi được biết nhiều điều dưỡng đã đạt chuẩn có nhu cầu học học đại học và sau đại học.

Nhu cầu phát triển nghề nghiệp: phát triển về đào tạo (đi học trình độ cao hơn, tập huấn thường xuyên hơn, học các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành chăm sóc người bệnh) và có phúc lợi xã hội tốt hơn, lãnh đạo bệnh viện và khoa tiếp tục duy trì các chính sách, có chương trình phát triển nghề nghiệp cho điều dưỡng (BVT; Hộp 3.2).

Ngoài nhu cầu học tập để chuẩn hóa bằng cấp, người điều dưỡng cũng mong muốn được học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành chăm sóc người bệnh. Điều này cho ta thấy ĐD tại các bệnh viện đã chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng giao tiếp. Trong ngành y tế và cụ thể là ngành điều dưỡng, kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng trong hoạt động chuyên môn. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho ĐD hiểu rõ tâm tư người bệnh, đạt được sự đồng thuận cao với người bệnh và thân nhân của họ từ đó giúp người bệnh hiểu và tn thủ liệu trình chăm sóc và điều trị cũng như phát hiện được những yếu tố nguy cơ, những cản trở đối với người bệnh khi nằm viện. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng góp phần tạo nên sự thân thiện và hình ảnh đẹp về người cán bộ y tế. Để đạt được kỹ năng giao tiếp tốt, ĐD cần tạo dựng niềm tin đối với người bệnh, người nhà người bệnh; dành thời gian cần thiết để giao tiếp với họ, lắng nghe và đáp ứng thích hợp với những băn khoăn lo lắng của họ cũng như nhận biết tâm lý và nhu cầu của người bệnh từ đó có những lời nói, cử chỉ động viên, khuyến khích phù hợp. Bên cạnh đó, kỹ năng thực hành chăm sóc người bệnh là kỹ năng cốt lõi của nghề điều dưỡng và ĐD khi hành nghề cần đạt được các tiêu chí của

Chuẩn năng lực cơ bản. Nghiên cứu năm 2015 của Phan Thị Dung tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức [11] cho thấy việc áp dụng Chuẩn năng lực trong ĐTLT về chăm sóc vết thương cho điều dưỡng sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giảm số lần thay băng và tỷ lệ biến chứng vết thương. Để duy trì năng lực thực hành chăm sóc thì người ĐD khơng thể thiếu được 2 kỹ năng trên [2]. Khi khảo sát sự thể hiện năng lực và kỹ năng, điều dưỡng đều cho rằng nó quan trọng và rất quan trọng (93,7%; Bảng 3.13) nhưng trong cơng tác chăm sóc điều dưỡng chỉ thể hiện năng lực của bản thân ở mức độ trung bình (53,0%; Bảng 3.14). Qua đó cho thấy năng lực và kỹ năng của người điều dưỡng đã đạt được theo mong muốn của họ. Kết quả này cũng giúp ích cho lãnh đạo khoa/phịng/bệnh viện xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp điều dưỡng phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế tại địa phương.

Kết hợp với khảo sát tầm quan trọng của các yếu tố phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng bằng phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả: tỷ lệ điều dưỡng cho rằng yếu tố đào tạo tại chỗ (99,0%), tập huấn (98,6%) và học nâng cao trình độ chun mơn (99,3%) rất quan trọng và quan trọng. Qua phân tích kết quả chúng tơi thấy rằng điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam có nhu cầu đào tạo cao nhất.

4.2.1.2. Nhu cầu sự giúp đỡ phát triển nghề nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho chúng tơi thấy tỷ lệ điều dưỡng có người giúp đỡ để phát triển nghề nghiệp còn thấp (31,9%) bên cạnh đó có 59,4% điều dưỡng có nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ để phát triển nghề nghiệp (Biểu đồ 3.1). Qua đây đặt ra vấn đề đối với lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo ngành y tế tỉnh Hà Nam cần xây dựng chương trình, chính sách hỗ trợ giúp đỡ điều dưỡng phát triển nghề nghiệp để xứng tầm với các nước trong khu vực.

4.2.1.3. Nhu cầu làm việc ở vị trí cao hơn trong cơ quan

Kết quả điều tra cho thấy một tỷ lệ khá lớn điều dưỡng cho biết họ có mong muốn làm việc tại vị trí mình đang đảm nhiệm (69,1%; Bảng 3.7) kết hợp với tỷ lệ điều dưỡng không mong muốn làm việc ở vị trí cao hơn trong cơ quan (38,0%; Bảng 3.8) và không mong muốn trở thành điều dưỡng khoa và trưởng phòng điều

dưỡng bệnh viện (75,8%; Bảng 3.9 và 94,0%; Bảng 3.10). Kết quả này cho thấy điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tỉnh Hà Nam hài lịng với cơng việc hiện tại và tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thanh Liêm năm 2017 [17] với tỷ lệ nhân viên hài lịng với cơng việc (94,6%). Kết hợp với kết quả nghiên cứu chỉ có 25,4% (Bảng 3.8) điều dưỡng có nhu cầu làm việc ở vị trí cao hơn trong cơ quan và mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực điều dưỡng (5,4%; Bảng 3.7) cho điều dưỡng đang công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại Hà Nam có nhu cầu làm việc ở vị trí cao hơn trong cơ quan nhưng ở mức độ thấp, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu thăng chức của điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại Hà Nam năm 2019 thấp nhất trong các nhu cầu đã đề cập đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại hà nam năm 2019 (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)