Khi tổ chức thảo luận nhóm chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tuổi, giới tính và gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng (BVL; Hộp 3.5) và có nhiều ý kiến cá nhân cho rằng phụ nữ chỉ mong muốn làm sao hoàn thành công việc tại cơ quan để còn về chăm sóc gia đình, việc phấn đấu để cho chồng (YH3; BVT3; BVL4…); Mình có tuổi, cố gắng hoàn thành công việc để về hưu, phấn đấu giành cho lớp trẻ (BVL6; YH6; SN3;
SN6). Kết quả thảo luận này tương đồng với một nghiên cứu tại Đài Loan [54]. Qua
đây chúng tôi thấy nữ giới giành sự quan tâm cho gia đình nhiều hơn việc phát triển nghề nghiệp của bản thân. Đồng thời đối tượng nghiên cứu tuổi cao không có nhu cầu phát triển nghề nghiệp mà chỉ an phận với công việc hưởng lương hàng tháng, còn phấn đấu nghề nghiệp là nhiệm vụ, mục tiêu của những người trẻ tuổi.
Qua nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ đánh giá nhu cầu phát triển nghề nghiệp được ghi nhận với thâm niên công tác của đối tượng (Bảng 3.26) chúng tôi thấy rằng nhóm đối tượng có thâm niên công tác từ 10-20 năm có đánh giá nhu cầu phát triển nghề nghiệp ở mức trung bình là cao nhất (32,2%) và đối tượng 5- dưới 10 năm (11,4%), trên 20 năm (7,4%); dưới 5 năm (6,7%); đánh giá mức tốt chiếm 26,2% (10-20 năm), 5,7% (5- dưới 10 năm), 5,7% (trên 20 năm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này cho thấy thâm niên công tác có mối tương quan với nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng. Nhìn chung, thâm niên công tác càng thấp, sự tích lũy kinh nghiệm trong công tác càng ít và họ đều là các đối tượng hợp đồng ngắn hạn tại bệnh viện vì vậy nhu cầu phát triển nghề nghiệp của họ cũng ở mức thấp. Mặc dù nhóm điều dưỡng công tác dưới 10
năm họ cho rằng phát triển nghề nghiệp quan trọng nhưng trên thực tế họ nhu cầu phát triển nghề nghiệp chỉ ở mức trung bình, họ đang trong độ tuổi có con nhỏ vì vậy việc phát triển sự nghiệp với họ sẽ bị chi phối bởi công việc gia đình.