Tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 75 - 78)

b) Xử lý thông tin:

2.5.3.1 Tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ

Khái quát chung về thị trường Mỹ

Mỹ là một cường quốc kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự hàng đầu của thế giới, là một trong ba trung tâm kinh tế và tài chính quốc tế. Với diện tích tự nhiên trên 9 triệu km2, trên 247 triệu dân, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Mỹ đã đạt tới trình độ của một quốc gia phát triển về công nghiệp, có thu thập bình quân đầu người trên 27.000 USD. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Mỹ là chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, hoá chất,…Mỹ có tầm quan trọng rất to lớn trên thế giới. Xây dựng mối quan hệ hữu nghị với Mỹ là vấn đề mà hầu hết các quốc gia đều quan tâm. Ở Việt Nam, để thực hiện các mục tiêu trong quan hệ kinh tế Mỹ cần phải thấy rõ rằng quan hệ Việt – Mỹ có nhiều đặc thù tồn đọng, nhiều vấn đề cần tiếp tục xử lý sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. do vậy nét nổi bật trong quan hệ kinh tế giữa Việt – Mỹ trong thời gian tới là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hợp tác là chủđạo, song đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ luôn vượt mức 70 tỷ USD trong những năm gần đây. Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ đạt 33,291 tỉ USD, tăng 5.41% so với

năm 2004. Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang thị trường này với giá trị đạt 6,576 tỉ USD năm 2005, tăng 60.26% so với năm 2004. Mêhicô vẫn đứng thứ hai, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2,388 tỉ USD, giảm 11.81% so với năm 2004. Honduras là nước đứng thứ ba về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,016 tỉ USD, tăng 0.16% so với năm 2004. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 7 về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳđạt 37,514 tỉ USD, tăng 6.3% so với năm 2004.

Trong qúa trình đàm phán Việt – Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO, khi phía Mỹ cho rằng, VN tài trợ rất lớn cho xuất khẩu dệt may, Bộ trưởng Thương mại đã nổi giận. Căng thẳng trên bàn đàm phán cũng là nỗi niềm đau đáu của DN dệt may xuất khẩu sang Mỹđến nay vẫn chưa được hoá giải, đó là bị áp dụng hạn ngạch. Cuối năm 2006, xuất khẩu dệt may đang trong tình trạng hồi hộp, mừng ít lo nhiều. Mừng vì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng trong năm 2006, kỳ vọng vượt kế hoạch đề ra. Theo Ban dệt may, kim ngạch xuất khẩu dệt may tính đến hết tháng 8/2006 đã đạt 3,8 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt hơn 70% so với kế hoạch Bộ thương mại đặt ra. Kết quả này rất đáng khích lệ nếu chỉ xét về số lượng, bởi nó được thực hiện trong điều kiện bị áp dụng hạn ngạch như năm 2005. khi VN gia nhập WTO thì Mỹ sẽ bãi bỏ hạn ngạch đối với VN lúc đó các doanh nghiệp VN phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, điển hình là hàng măy mặc Trung Quốc.

Theo quy định của Mỹ, các sản phẩm dệt may được chia thành 167 mã hàng riêng lẻ, trong đó riêng hàng may mặc có tới 106 mã hàng. Trong số 38 mã hàng dệt may Việt Nam bị khống chế hạn ngạch, có tổng cộng 35 mã hàng may mặc (chiếm 33% tổng số mã hàng may mặc vào thị trường Mỹ). Như vậy vẫn còn tới 129 mã hàng Việt Nam có thể xuất tự do vào thị trường Mỹ mà các doanh nghiệp có thể tận dụng. Năm nay, Mỹ tiếp tục tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam thêm 7%. Ngay trước khi Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và Mỹđược gia hạn, Liên bộ Thương mại – Công nghiệp đã ban hành thông tư 18/2005 hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch dệt may vào thị trường Mỹ năm 2006. Theo thông tư này, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽđược cấp visa tựđộng (không hạn chế số lượng) ngay từ 1/1/2006 .

Tóm lại, Mỹ là nước có nền kinh tế hấp dẫn, sức mua lớn nhất trên thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều muốn hợp tác buôn bán với Mỹ, không chỉ vì Mỹ là một trong nhữn nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất mà còn là một nước nhập khẩu lớn nhất và có cán cân thương mại lớn nhất thế giới. Việc thâm nhập vào thị trường Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, muốn làm ăn lâu dài trên đất Mỹđòi hỏi các doanh nghiệp cần phải am hiểu các quy định về luật lệ như

luật kinh doanh, thuế XNK, cung cách làm ăn và tác phong của người Mỹ. Đặc biệt chú ý đến các vấn đề liên quan đến quy chế tối huệ quốc MFN và chế độ ưu đãi thuế

quan phổ thông GSP.

Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty vào thị trường Mỹ

Với việc bình thường hoá quan hệ giữa VN và Mỹ là một cơ hội đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, vì Mỹ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng. Hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này phải trải qua nhiều thủ tục khắt khe với một quy trình phức tạp.

BẢNG 16: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 2003 ÷ 2005.

Qua bảng 16 ta thấy tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm 2003 giá trị XK đạt 18.609.424 USD, năm 2004 đạt 40.935.481 USD tăng hơn so với năm 2003 là 22.342.056,84 USD tương ứng tăng 120.06 %. Với giá trị XK đạt được như trên trong hai năm này Mỹ là thị trường lớn nhất của Công ty chiếm trên 60% thị phần trong cơ cấu thị trường nước ngoài trong cơ cấu thị trường nước ngoài tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Sang đến năm 2005 giá trị xuất khẩu các sản phẩm hàng may mặc của Công ty lại càng tăng mạnh hơn đạt 59.344.005 USD tăng 18.392.524 USD tương ứng tăng 45.03% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng là do số lượng xuất khẩu hàng năm tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc ở Mỹ tăng nhanh, hầu như người tiêu dùng không quan tâm đến giá cả bao nhiêu, miễn sao hàng hoá đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Trong cơ cấu mặt hàng XK thì mặt hàng Veston vẫn là mặt hàng chính cụ thể:

- Mặt hàng Jacket năm 2004 đạt 3.267.928,18 USD chiếm tỷ trọng 7.98 % thấp nhất so với các mặt hàng khác trong giá trị XK. So với năm 2003 tăng 186.207,54 USD tương ứng tăng 6.04 %. Sang năm 2005 đạt 4.272.768,36 USD vẫn chiếm tỷ trọng 7.20 % thấp hơn năm 2004. So với năm 2004 tăng 1.004.840,18 USD tương ứng tăng 30.75 % so với năm 2004.

- Mặt hàng Sơmi năm 2004 đạt 9.021.611,26 USD chiếm tỷ trọng 22.03 % trong giá trị XK. So với năm 2003 tăng 5.275.534,18 USD tương ứng tăng 140.83 %. Sang đến năm 2005 tiếp tục tăng đạt 11.868.801 USD chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng giá trị XK tăng 2.847.189,74 USD tương ứng tăng 31.56 % so với năm 2004.

- Mặt hàng Veston, đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong mấy năm qua. Năm 2004 đạt 23.624.909,39 USD chiếm tỷ trọng 57.69 % tăng 16.949.708,94 USD tương ứng tăng 253.92 % so với năm 2003. Sang năm 2005 giá trị XK mặt hàng này

tăng mạnh hơn đạt 35.897.188,62 USD chiếm tỷ trọng cao 60.49 % trong kim ngạch XK sang cả thị trường. So với năm 2004 tăng 12.272.279,24 USD tương ứng tăng 51.95 %.

- Mặt hàng Quần, năm 2004 đạt 5.037.032,16 USD giảm 69.393,83 USD tương ứng giảm 1.36 % so với năm 2003 nguyên nhân do cả giá xuất và số lượng XK giảm vì mặt hàng của các nước khác cạnh tranh cũng XK sang Mỹ, đặc biệt là mặt hàng của Trung Quốc. Nhưng sang năm 2005 đạt 7.305.247,02 USD tăng 2.268.214,85 USD tương ứng tăng 45.03 % so với năm 2004. Đây là điều đáng mừng vì Công ty đã tìm ra đúng nguyên nhân để khắc phục được tình hình này.

Nhìn chung tình hình XK hàng măy mặc của Công ty sang thị trường này là rất tốt. tuy nhiên Công ty nên cố gắng tăng giá trị XK các mặt hàng còn lại đặc biệt là mặt hàng Jacket và Quần tây. năm 2005 Bộ thương mại thực hiện cơ chế cấp visa tựđộng cho dệt may sang thị trường Mỹ, Công ty lên nắm lấy cơ hội này đểđăng ký số lượng XK vào thị trường. chính vì bộ thương mại áp dụng cơ chế này nên hàng năm vừa qua kim ngạch XK của Công ty Cổ Phần may Nhà Bè tăng lên nhanh chóng. Giúp cho Công ty không những tăng lợi nhuận mà còn giải quyết được công ăn việc làm cho công nhân.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)