Tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 78 - 81)

b) Xử lý thông tin:

2.5.3.2 Tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản

a) Khái quát chung về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là là một thị trường mở, có quy mô tương đối lớn đối với các nhà xuất khẩu hàng may mặc nước ngoài, là nước nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thứ hai trên thế giới với số dân 126,9 triệu người và mức thu nhập bình quân hàng năm là 30.039 USD/ người. Tuy nhiên, việc mua sắm của người Nhật Bản đối với các sản phẩm nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng đều khác biệt với các thị trường Mỹ, EU hoặc thị trường của các nước khác. Một trong những nguyên nhân là Nhật Bản đang đối mặt với sự thay đổi giữa các nhóm tuổi trong xã hội theo hướng già hoá dân số tương đối nhanh chóng. Theo một nghiên cứu về xu hướng thay đổi dân số Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2025 cho thấy: năm 2000, nhóm tuổi từ 15 – 29 là 16 triệu người thì tới năm 2010 sẽ giảm xuống còn 12,3 triệu người và đến năm 2025 chỉ còn 10,8 triệu. Số người dân có độ tuổi từ 30 – 59 cũng có mức giảm đáng kể qua các năm như năm 2000 có 42,7 triệu người, đến năm 2010 giảm xuống 42,2 triệu người, năm 2025 mức tuổi này chỉ còn 38,7 triệu người. trong khi đó, nhóm dân có độ tuổi từ 60 – 64 lại tăng lên. Năm 2000 có 4,4 triệu người, nhưng đến năm 2025 sẽ tăng 5,3 triệu người, nhóm dân số có độ tuổi trên 65 cũng có mức tăng như vậy.

Nhật Bản là thành viên của MFA (thoảước quốc tế về tơ sợi) không dùng chế độ hạn ngạch (quota) mà dùng hàng rào thuế quan để điều chỉnh nhập khẩu và bảo vệ hàng dệt – may trong nước.

Trong những năm gần đây, Nhật từ một nước xuất khẩu hàng dệt – may có khuynh hướng chuyển sang nhập khẩu ngày càng rõ rệt, đặc biệt là các mặt hàng may sẵn. Hiện nay, hàng may mặc nhập khẩu có số lượng chiếm gần 85% số lượng bán ra ở Nhật. Việc nhập khẩu hàng dệt – may gia tăng mạnh mẽ hàng năm hoàn toàn khách quan, bởi lẽ Nhật lâu nay là nước xuất siêu lớn, bên cạnh đó phần lớn hàng xuất khẩu của Nhật là nguyên liệu sơ, vải và sau khi gia công chế tạo lại được nhập lại Nhật dưới dạng quàn áo, hoặc Nhật tìm cách chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất ở nước ngoài nơi có sẵn nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ chỉ với điều kiện phải cung cấp cho thị trường Nhật. Thời gian gần đây, thị trường dệt may Nhật được đánh giá là thị trường khó tính về mặt hàng may mặc nhập ngoại, bởi lẽ chính sách bảo hộ hàng dệt may của Chính phủ và người Nhật không ưa dùng hàng nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự tăng giá đồng Yên, phụ nữđi nhiều hơn và đặc biệt là họ ít mặc đồ truyền thống hơn… những nhân tố đó đã làm thay đổi vị trí của hàng dệt may các nước xuất khẩu.

b) Nhu cầu về thị hiếu tiêu dùng của người Nhật

Trong những năm cuối thập kỷ 90, theo thống kê của Miti, số lượng và thời gian người Nhật mặc trang phục cổ truyền ở mức thấp nhất, đặc biệt là phụ nữ Nhật không dùng Kymônô truyền thống trong lễ hội tháng 7 và nhân dịp tết cổ truyền. Hiện nay, xu hướng già hoá dân số của Nhật Bản sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách thức tiêu dùng hàng hoá, sự lựa chọn, sở thích, thói quen, tâm lý tiêu dùng. Mặt khác, Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, có mức thu nhập cao, nên người tiêu dùng sẽ trở nên ngày càng yêu cầu khắt khe và khó tính hơn về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, thẩm mỹ, tính năng tác dụng của sản phẩm, thời trang… Họ trở nên tin tưởng và dễ dàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản như JIS hoặc của quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 và họ cũng sẽ trở nên e ngại đối với sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trên. Như vậy rất có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài có hàng XK vào Nhật Bản mà lại áp dụng tiêu chuẩn chất lượng này, nó sẽ góp phần làm tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác.

Về màu sắc và kiểu dáng trang phục trên thị trường Nhật mang đậm nét kín đáo vốn có của trang phục dân tộc Nhật. Phần lớn nam giới Nhật khi đi đến công sở làm việc với trang phục đúng đắn, nghiêm túc gồm áo sơ mi trắng mặc trong áo veston thường có màu sáng hoặc trang nhã đối với người ít tuổi và màu đen đối với người lớn tuổi. Phụ nữ ngày nay đến công sở làm việc nhiều hơn với các trang phục như: áo sơmi đi với váy ngắn và được khoác lên một chiếc áo veston với màu sắc trang nhã, sang trọng, tự tin…,hầu hết học sinh, sinh viên của Nhật ngày nay chẳng ai đến trường với

trang phục”thời cổ”. Người tiêu dùng ở Nhật rất ưa thích chất liệu vải xuất xứ từ tự nhiên và vải nhân tạo tổng hợp.

c) Tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản

BẢNG 17: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003 ÷ 2005.

Trong những năm gần đây nền kinh tế của Nhật gặp nhiều khó khăn. Sau khi thoát ra khỏi sựảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Nhật bắt đầu rơi vào thời kỳ suy thoái, việc đồng Yên không ổn định làm cho tình hình xuất nhập khẩu của Nhật có nhiều bất lợi. Điều này có nhiều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật cũng như tác động trực tiếp đến người tiêu dùng Nhât Bản.

Qua bảng 17 ta nhận thấy, tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường này thay đổi liên tục, chủ yếu xuất các mặt hàng Veston, Sơmi. Cụ thể:

Trong năm 2004 giá trị xuất khẩu các mặt hàng đều giảm xuống làm cho tổng kim ngạch XK sang thị trường giảm 1.289.420 USD tương ứng giảm 64.84%. Nguyên nhân do:Mặt hàng sơmi giảm 1.134.481,53 USD tương ứng giảm 31.53 % nhưng tỷ trọng chiếm 26.12 % so với năm 2003. Tiếp là mặt hàng Veston giảm 366.482,39 USD tương ứng giảm 8.03%, nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất 42.12% trong tổng kim ngạch XK sang thị trường Nhật. Riêng mặt hàng quần tây vào năm 2003 Công ty chưa bán được sang thị trường này, năm 2004 đạt kim ngạch xuất khẩu là 808.780,01 USD. Sự sụt giảm này một phần là do yếu tố khách quan nhưng cũng cần phải xem xét lại Công ty đã làm tốt công tác nghiên cứu thị trường chưa, năng lực sản xuất của Công ty có bị giảm sút không, và Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh nào. Sang năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 16.418.508 USD tăng 6.458.163 USD tương ứng tăng 64.84% so với năm 2004. Nguyên nhân do năm 2005 sản phẩm Veston tăng mạnh nhất đạt kim ngạch xuất khẩu là 8.205.970,3 USD tăng 4.010.672,98 USD tương ứng tăng 95.6%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Nhật là 49.98%, tiếp sau đó là sản phẩm sơmi đạt giá trị XK là 4.288.514,29 USD chiếm tỷ trọng 26.12% tăng 1.825.320,97USD tương ứng tăng 74.10 % so với năm 2004. Mặt hàng Jacket giảm đều qua các năm do nhu cầu của người tiêu dùng ở Nhật họ ít dùng sản phẩm này mà chủ yếu là sơmi và veston.

Nhìn chung tình hình xuất khẩu may mặc của Công ty sang thị trường Nhật có xu hướng ngày một gia tăng nhưng chủ yếu là hai mặt hàng Sơmi và Veston. Điều này cho thấy công ty cũng đã ngày càng chú trọng và đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này bởi lẽ đây là thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty, nhưng Công ty cần cố gắng lập ra kế hoạch nâng cao các sản phẩm Jacket và Quần tây sang

thị trường. điều này cho thấy Công ty chưa thực sự đáp ứng đúng như cầu của thị trường về hai sản phẩm này, có thể do sản phẩm này của Công ty chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng. Trong năm tới để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đẩy mạnh công tác XK vào thị trường Nhật Công ty cần phải nghiên cứu rõ thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Nhật và đa dạng hoá sản phẩm biết khai thác thể mạnh, tính độc đáo của sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)