Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại hà nam năm 2019 (Trang 25 - 29)

Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng

Qua các nghiên cứu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng tại các nước trên thế giới cho thấy sự phát triển nghề nghiệp của người điều dưỡng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Thời gian làm việc; sự hỗ trợ tại tại nơi làm việc (lãnh đạo trực tiếp, lãnh đạo bệnh viện, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình); tuổi và giới tính; tiền lương và phụ cấp xã hội; sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Sau đây là một số nghiên cứu chỉ ra những khó khăn điều dưỡng gặp phải trong phát triển nghề nghiệp.

1.3.1. Ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Thời gian làm việc và áp lực công việc

Trong một nghiên cứu cho thấy các điều dưỡng tự đánh giá năng lực bản thân theo hướng tích cực và hài lịng nhất nhiệm vụ chăm sóc người bệnh hiệu quả. Họ khơng hài lịng với thời gian làm việc, các yếu tố lối sống và cơ hội nghiên cứu. Các yếu tố sau được xác định là yếu tố cản trở sự phát triển nghề nghiệp của họ như: thiếu sự hỗ trợ tại nơi làm việc; khơng có cơ hội phát triển nghề nghiệp; thời gian làm việc quá nhiều và hạn chế truy cập vào những trang giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng cho điều dưỡng [40].

Tại Hoa Kỳ, trong một cuộc khảo sát toàn quốc với hơn 600 điều dưỡng ở nhiều mơi trường và nhóm tuổi khác nhau, nhiều người tham gia đã nhận xét rằng phát triển nghề nghiệp là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, các điều dưỡng cho rằng: do tính chất cơng việc, thời gian hạn chế, thiếu khả năng tiếp cận và mơ hình nhân sự thay đổi thường xuyên là yếu tố cản trở hệ thống giáo dục điều dưỡng. Một mối quan tâm khác đối với nhiều điều dưỡng là chi phí của một số hoạt động đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp. Khó khăn cuối cùng đối với sự phát triển nghề

nghiệp của điều dưỡng là thiếu sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa và đồng nghiệp [48].

1.3.1.2. Sự hỗ trợ, giúp đỡ tại nơi làm việc

Khi khảo sát tại các bệnh viện cơng và viện tư nhân ở Australian, có 2/3 số điều dưỡng tham gia trả lời khảo sát cho rằng phát triển nghề nghiệp cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa/phịng. Ngồi ra yếu tố cản trở phát triển nghề nghiệp của họ cịn do tính chất cơng việc và thời gian học tập [38].

Tại Australian, các vấn đề về văn hóa, lãnh đạo và khối lượng công việc ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng. Hậu quả ảnh hưởng đến năng lực thực hành, cung cấp dịch vụ chăm sóc an tồn, chất lượng cho người bệnh. Lãnh đạo bệnh viện đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ điều dưỡng phát triển nghề nghiệp trong tương lai [50].

Khi nghiên cứu trên 314 điều dưỡng nam ở Đài Loan đã tìm ra mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội, trao quyền chuyên môn, phát triển nghề nghiệp điều dưỡng và xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của nam điều dưỡng. Hỗ trợ xã hội và trao quyền chuyên nghiệp có mối tương quan với nhau và tích cực với sự phát triển nghề nghiệp giữa các điều dưỡng nam. Hỗ trợ xã hội, trao quyền chuyên mơn, tiền lương, hình thức tổ chức, trình độ lâm sàng và kỷ luật điều dưỡng được xác định là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghề nghiệp điều dưỡng chiếm 55,9%. Trao quyền chuyên nghiệp là yếu tố dự báo quan trọng nhất cho sự phát triển nghề nghiệp điều dưỡng chiếm 47,7%. Các nhà quản lý điều dưỡng nên theo dõi các điều dưỡng nam trao quyền với sự quan tâm và đặc biệt giải quyết việc trao quyền chuyên môn để thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của họ [46].

Trong một nghiên cứu cho thấy vai trò của người hướng dẫn góp phần cải thiện khả năng nghiên cứu của điều dưỡng về mặt kiến thức và kỹ năng, tăng số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học và đánh giá chuyên nghiệp, tăng cường hợp tác nghiên cứu và mạng lưới hợp tác. Tuy nhiên, chúng tơi đã xác định có nhiều khó

khăn khác nhau, chẳng hạn như thiếu các cơ hội hướng dẫn và thiếu thời gian cho việc hướng dẫn, thường là do yêu cầu của giảng dạy. Ngoài ra, các mối quan hệ nghề nghiệp khác nhau trong từng giai đoạn là cần thiết để cung cấp sự giúp đỡ và phát triển để chuẩn bị cho các vai trị vị trí cao hơn [51].

Trong nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao đào tạo điều dưỡng đã chỉ ra rằng FITT là một công cụ hợp lệ và đáng tin cậy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao đào tạo giữa các chuyên gia điều dưỡng. FITT có thể được sử dụng để đánh giá nhận thức cá nhân về yếu tố thúc đẩy và rào cản đối với việc chuyển giao đào tạo giữa các chuyên gia điều dưỡng, có thể giúp thúc đẩy chuyển giao đào tạo và hiệu quả đào tạo tại nơi làm việc [55].

1.3.1.3. Sự thăng tiến trong sự nghiệp

Trong nghiên cứu ở Australia cho thấy: trong số 1365 điều dưỡng tham gia nghiên cứu có 54,4% điều dưỡng hài lịng với sự phát triển nghề nghiệp và 11,6% điều dưỡng khơng hài lịng với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân. Sự khơng hài lịng liên quan đến bốn chủ đề: thiếu sự hỗ trợ để nâng cao kiến thức, thiếu cơ hội thăng tiến và chi phí liên quan đến sự phát triển của họ [43].

Tại Hà Lan khi nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp chính là: hệ thống đăng ký phát triển nghề nghiệp, sự mong muốn của ngành điều dưỡng, sự đồng nhất điều dưỡng với ngành điều dưỡng, cơ hội học tập tại nơi làm việc và các chương trình giáo dục [32].

Những phát hiện từ cuộc khảo sát: Nhu cầu, người hướng dẫn và cản trở của điều dưỡng ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa tại Ấn Độ: Đây là cuộc khảo sát đầu tiên ở Ấn Độ, cung cấp bằng chứng về ưu tiên, cản trở và thúc đẩy để phát triển nghề nghiệp của các điều dưỡng đã đăng ký làm việc ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa tại Ấn Độ [37].

1.3.1.4. Thu nhập, tuổi và giới tính

Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy có sự khác biệt giữa điều dưỡng trẻ tuổi và điều dưỡng nhiều năm kinh nghiệm về nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục. Phát triển nghề nghiệp được diễn ra trong suốt những năm công tác của họ. Sự phát

triển nghề nghiệp liên quan nhiều đến thái độ với công việc của điều dưỡng hơn so với tuổi của họ [31].

Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy, giới tính ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng. Nam giới có cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn vì họ khơng bị gián đoạn bởi các chế độ nghỉ như nữ giới. Bên cạnh đó phát triển nghề nghiệp của họ còn bị ảnh hưởng bởi tiền lương và phúc lợi xã hội, yếu tố gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên [53].

1.3.2. Ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu năm 2014 của Lê Thanh Hải và cộng sự về một số yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức trong thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi khảo sát 213 điều dưỡng thu được kết quả như sau: có 86,4% đối tượng nghiên cứu là nữ giới trong tổng số người tham gia nghiên cứu. Trình độ đại học và sau đại học chiếm 22,1%. Kết quả nghiên cứu khi so sánh mối liên quan giữa việc thực hành chuyên môn với một số yếu tố cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm, cảm nhận về sự phù hợp nghề nghiệp với kỹ năng bản thân, lòng yêu nghề, hiểu về y đức có ảnh hưởng đến việc thực hành chuyên môn của điều dưỡng [14].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dương năm 2012 trên địa bàn các Trung tâm phòng chống HIV/AIDS khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ đối tượng sẵn sàng đi đào tạo liên tục ở bất kỳ nơi nào là từ 49,3-59,2%; mong muốn học tại địa bàn công tác 35,2% - 25,4%. Đa số cán bộ tham gia nghiên cứu mong muốn thời gian đi học khơng tập trung và trong vịng 1-2 tuần chiếm tỷ lệ 18,3%. Khó khăn chính khi đi học chủ yếu là lý do tài chính (67,6%). Cần xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học các trình độ nâng cao đồng thời triển khai các khóa đào tạo chun mơn ngắn hạn, có trọng tâm bám sát theo các yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với cán bộ vừa học vừa làm [12].

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí năm 2011 của Nguyễn

Tuấn Hưng cho thấy trong tổng số 119 ĐDV tham gia nghiên cứu có 92,4% là nữ giới, độ tuổi dưới 30 là 40,3%, 30-50 là 39,5% và trên 50 là 20,2%). Về trình độ chun mơn, đại học và cao đẳng chiếm 38,7%, trung cấp chiếm 61,3%. Độ tuổi của ĐDV có ảnh hưởng đến mức độ thực hiện nhiệm vụ của họ theo xu hướng tuổi càng cao mức độ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ càng tăng ở các công việc cụ thể như giám sát người nhà hỗ trợ CSNB; tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà có nhu cầu; ghi chép phiếu theo dõi người bệnh [16].

Tại Hà Nam khi nghiên cứu cho thấy điều dưỡng tại các Trung tâm y tế tỉnh Hà Nam cho biết tuổi tác là lý do chính các đối tượng khơng có nguyện vọng học tập nâng cao trình độ (61,5 %) [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu phát triển nghề nghiệp của điều dưỡng công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại hà nam năm 2019 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)