Nhân tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 64 - 134)

b) Xử lý thông tin:

2.4.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô

2.4.2.1 Khách hàng

Khách hàng là nhân tố chủ lực quyết định đầu vào và đầu ra của Công ty. Trong hoạt động ngoại thương của Công ty đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với bạn hàng quốc tế cũng như trong nước.

- Bạn hàng trong nước: Công ty có mối quan hệ mạt thiết với ngân hàng, với các doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp nguyên phụ liệu như: Thàng Công, Phước

- Bạn hàng nước ngoài: Công ty đã tạo được uy tín, tín nhiệm trong thương mại và có nhiều khách hàng quen thuộc trên thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Pháp…. Đã tạo đièu kiện cho Công ty xuất khẩu hàng may mặc để mở rộng thị trường. Điều này sẽ tạo cho Công ty một thị trường đầu ra ổn định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từđó xác định đối sách kinh doanh thích hợp nhằm tạo thếđứng vững trong môi trường kinh doanh sôi động như hiện nay.

Đối với Công ty Cổ Phần may Nhà Bè vấn đềđối thủ rất gay gắt, trong điều kiện cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ cùng hoạt động trong đó nhiều doanh nghiệp mới ra đời có thế lực mạnh hơn Công ty về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước của Công ty là:

trong nước:

- Công ty Cổ Phần may Việt Tiến. - Công ty Cổ Phần may 10.

- Công ty may An Phước.

Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước Công ty còn phải đối đầu với các cường quốc có số lượng xuất khẩu hàng may mặc rất lớn như: Trung Quốc, Miến Điện, Inđônesia, Malaysia…Ở các nước này việc thu mua nguyên liệu thuận lợi, giá cả rẻ, chất lượng cao thu hút nhiều khách hàng lớn, chiếm lĩnh thị trường hàng may mặc thế giới gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói cung và mở rộng thị trường XK của Công ty nói riêng. Qua đó nhận thấy vấn đề lớn đặt ra trong tình hình hiện nay là hạ giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Riêng về phía công ty phải có sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng hàng may mặc XK hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

2.4.2.3 Các nhóm áp lực xã hội

Các nhóm này có thể là dư luận xã hội, các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dùng, các tổ chức y tế, báo chí… hoạt động của Công ty sẽ thuận lợi nếu các tổ chức trong cộng đồng ủng hộ, ngược lại sẽ gặp nhiều khó khăn nếu có sự bất bình từ phía cộng đồng. Vì vậy các tổ chức này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Nhưng hàng năm Công ty có quan hệ rất tốt với công chúng, công ty thường tham gia các hoạt động của báo chí như tham gia giả thưởng Sao Vàng đất Việt do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. Tạo được sựủng hộ nhiệt tình về sản phẩm và phong cách lãnh đạo của Công ty.

2.4.2.4 Các sản phẩm thay thế

Dù xã hội có phát triển đến mức nào, khoa học kỹ thuật có tiến bộ vượt bặc đến đâu chăng nữa thì nhu cầu may mặc không thể thiếu và cũng không có sản phẩm nào thay thếđược, đây là yếu tố rất thuận lợi cho Công ty. Khi mức sống xã hội ngày càng phát triển và thu nhập của ngươi dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu mặc đẹp, hợp thời trang và mua sắm ngày càng tăng lên, thị trường tiêu thụ hàng dệt may ngày càng mở rộng, giúp cho Công ty càng mở rộng thị trừơng XK.

2.5. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ Phần may Nhà Bè trong thời gian qua thời gian qua

2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc

Đối với ngành dệt may nói chung và đối với Công ty Cổ Phần may Nhà Bè nói riêng thì kim ngạch xuất khẩu là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển ngành, nó thể hiện sự lớn mạnh cũng như sự suy yếu của Công ty. Hơn nữa XK đóng vai trò chính yếu trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh. Hoàn thành và cố gắng nâng cao kim ngạch XK, luôn là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án chiến lược của Công ty. Chính vì thế trong các năm vừa qua tập thể cán bộ công nhân viên Công ty luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu do nhà nước giao và luôn đề ra phương hướng nâng cao kim ngạch XK trong tương lai. Đến nay tên tuổi của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong doanh sách các doanh nghiệp XK hàng may mặc của Việt Nam.

BẢNG 11: KNXK HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY NĂM 2003 ÷ 2005

ĐVT: Đồng

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch năm 2004/2003 Chênh lệch năm 2005/2004 Chỉ tiêu Giá trị (USD) Giá trị (USD) Giá trị (USD) ± % ± % KNXK 75.098.564 101.844.021 131.875.567 26.745.457 35.61 30.031.546 29.49

Nguồn:Phòng kinh doanh XNK

Qua bảng 13 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2004 tăng 26.745.457 USD tương ứng tăng 35.61 % so với năm 2003. Sang đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục tăng 30.031.546 USD tương ứng tăng 299.49% so với năm 2004. Nguyên nhân do giá bán ra tăng lên làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng. Trong khi đó việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài về với giá cao. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của giá xuất khẩu tăng cao hơn so với tốc độ tăng của giá nguyên phụ liệu nên

hiệu quả xuất khẩu của Công ty tương đối tốt. Dự kiến trong năm tới kim ngạch xuất khẩu của Công ty còn tăng nữa.

2.5.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Công ty

. Hoạt động tiêu thụ của Công ty ở thị trường nước ngoài luôn được Công ty nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trên cơ sở đó Công ty sẽ triển khai thực hiện từng bước nhằm đạt được hiệu quả XK cao góp phần mở rộng và tăng quy mô thị trường tiêu thụ nước ngoài. Do đó việc phân tích tình hình tiêu thụ và mở rộng thị trường XK ở các thị trường nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết vì nhờđó Công ty có thể đánh giá được thực tế và năng lực cung cấp hàng hoá của mình cho các thị trường nước ngoài đang ở mức nào, từ đó có thể vạch ra những hướng đi cho thời gian sắp tới nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

Mỗi công ty thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau để giảm thiểu rủi ro và cũng là để tăng lợi nhuận cho công ty, và tỷ trọng từng mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng của công ty đó là không giống nhau do mức độ quan trọng của các mặt hàng đối với công ty là khác nhau. Phân tích cơ cấu mặt hàng sẽ giúp công ty biết được mặt hàng nào bán được, thị trường nào đang cần mặt hàng nào, mức độ bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được, mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng xuất khẩu đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Từ đó chính sách và giải pháp để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong cơ cấu mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: Veston, Sơmi, Quần, Jacket, mặt hàng khác.

BẢNG 12: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003 ÷ 2005.

Qua bảng trên nhận thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty chủ yếu là xuất khẩu Jacket, Sơmi, Veston, Quần. Mỗi sản phẩm có những kiểu dáng khác nhau phù hợp với mọi lứa tuổi. Các mặt hàng đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể:

· Sản phẩm Jacket: Đây là sản phẩm dành cho mùa đông, áo Jacket của Công ty Cổ Phần may Nhà Bè được thiết kế thời trang và lịch sự nhưng vẫn giữ được sự ấm cúng cho người mặc vào mùa đông. Sản phẩm rất phong phú và đa dạng về màu sắc, chất liệu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, ngoài ra sản phẩm có tính năng chống thấm tốt thích hợp với thời tiết mùa đông hoặc khi trời se lạnh, trong nước sản phẩm này được đánh giá cao.

Năm 2004 giá trị sản phẩm Jacket đạt 13.408.748,84 USD giảm 3.337.196,11 USD tương ứng giảm 19.93% so với năm 2003 nguyên nhân do trong năm này giá xuất khẩu giảm do hàng hoá không đảm bảo chất lượng mà giá mua nguyên phụ liệu tăng, mà nhu cầu con người đòi hỏi kiểu cách rất phức tạp nên Công ty chưa thể mua

được nguyên phụ liệu phù hợp. Sang năm 2005 giá trị tăng 2.855.339,12 USD tương ứng tăng 21.29% so với năm 2004. Trong năm này Công ty đã khác phục tình trạng này nhanh chóng gia tăng lợi nhuận thu về nguyên nhân do nhu cầu may mặc con người ngày càng thay đổi, họ chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nếu chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng thì giá cả bao nhiêu họ cũng mua. Năm vừa qua Công ty đã lắm bắt được tình hình này nên sản phẩm bán ra cao, giá xuất khẩu cao. Cụ thể sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây thể hiện ở trang 65.

· Sản phẩm Sơmi

Đây là sản phẩm may mặc nhiều năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, có tính năng chống nhàu. Màu sắc và chất liệu vải rất phong phú và đa dạng phù hợp với người Việt Nam ở mọi lứa tuổi với kích cỡ từ 38 đến 44 và người tiêu dùng nước ngoài. Ngoài ra chất liệu vải phù hợp với khí hậu thời tiết trong nước cũng như nước ngoài. Tạo cho người mặc cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi đi làm cũng nhưđi Công tác nước ngoài. Hầu như Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm Sơmi Nam vì nước ngoài họ rất thích mặc đi làm.

Năm 2004 giá trị Sơmi đạt 30.390.092,69 USD tăng 4.899.472,67 USD tương ứng tăng 19.22% so với năm 2003. Sang năm 2005 nhu cầu về sản phẩm này càng tăng hơn giá trị đạt 31.629.441,68 USD tăng 1.239.348,99 USD tương ứng tăng 4.08%. Nguyên nhân tăng là do số lượng xuất khẩu tăng làm cho doanh thu xuất khẩu tăng. Sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại sản phẩm năm 2003 chiếm tỷ trọng 33.94%. Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty thể hiện qua trang 65.

· Sản phẩm Veston

Đây là sản phẩm thời trang, lịch sự dành cho nam giới trong công sở, hội họp và trang trọng trong ngày cưới. sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Bộ Veston nam được thiết kế phù hợp với người tiêu dùng trong và ngoài nước. có đủ các kích cỡ, size khác nhau, đặc biệt chia theo nhóm người gầy, thấp, cao, mập do đó người tiêu dùng rất dễ lựa chọn. Đặc biệt mặt hàng này trong vài năm gần đây nhu cầu về sản phẩm này rất cao, mà Bộ Veston là sở thích của Nam giới nước ngoài. Nắm bắt được thông tin đó hàng năm công ty gia tăng sản xuất để xuất khẩu với nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng,. Cụ thể năm 2003 mặt hàng này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các mặt hàng Sơmi, Jacket, Quần là 15.97%. Do chi phí để sản xuất mặt hàng này rất cao và nhiều công đoạn rất phức tạp. Giá bán ra một bộ Veston cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác. Năm 2004 doanh thu tăng 21.344.100,61 USD tương ứng tăng 177.93% so với năm 2003. Sang năm 2005 tăng 26.343.317,93 USD tương ứng tăng 79.02% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng là do giá xuất khẩu tăng, số lượng tăng không đáng kể làm cho doanh thu xuất khẩu tăng.

Trước đây sản phẩm này chủ yếu chỉ tiêu thụ ở thị trường Mỹ, Nhật Bản. Đến nay Công ty đã xuất khẩu cả sang thị trường EU.

Một số sản phẩm của Công ty là thể hiện ở trang 66.

· Quần tây nam

Đây là sản phẩm được nhiều nam giới sử dụng khá phổ biến tại thị trường trong và ngoài nước. sản phẩm được nhiều năm đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, màu sắc và chất liệu vải sản phẩm rất phong phú và đa dạng thích hợp cho nam giới ở mọi lứa tuổi, kích cỡđược phân theo nhóm khách hàng khác nhau. Năm 2005 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 24.102.570,16 USD giảm 315.956,04USD tương ứng giảm 1.29 % so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 18.28% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Nguyên nhân giảm do nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm ngày càng phức tạp, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, giá cả bán thấp làm cho doanh thu thu được thấp hơn. Đối với mặt hàng này công ty cần nghiên cứu đưa ra biện pháp làm tăng doanh số bán.

Một số sản phẩm quần tây nam của Công ty thể hiện thông qua trang 66.

· Sản phẩm khác

Sản phẩm khác của Công ty như: Váy nữ, đầm nữ, bộđồ trẻ em, bộđồ thể thao..mới đưa ra thị trường nên năm 2004 đạt được là 287.077 USD chiếm tỷ trọng là 0.28%. Sang năm 2005 Công ty chưa chú ý đến nên doanh số xuất khẩu đạt 196.573 USD giảm 90.504 USD tương ứng giảm 31.53%. Các sản phẩm này không phải là sản phẩm chính của Công ty, đểđa dạng hoá sản phẩm tiến tới Công ty còn cho ra nhiều sản phẩm mới lạ hơn.

Qua phân tích ở trên nhận thấy, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty còn hạn chế nhưng tỷ trọng các mặt hàng chủ lực của Công ty thì liên tục thay đổi qua các năm đặc biệt sản phẩm bộ Veston, tỷ trọng thay đổi nhanh nhất. có một số sản phẩm khác của Công ty vẫn chưa đạt được doanh số bán cao. Nhưng điều đáng mừng là vào năm 2005 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng, làm cho tổng doanh thu xuất khẩu tăng. Chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo được công ăn việc làm cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, quá trình sản suất diễn ra liên tục, và lợi nhuận vẫn cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty cần mở rộng thêm một số mặt hàng có chất lượng cao, những sản phẩm nào là mặt hàng chủ lực của Công ty cần nâng cao sản phẩm hơn nữa và có gắng mở rộng thị trường xuất khẩu.

Jacket 25% Sơmi 36% Veston 19% Quần 20% Jacket 18% Sơmi 32% Veston 29% Quần 20% Sản phẩm khác 1% Jacket 15% Sơmi 25% Veston 43% Quần 16% Sản phẩm khác 1%

BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY Các sản phẩm của Công ty:

* Sản phẩm JACKET: JACKET NỮ JACKET NAM Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

* Sản phẩm Sơmi:

Sơ mi Nam Sơmi nam caro Sơ mi nam vải hoa caro trắng xanh rêu trên nền tím

Sơ-mi nam kẻ sọc Sơ-mi nam màu Sơmi nam màu to màu xanh và trắng trơn xanh nước biển đen trơn

* Sản phẩm Veston:

Veston nam Veston nam Veston nam Veston nam

màu đen màu nâu màu tím than màu đen huyền

* Sản phẩm Quần Tây:

Quần tây màu Quần tây màu đen Quần tây màu Quần tây màu Quần tây màu

đen trơn sọc trắng xuôi xanh dương rêu đỏ bordeaux

2.5.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Thị trường là yếu tố quyết định quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quyết định yếu tố đầu ra nhưng lại là cơ sở cho yếu tố đầu vào, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế có thể nói rằng thị trường chiếm một vị trí rất quan trọng trong kinh doanh XNK, đặc biệt là trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay. Tìm

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 64 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)