b) Xử lý thông tin:
2.4.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:
2.4.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện nhiệt đới gió mùa làm cho công việc vận chuyển nguyên phụ liệu của Công ty gặp nhiều khó khăn, mưa lớn làm cho tàu không thể đi biển được, nguồn nguyên liệu sẽ không nhập về kịp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, dẫn đến Công ty làm ăn kém hiệu quả, gây mất uy tín trên thị trường.
- Nguyên phụ liệu nhập ngoại được chuyển đến Việt Nam chủ yếu bằng đường biển nên vào mùa mưa bão dễ gặp nhiều hư hỏng và mất mát do đó Công ty phải hết
sức chú ý đến lượng nguyên phụ liệu lưu kho đểđảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nên công ty phải tốn thêm một khoản chi phí lưu kho.
2.4.1.2 Môi trường chính trị
Sự ổn định của một quốc gia cũng như sự nhất quán của thể chế chính trị có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia đó. Nền chính trịổn định sẽ cho chúng ta tập trung được sức mạnh kinh tế, công dân chuyên tâm vào sản xuất kinh doanh, làm giàu giúp cho sức mua hàng hóa ngày càng gia tăng, đời sống ngày càng được cải thiện. Hiện nay Việt Nam ta đang được bình chọn là đất nước ổn định số một về chính trị và có môi trường đầu tư tốt, hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu để thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay ngành dệt may là một trong 2 ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Mô hình Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ đang ngày càng gặt hái được nhiều thành công. Chứng tỏ con đường đi này là đúng đắn. Tại Công ty Cổ Phần may Nhà Bè ưu điểm của đường lối này được phát huy triệt để, chính nhờ sự kết hợp vai trò lãnh đạo và quản lý của là một, giúp cho ban lãnh đạo công ty kịp thời đề ra những quyết định nhạy cảm và sáng suốt làm tăng khả năng cạnh tranh và hoạt động của Công ty trong điều kiện hoàn cảnh kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Bên cạnh đó, công tác đối ngoại của chính phủ đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu, điển hình là sự ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ vào tháng 7 năm 2000, giúp cho sản phẩm xuất khẩu nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng dễ xâm nhập vào thị trường Mỹđầy tiềm năng cũng nhưđầy thử thách.
Với những chương trình khuyến khích, ưu đãi của chính phủ, Nhà nước đã đem lại cho Công ty những cơ hội sau:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xâm nhập vào các thị trường trên thế giới nhất là thị trường Mỹ và EU
- Để đảm bảo cung cấp nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may thì Tập đoàng Dệt May dự kiến khởi công xây dựng Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu dệt may lớn nhất Việt Nam tại quận Thủ Đức, Tp HCM vào quý 4 năm nay. Hạn chế lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu, giúp cho Công ty giảm các chi phí.
- Mở rộng quan hệ hợp tác tạo điều kiện liên doanh liên kết với các Công ty may mặc khác, một mặt thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mặt khác Công ty có thể tiếp cận với các công nghệ hiện đại của một số các quốc gia khác.
2.4.1.3 Môi trường quốc tế
Sau khi dỡ bỏ hạn ngạch thì tình hình dệt may có nhiều thay đổi, đặc biệt là khi Việt Nam lại sắp gia nhập WTO, hàng loạt công ty sẽ rơi vào tình trạng phá sản và hàng triệu công nhân bị sa thải, giá bán hàng hoá sẽ giảm đi khoảng 20%. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các nước được hưởng ưu đãi đặc biệt… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU …có thêm nhiều chứng chỉ khác nhau như ISO 14000… cùng với những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Một lợi thế cho Công ty hiện nay là Bộ công nghiệp đã cấp visa cho các doanh nghiệp để xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên sự biến động của môi trường quốc tế cũng tạo ra những mối đe doạđối với hoạt động của Công ty. Do đó, nghiên cứu môi trường quốc tế có nhẵng chính sách, giải pháp kịp thời, đúng đắn nhằm tận dụng khai thác cơ hội và né tránh những nguy cơ xảy ra.
2.4.1.4 Môi trường văn hoá - xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập người dân tăng vì thế nhu cầu con người không chỉ ăn ngon nữa mà còn mặc đẹp. Người ta không chỉ muốn hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thời trang, trẻ trung, moden, rẻ mà bền… đây là điều mà các doanh nghiệp cần chú ý đến nếu họ muốn tồn tại và phát triển. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Công ty. Nên hiện nay trình độ dân cưđặc biệt có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, nếu dân trí cao đồng nghĩa với trình độ lao động cao, chất lượng lượng lao động tốt và dân trí thấp có nghĩa là doanh nghiệp khó mà tuyển được lao động có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu với những việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Công ty đống trên địa bàn Tp.HCM một nơi con người của công nghiệp, môi trường làm việt rất tốt, điều này rất thuận tiện cho công ty tuyển được các kỹ sư có trình độ cao. Hiện nay đối với Công ty Cổ Phần may Nhà Bè với đội ngũ lao động trẻ, năng động sáng tạo, có trình độ cao. Bên cạnh đó môi trường làm việc của Công ty rất tốt cho cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện qua quy định của Công ty vềăn mặc, các ngày Thứ 2,4,6 các nhân viên phải mặc áo sơmi trắng, các ngày còn lại mặc tự do.
Quan niệm về xã hội của người tiêu dùng ở những môi trường xã hội là hoàn toàn khác nhau, trong lĩnh vực tiêu dùng điều này thể hiện rất rõ ràng. Nếu một công ty muốn bán sản phẩm của mình ởđịa bàn nông thôn phải chú ý đến màu sắc không quá sáng, giá bán sản phẩm phải hạđể khuyến khích người tiêu dùng. Ngược lại khi Công ty muốn hướng đến thị trường cao cấp như Mỹ thì vấn đềđạt ra hàng đầu là thương hiệu sản phẩm vì tâm lý người tiêu dùng Mỹưa chuộng hàng hiệu. Trong những năm vừa qua Công ty đã chủ yếu XK sang thị trường Mỹđạt KNXK lớn nhất trong các thị
trường khác là 58.839.396 USD. Đây là điều đáng mừng cho Công ty. Để trong những năm tới Công ty muốn tạo tiếng tăm trên thị trường Mỹ, công ty cần nghiên cứu hơn nữa về nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng và nắm rõ hệ thống pháp luật, các quy định về thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan, xuất xứ hàng hoá, nhãn hiệu độc quyền.
2.4.1.5 Môi trường kinh tế
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: Theo ước tính chính thức thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 1 năm 2006 đạt 7.2%, tăng khoảng 14.7% so với cùng kỳ năm trước. Song vẫn thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ đề ra tăng trưởng 8% trong năm 2006. Tỷ lệ này giảm ảnh hưởng đến việc kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. Dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng khoảng từ 7–8% trong giai đoạn 2006 – 2007.
- Lãi suất là một nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu lãi suất giảm thì công ty có thể vay được nhiều tiền để thực hiện các đơn đặt hàng lớn, hay đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu và điều này tác động ngược trở lại nếu lãi suất tăng. Hiện nay lãi suất vay ngắn hạn của Công ty là 11,2 – 13,2 %/năm. Điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty làm giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này công ty cần quản lý tốt nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Lạm phát: Lạm phát giá tiêu dùng đã giảm xuống còn 0.5% trong tháng 3/2006, tính chung cả quý 1 năm 2006 chỉ số lạm phát đã giảm xuống còn 2.8% so với mức 3.7% cùng kỳ năm trước do giá lương thực, thực phẩm giảm. Điều này giúp cho Công ty trong việc quản lý các nguồn vốn và điều chỉnh các kế hoạch sản xuất trong năm tới cũng như một số chính sách khác cho Công ty giúp cho Công ty tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
2.4.2 Nhân tố thuộc môi trường vi mô 2.4.2.1 Khách hàng 2.4.2.1 Khách hàng
Khách hàng là nhân tố chủ lực quyết định đầu vào và đầu ra của Công ty. Trong hoạt động ngoại thương của Công ty đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với bạn hàng quốc tế cũng như trong nước.
- Bạn hàng trong nước: Công ty có mối quan hệ mạt thiết với ngân hàng, với các doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp nguyên phụ liệu như: Thàng Công, Phước
- Bạn hàng nước ngoài: Công ty đã tạo được uy tín, tín nhiệm trong thương mại và có nhiều khách hàng quen thuộc trên thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Pháp…. Đã tạo đièu kiện cho Công ty xuất khẩu hàng may mặc để mở rộng thị trường. Điều này sẽ tạo cho Công ty một thị trường đầu ra ổn định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từđó xác định đối sách kinh doanh thích hợp nhằm tạo thếđứng vững trong môi trường kinh doanh sôi động như hiện nay.
Đối với Công ty Cổ Phần may Nhà Bè vấn đềđối thủ rất gay gắt, trong điều kiện cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ cùng hoạt động trong đó nhiều doanh nghiệp mới ra đời có thế lực mạnh hơn Công ty về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước của Công ty là:
Ở trong nước:
- Công ty Cổ Phần may Việt Tiến. - Công ty Cổ Phần may 10.
- Công ty may An Phước.
Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước Công ty còn phải đối đầu với các cường quốc có số lượng xuất khẩu hàng may mặc rất lớn như: Trung Quốc, Miến Điện, Inđônesia, Malaysia…Ở các nước này việc thu mua nguyên liệu thuận lợi, giá cả rẻ, chất lượng cao thu hút nhiều khách hàng lớn, chiếm lĩnh thị trường hàng may mặc thế giới gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói cung và mở rộng thị trường XK của Công ty nói riêng. Qua đó nhận thấy vấn đề lớn đặt ra trong tình hình hiện nay là hạ giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Riêng về phía công ty phải có sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng hàng may mặc XK hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
2.4.2.3 Các nhóm áp lực xã hội
Các nhóm này có thể là dư luận xã hội, các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dùng, các tổ chức y tế, báo chí… hoạt động của Công ty sẽ thuận lợi nếu các tổ chức trong cộng đồng ủng hộ, ngược lại sẽ gặp nhiều khó khăn nếu có sự bất bình từ phía cộng đồng. Vì vậy các tổ chức này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Nhưng hàng năm Công ty có quan hệ rất tốt với công chúng, công ty thường tham gia các hoạt động của báo chí như tham gia giả thưởng Sao Vàng đất Việt do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. Tạo được sựủng hộ nhiệt tình về sản phẩm và phong cách lãnh đạo của Công ty.
2.4.2.4 Các sản phẩm thay thế
Dù xã hội có phát triển đến mức nào, khoa học kỹ thuật có tiến bộ vượt bặc đến đâu chăng nữa thì nhu cầu may mặc không thể thiếu và cũng không có sản phẩm nào thay thếđược, đây là yếu tố rất thuận lợi cho Công ty. Khi mức sống xã hội ngày càng phát triển và thu nhập của ngươi dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu mặc đẹp, hợp thời trang và mua sắm ngày càng tăng lên, thị trường tiêu thụ hàng dệt may ngày càng mở rộng, giúp cho Công ty càng mở rộng thị trừơng XK.
2.5. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ Phần may Nhà Bè trong thời gian qua thời gian qua
2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
Đối với ngành dệt may nói chung và đối với Công ty Cổ Phần may Nhà Bè nói riêng thì kim ngạch xuất khẩu là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển ngành, nó thể hiện sự lớn mạnh cũng như sự suy yếu của Công ty. Hơn nữa XK đóng vai trò chính yếu trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh. Hoàn thành và cố gắng nâng cao kim ngạch XK, luôn là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án chiến lược của Công ty. Chính vì thế trong các năm vừa qua tập thể cán bộ công nhân viên Công ty luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu do nhà nước giao và luôn đề ra phương hướng nâng cao kim ngạch XK trong tương lai. Đến nay tên tuổi của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong doanh sách các doanh nghiệp XK hàng may mặc của Việt Nam.
BẢNG 11: KNXK HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY NĂM 2003 ÷ 2005
ĐVT: Đồng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch năm 2004/2003 Chênh lệch năm 2005/2004 Chỉ tiêu Giá trị (USD) Giá trị (USD) Giá trị (USD) ± % ± % KNXK 75.098.564 101.844.021 131.875.567 26.745.457 35.61 30.031.546 29.49
Nguồn:Phòng kinh doanh XNK
Qua bảng 13 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2004 tăng 26.745.457 USD tương ứng tăng 35.61 % so với năm 2003. Sang đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục tăng 30.031.546 USD tương ứng tăng 299.49% so với năm 2004. Nguyên nhân do giá bán ra tăng lên làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng. Trong khi đó việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài về với giá cao. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của giá xuất khẩu tăng cao hơn so với tốc độ tăng của giá nguyên phụ liệu nên
hiệu quả xuất khẩu của Công ty tương đối tốt. Dự kiến trong năm tới kim ngạch xuất khẩu của Công ty còn tăng nữa.
2.5.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Công ty
. Hoạt động tiêu thụ của Công ty ở thị trường nước ngoài luôn được Công ty nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trên cơ sở đó Công ty sẽ triển khai thực hiện từng bước nhằm đạt được hiệu quả XK cao góp phần mở rộng và tăng quy mô thị trường tiêu thụ nước ngoài. Do đó việc phân tích tình hình tiêu thụ và mở rộng thị trường XK ở các thị trường nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết vì nhờđó Công ty có thể đánh giá được thực tế và năng lực cung cấp hàng hoá của mình cho các thị trường nước ngoài đang ở mức nào, từ đó có thể vạch ra những hướng đi cho thời gian sắp tới nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Mỗi công ty thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau để giảm thiểu rủi ro và cũng là để tăng lợi nhuận cho công ty, và tỷ trọng từng mặt hàng trong cơ cấu mặt