b) Xử lý thông tin:
2.5.3.3 Tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU
Khái quát chung về thị trường EU
Thị trường EU (The European Union tạm dịch là Liên minh Châu Âu) là một thị trường chung lớn nhất thế giới với sự gắn kết của 25 nước thành viên phụ thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn so với Mỹ. Trước đây EU bao gồm 15 nước gồm Bỉ,
Đức, Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hàn Lan, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Anh, Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo. Kể từ ngày 1/05/2004 có thêm 10 nước thành viên mới gia nhập vào EU (Hungari, BaLan, Slovenia, Slovakia, Cộng hoà Séc, Lýtva, Estonia, Quốc đảo Malta, Síp). Liên minh Châu Âu là lực lượng thương mại hàng đầu, là thị trường thống nhất rộng lớn nhất thế giới với khoảng 500 triệu người tiêu dùng. Điểm nổi bật của thị trường này là nhu cầu lớn, sự phong phú và đa dạng về mẫu mã và yêu cầu chất lượng sản phẩm cao. Theo thống kê năm 1999 bình quân một người dân Châu Âu có nhu cầu hàng dệt là 19,7 kg, trong đó phục vụ cho nhu cầu hàng may mặc nhiều nhất. Nước Đức, Pháp, Tây Ban Nha tiêu dùng cho hàng may mặc nhiều nhất. Tuy nhiên, người Pháp thích mua các loại hàng cao cấp. Còn người Đức và Anh lại thích mua các loại sản phẩm có chất lượng trung bình và người Tây Ban Nha lại thích mua các sản phẩm màu sắc sặc sỡ, rẻ tiền. Hàng năm EU phải nhập rất nhiều hàng may mặc với số lượng lớn, riêng năm 1999 nhập khoảng 42 tỷ USD chủ yếu là nhập từ các nước Châu Á, Châu Mỹ… Trong đó nhập nhiều nhất là nước Đức chiếm 41,6% tức là 17,57 tỷ USD.
EU là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại. Vì thế, thị trường EU luôn được các quốc gia trong đó có Việt Nam tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này. Mặc dù, Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, nhưng từ 1/1/2005, EU đã dành cho Việt Nam ưu đãi là hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU không bị áp đặt hạn ngạch, mặt khác hàng may mặc của Việt Nam tiếp tục được hưởng thuếưu đãi. Hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU được chia làm hai loại: hàng
may mặc mặc trong và hàng may mặc mặc ngoài. Nguyên nhân là do nằm trong khu
vực chung của các nước có nền kinh tế phát triển cao, ngành dệt may của EU do tiền lương lao động cao đang chuyển ra nước ngoài nhiều nên sản lượng hàng dệt may của
EU giảm. Mặc dù EU đã dùng chính sách hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu nhằm giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Vì vậy, xu hướng tăng nhanh về số lượng và kim ngạch nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với các mặt hàng cấp thấp và kém nhạy cảm về mốt…
Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của EU vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, tốc độ nhập khẩu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trong nhập khẩu của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của EU là 108,3 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002, trong khi đó Hoa Kỳ nhập khẩu là 71,2 triệu USD, Nhật Bản là 19,4 triệu USD và mức tăng tương ứng so với năm 2002 là 7% và 10%. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu của EU là 121,6 triệu USD, tăng 12,2% so với năm 2003, còn Hoa Kỳ nhập khẩu 75,7 triệu USD và Nhật Bản nhập khẩu là 21,7 triệu USD với mức tăng tương ứng là 6% và 11,8%. Vì thế, đây là thị trường mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường này. Sự mở rộng thị trường và thị phần hàng may mặc của các quốc gia xuất khẩu trên thị trường EU phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của hàng may mặc quốc gia đó. Những yêú tố thể hiện khả năng cạnh tranh đó là: kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thương hiệu, chất lượng, mức độ hấp dẫn, giá cả.
Bên cạnh đó, EU áp dụng chính sách hải quan thống nhất giữa các quốc gia, nghĩa là hàng may mặc nhập khẩu chỉ cần thông quan tại bất kỳ một cửa khẩu tại một quốc gia nào thuộc EU là có thểđưa tới mọi địa điểm tiêu thụ trong các quốc gia khác thuộc EU mà không gặp trở ngại nào. Nhưng cũng có sự khác biệt là thuế suất giá trị gia tăng giữa các quốc gia không đồng nhất, có quốc gia áp thuế suất giá trị gia tăng cao nhưng có quốc gia áp thuế giá trị gia tăng thấp.
Quy mô tiêu dùng hàng may mặc ở thị trường EU
Thị trường EU có quy mô tiêu dùng hàng may mặc rất lớn. Theo thống kê của tổ chức xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước đang phát triển của EU. Năm 2004, ước tính chi tiêu cho hàng may mặc của người dân EU lên tới 274 tỷ Euro, trong đó chi cho hàng may mặc mặc ngoài đạt khoảng 225 tỷ Euro, chiếm 82% tổng chi tiêu cho hàng may mặc và mức tăng hàng năm là 5,2%. Nếu tính riêng 15 nước thành viên EU cũ thì mức tăng thấp hơn là 4,5%, nhưng với 10 nước thành viên mới (tính từ 1/5/2004) có mức tăng đáng kể là 25,6%. Trong 15 quốc gia EU cũ, Đức là quốc gia có mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn nhất, năm 2004 đạt tới 58,497 triệu Euro, sau đó là Anh đạt 53,158 triệu Euro, Ý đạt 43,514 triệu Euro, Pháp đạt 31,700 triệu Euro, Tây Ban Nha là 22,280 triệu Euro. Còn với 10 quốc gia thành viên mới, nước tiêu dùng nhiều hàng may mặc nhất là Ba Lan, năm 2004, chi tiêu cho hàng may
mặc đạt 5,054 triệu Euro, tiếp đến là các quốc gia Cộng hoà Séc là 1,842 triệu Euro, Hunggari đạt 1,471 triệu Euro.
Năm 2004, riêng 5 quốc gia Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha đã có mức chi tiêu cho hàng may mặc chiếm tới 77% trong tổng chi tiêu của 25 quốc gia thuộc EU. Với 15 quốc gia thuộc EU cũ, năm 2004, người dân Anh có mức tiêu dùng trên đầu người về quần áo lớn nhất trong các quốc gia đạt 880 Euro/người, tiếp đến Áo đạt 850 Euro/người, Ailen là 805 Euro/người, Bỉ đạt 764 Euro/người, Luých xăm bua đạt 754 Euro/người, Ý đạt 749 Euro/người. Với những quốc gia đông dân cư như Đức, Anh, Ý, mức chi tiêu theo đầu người cao là bình thường bởi dân sốđông sẽ phải chi tiêu nhiều cho hàng may mặc. Nhưng những quốc gia nhỏ và ít dân cư như Áo, Luých xăm bua, Bỉ, ThuỵĐiển cũng đều có mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc khá cao. Điều này có thể giải thích theo hai hướng, thứ nhất người dân của những quốc gia này chi tiêu nhiều cho hàng may mặc mặc ngoài, thứ hai, người dân tiêu dùng nhiều hàng may mặc cao cấp, hàng có thương hiệu nổi tiếng và giá thành cao. Nhưng theo các nhà nghiên cứu thị trường giải thích, việc các nước này có số dân nhỏ lại có mức tiêu dùng/người cao về hàng may mặc do người dân chi nhiều cho những hàng may mặc có chất lượng cao, hàng may mặc”sạch”, hàng may mặc có thương hiệu nổi tiếng, những quốc gia nhỏ bé này đều là những quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người khá cao và phong trào sử dụng sản phẩm”sạch”hết sức mạnh mẽ.
Ngoài hai quốc gia Đức, Anh đứng đầu trong tiêu dùng hàng may mặc nói chung và hàng may mặc mặc ngoài nói riêng, các quốc gia còn lại cũng có mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn và tỷ trọng hàng may mặc mặc ngoài đều chiếm trên 80% trong tổng chi tiêu cho hàng may mặc. Với 10 quốc gia thành viên EU mới, các quốc gia này đều có mức tăng trong tiêu dùng hàng may mặc, trong đó mức tiêu dùng/người của Slovennia là lớn nhất đạt đạt 397 Euro năm 2004, tiếp đến người tiêu dùng Síp đạt 371 Euro, Malta đạt 208 Euro. Trong các quốc gia mới gia nhập này, nhiều quốc gia đã từng là thị trường truyền thống của hàng may mặc Việt Nam như CH Séc, Hunggari, Ba Lan, Látvia, Lít va, Slovakia, Estonia. Những năm sau đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này giảm sút do tình hình bất ổn về kinh tế và chính trị ở các quốc gia này, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào thị trường các quốc gia 15 quốc gia thành viên cũ.
Nhìn chung, thị trường 10 quốc gia thành viên EU mới không phải là thị trường khó tính đối với hàng may mặc, do thu nhập bình quân trên đầu người thấp, mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc thấp, hàng may mặc từ thấp cấp đến trung cấp và cao cấp đều tiêu thụđược ở những thị trường này và chủ yếu là hàng may mặc thấp cấp và trung cấp có chất lượng vừa phải, có hoặc chưa có thương hiệu, hàng may mặc có mẫu
mã đơn giản, không phức tạp. Vì thế, đây là những thị trường có mức độ cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Srilanca, Bănglađét, Ấn Độ..
Thị hiếu người tiêu dùng
EU là nơi có những trung tâm thời trang lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới, người tiêu dùng lại có truyền thống”sành mặc”. Vì vậy, khó có thể khẳng định được xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới thay đổi như thế nào. Thực tế cho thấy, các kiểu dáng và màu sắc của hàng dệt may trên thị tường này luôn có sự thay đổi và được bày bán giới thiệu quanh năm. Tuy nhiên, mốt cũng thường xuyên thể hiện tính chu kỳ của nó, các mặt hàng thường chú trọng đến kiểu dáng, màu sắc thì chu kỳđược lặp lại 10 – 15 năm, có khi lên đến 30 năm. Lẽđương nhiên, nó không hoàn toàn rập khuôn một cách máy móc mà mang tính sáng tạo rất nhiều. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi, nó tuỳ thuộc vào từng mùa, từng khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, chất liệu vải hiện nay cũng có nhiều thay đổi đểđáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là các trang phục thời trang thì việc sử dụng chất liệu vải thích hợp cho từng bộ sưu tập được đặt lên hàng đầu.
Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường EU
Châu Âu là một thị trường lớn, khá ổn định mà hầu hết các doanh nghiệp làm ăn xuất khẩu đều muốn tham gia. Trong những năm qua, cùng với những cố gắng nhất định của mình Công ty Cổ Phần may Nhà Bè đã có nhiều hoạt động tích cực trên thị trường này. Tuy kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này không nhiều và chưa ổn định nhưng cũng đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
BẢNG 18: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2003 ÷ 2005.
Trong năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường EU đạt 30.069.465 USD chiếm tỷ trọng, được coi là khả quan nhưng sang đến năm 2004 thì con số này đã giảm đáng kể chỉ còn đạt 20.715.074 USD giảm so với năm 2003 là 9.354.391 USD tương ứng giảm 31.11%. Nguyên nhân do Công ty đã tập trung chú ý xuất khẩu vào thị trường mới đầy tiềm năng là Mỹ nên đã không duy trì mức xuất khẩu ở thị trường EU và do hàng may mặc của Trung Quốc xuất vào EU có nhiều lợi thế như họ hoàn toàn tự túc và chủđộng được nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất lại thấp, giá thành rất hạ. Còn Công ty Cổ Phần may Nhà Bè phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu. Nhận thấy điều này, năm 2005 Công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc thu mua và dự trữ nguyên phụ liệu, giảm giá thành sản phẩm nên giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại tiếp tục tăng trở lại đạt 32.995.267 USD tăng 12.280.193.00USD tương
ứng tăng 59.28% so với năm 2004. Đây là điều đáng mừng vì sang năm 2005 công ty đã nghiên cứu xuất khẩu đều cả 3 thị trường Mỹ, Nhật, EU. Các mặt hàng xuất khẩu cụ thể:
- Năm 2003 mặt hàng áo Sơmi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng là 40.17%, sau đó đến Jacket chiếm tỷ trọng 30.12% và Quần chiếm 29.71% và mặt hàng Veston năm này không tiêu thụ được do năm này Công ty chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như Sơmi, Quần, áo Jacket. Veston đòi hỏi kỹ thuật cao hơn Công ty í sản xuất được đểđáp ứng nhu cầu ở thị trường.
- Năm 2004 tất cả các mặt hàng Sơmi, Jacket, Quần kim ngạch xuất khẩu đều giảm, Sơmi giá trị XK giảm mạnh nhất 5.744.234,46 USD tương ứng giảm 47.56%. nhưng điều đáng mừng là trong năm này Công ty bắt đầu lấy lại thị phần về mặt hàng Veston tăng năm 2004 đạt 4.022.867,37 USD chiếm tỷ trọng 19,42%. Đây là điều đáng mừng cho Công ty.
- Năm 2005 Veston tăng mạnh về giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14.204.462,44 USD chiếm tỷ trọng 43.05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 10.181.595,07 USD tương ứng tăng 253.09% so với năm 2004. Các mặt hàng còn lại cũng tăng nhanh. Nguyên nhân do khối EU về nhu cầu hàng may mặc rất lớn và Công ty đã nắm rõ được sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng EU.
Tóm lại, trong những năm qua tình hình xuất khẩu của Công ty có nhiều sự biến động, nhưng đều theo xu hướng tốt. Công ty muốn ngày càng đáp ứng được nhu cầu cao đối với người tiêu dùng tại thị trường EU thì công ty phải ra sức thường xuyên nghiên cứu thị trường và đầu tư chiều sâu về công nghệ, thiết bị. Đặc biệt trong những năm tới về sản phẩm thời tranh và các công ty đang gia sức làm hàng cao cấp để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.