Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần may Nhà Bè

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 29 - 134)

b) Xử lý thông tin:

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần may Nhà Bè

2.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ Phần may Nhà Bè

Tên công ty: Công ty Cổ Phần may Nhà Bè.

Tên giao dich quốc tế: Nhà Bè Garment Import – Export Company.

Địa chỉ: Đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. HCM. Điện thoại: 08 8720077 Fax: 08 87225107.

E – mail: nhabeco@hcm.fpt.vn

Website: www.nhabe.com.vn

Vốn đăng ký kinh doanh:11,564 tỷ. Vốn đầu tư hiện nay: 61,624 tỷ.

Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 102550. Số tài khoản: 361111064.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần may Nhà Bè

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ hai xí nghiệp ban đầu, đến nay Công ty Cổ Phần may Nhà Bè đã có 27 đơn vị, xí nghiệp thành viên, trên 12.000 cán bộ, công nhân viên, và các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng hiện đại. hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nước như Tp. HCM, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Đà lạt, Komtum, Gia Lai, Nam Định…

· Giai đoạn 1: Trước năm 1975.

Khởi đầu của NHABECO là hai xí nghiệp may Ledgine và Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn vốn đã hoạt động từ trước năm 1975.

Sau ngày thống nhất, Bộ Công Nghiệp tiếp nhận và đổi tên khu chế xuất thành Xí nghiệp may khu chế xuất.

Năm 1976 Xí nghiệp được chia thành 2 xí nghiệp: - Xí nghiệp Độc Lập.

Theo quyết định số 225/TCQL ngày 3/6/1980 hai xí nghiệp trên được sáp lập lại và đổi tên thành Xí nghiệp may Nhà Bè.

· Giai đoạn 2: Tháng 3/1992 đến nay.

Thập niên 90, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành dệt may lớn mạnh không ngừng, sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực.

Trong tiến trình phát triển chung đó, Công ty may Nhà Bè chính thức được thành lập theo quyết định của Bộ Công Nghiệp.

Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công Nghiệp đã có quyết định số 74/2004/QĐ/BCNngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việc hcuyển Công ty may Nhà Bè thành Công ty Cổ Phần may Nhà Bè.

Năm 2004, với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị, Công ty được vinh dự đón nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳđổi mới do Đảng và Nhà nước trao tặng.

Đến nay, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ Phần may Nhà Bè đã trưởng thành về mọi mặt, tiếp tục khẳng định là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt nam.

Công ty có mặt bằng rộng rãi khoảng 100.000m2, nhà xưởng khang trang thoáng mát, máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại. đặc biệt đội ngũ cán bộ, công nhân Công ty có trình độ tay nghề cao, năng lực và kinh nghiệm quản lý.

Các sản phẩm cao cấp như veston, sơ – mi, jacket và các sản phẩm thời trang khác tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, người tiêu dùng trong và ngoài nước.

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

· Chức năng:

- Tổ chức sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng Vải, Sợi, hàng may mặc theo ngành nghềđăng ký kinh doanh và mục đích thành lập Công ty.

- Công ty được phép trực tiếp sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm thuộc ngành may mặc, hợp đồng gia công cho các đối tác trong và ngoài nước.

- Công ty được phép nhập các nguyên phụ liệu cần thiết phục vụ cho qúa trình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu thành phẩm.

- Công ty được phép huy động vốn, góp vốn liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước theo qui định.

· Nhiệm vụ:

- Dựa trên tình hình của thị trường công ty có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường trong từng thời kỳ từng thời điểm cụ thể.

- Công ty chủđộng linh hoạt trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường. thường xuyên theo dõi thị trường để có kế hoạch thiết kế mẫu mã mới cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Lợi nhuận của công ty một phần được để lại xây dựng tái đầu tư, phần còn lại góp vào ngân sách nhà nước.

- Công ty có trách nhiệm báo cáo và nộp thuế đầy đủ cho nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và luật pháp của nhà nước. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tham gia vào các hoạt động xã hội đoàn thể như cứu trọ dồng bào gặp khó khăn, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Công ty Cổ Phần may Nhà Bè chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực chủ yếu sau:

- Sản xuất, mua bán sản phẩm dệt – may, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện phục vụ ngành dệt may.

- Hiện nay NHABECO đang thực hiện hai mảng hoạt động – thị trường chủ yếu. Thứ nhất là thị trường trong nước. Thứ hai là thị trường xuất khẩu và gia công quốc tế.

+ Thị trường trong nước

NHABECO trực tiếp thiết kế, tạo mẫu và sản xuất, phân phối các sản phẩm may mặc, thời trang.

Sản phẩm sẽđem đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng, đại lý của NHABECO và các siêu thị. Các điểm bán hàng NHABECO đã hiện diện ởđầu khắp các tỉnh như: Tp HCM, Đà Nẵng, An Giang, Lạng Sơn, Cà Mau, Bình Dương, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thái Bình…

Các sản phẩm chủ lực mà NHABECO dang phục vụ khách hàng trong nước gồm các bộ Veston, sơmi, jacket, quần và các hàng thời trang khác. Mỗi chủng loại đều có nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc đa dạng.

Ngoài ra, NHABECO còn nhận thiết kế và sản xuất đồng phục cho các đơn vị, công ty, trường học.

NHABECO thực hiện đơn đặt hàng theo yêu cầu của các khách hàng quốc tế. NHABECO và các đối tác sẽ thoả thuận các vấn đề liên quan đến đơn đặt hàng như nguồn nguyên phụ liệu, thời hạn, số lượng, điều kiện sản xuất như về màu sắc, kiểu dáng, thành phần…

Thị trường và đối tượng khách hàng có thể khác nhau. Nhưng các sản phẩm của NHABECO có một điểm chung, đó là đều được tạo ra từ những dây chuyền sản xuất hiện đại, bởi những người công nhân lành nghề và dưới cơ chế giám sát chất lượng chặt chẽ.

- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng Vải, Sợi, hàng may mặc phân phối rộng rãi cả trong và ngoài nước.

Ngoài ra đểđảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty được hoạt động liên tục Công ty còn kinh doanh các lĩnh vực khác:

- Mua bán các sản phẩm chế biến từ nông, lâm, hải sản; máy móc thiết bị, phụ tùng kim khí điện gia dụng và công nghiệp, điện tử, công nghệ thông tin.

- Xây dựng và kinh doanh nhà, môi giới bất động sản.

- Dịch vụ kho bãi, kinh doanh vận tải xăng dầu nằng ô tô và bằng đường thuỷ nội địa - Tổ chức đại lý, dịch vụ giao nhận, bảo quản vận chuyển hàng cho các doanh nghiệp, các Công ty trong và ngoài nước.

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất gọn nhẹ, mọi việc dều có người điều hành và chịu trách nhiệm, đảm bảo sử dụng lao động hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn, tránh được những thiệt hại xảy ra trong sản xuất, góp phần ổn định và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, một bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kồng kềnh, quyền hạn và trách nhiệm chồng chéo nhau, lao động sử dụng không có hiệu quả sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc như ngừng sản xuất, cán bộ công nhân viên làm việc không hết mình, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc… Điều này làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với ngành may mặc thì bộ máy tổ chức và quản lý càng phải được quan tâm hơn, để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị gián đoạn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu đầu vào. Vì vậy đòi hỏi công tác tổ chức quản lý và sản xuất có sự phù hợp chặt chẽ với nhau, năng động nhạy bén đểđưa ra quyết định đúng đắn kịp thời. Một bộ máy quản lý và sản xuất gọn nhẹ giúp cho các

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy qua nhiều năm công ty có bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất tương đối gọn nhẹ thể hiện thông qua sơđồ sau:

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần May Nhà Bè

a) Hội đồng quản trị

Đề xuất kế hoạch kinh doanh, đưa ra phương hướng đầu tư phát triển, các chương trình dự án hoặc các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đưa ra ý kiến đểđề xuất bổ sung sửa đổi điều lệ, điều khoản của Công ty khi xét thấy không cần thiết.

Khi công ty có những biến động lớn thì HĐQT đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục biến động đó.

Thoả luận và đưa ra các phương án phân phối lợi nhuận trích lập quỹ.

PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GĐ TỔNG GĐ PHÓ TỔNG GĐ GĐĐH PHỤ TRÁCH HÀNH CHÍNH GĐĐH PHỤ TRÁCH KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG GĐĐH PHỤ TRÁCH KINH DOANH GĐĐH PHỤ TRÁCH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG PHÒNG HÀNH CHÍNH BẢO VỆĐOÀN THỂ PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU

b) Ban giám đốc

· Tổng giám đốc:

- Giữ nhiệm vụ: Công tác tổ chức cán bộ, công tác kế hoạch đầu tư phát triển, công tác giá cả.

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt các dự án đầu tư, phương án giá, các hợp đồng xuất nhập khẩu, các chi phí ngoài quy chế.

- Phụ trách ký: Ký các dự án đầu tư, các hợp đồng tín dụng, các khếước ngân hàng.

· Phó tổng giám đốc thường trực:

- Giữ nhiệm vụ: Thay mặt tổng giám đốc khi đi vắng, phụ trách công tác tài chính, lao động tiền lương, xây dựng cơ bản. Chủ tịch các hội đồng giá, hội đồng xét duyệt lương, hội đồng thi đua kỹ thuật, hội đồnh thanh lý tài sản của công ty. Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, tiếp cán bộ công nhân viên.

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt mua sắm các loại máy móc thiết bị hành chính, duyệt các loại vật tư hàng hoá xuất ra ngoài công ty. Duyệt mua các loại vật tư cung cấp cho sản xuất (có uỷ quyền cụ thể).

- Phụ trách ký: Ký các hợp đồng lao động, các hợp đồng xuất nhập khẩu, các hợp đồng mua bán vật tư, các uỷ nhiệm chi, các phiếu thu chi, các hoá đơn tài chính VAT, các bảng lương, L/C.

· Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách công tác sản xuất, xuất nhập khẩu, cơđiện, tưởng ban khoa học kỹ thuật.

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt các chi phí phục vụ sản xuất, các sửa chữa nhỏ về cơđiện, định mức lao động, định mức vật tư, duyệt mua một số thiết bị vật tư cho sản xuất (có giấy uỷ quyền cụ thể), duyệt các bảng giá thành sản phẩm kinh doanh xuất khẩu. Duyệt các đề xuất lập hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Phụ trách ký: Các hợp đồng gia công trong nước, lện cấp phát vật tư ngoài định mức và vật tư bổ sung, lệnh điều động và các chứng từđề xuất nhập khẩu.

· Giám đốc điều hành phụ trách hành chính:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách công tác hành chính, y tế, bảo vệ, trật tự an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, nhà ăn, căn tin, đánh giá theo tiêu chuẩn SA8000 của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt sửa chữa nhỏ khu vực văn phòng, tiền ăn hàng ngày, duyệt mua sắm các dụng cụ phục vụ cho nhà ăn, căn tin dụng cụ cho vệ sinh và môi trường, các chi phí vềđiện thoại, dịch vụ bưu điện, sắp xếp các phương tiện giao thông.

- Phụ trách ký: Ký các phiếu xuất nhập vật tư nội bộ, các hoá dơn xuất kho thuê ngoài chế biến, các bản sao phục vụ cho xuất nhập khẩu và sản xuất.

· Giám đốc phụ trách kế hoạch – thị trường:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách công tác kế hoạch, vật tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, giao nhận, kho vận, khách hàng, xúc tiến xuất khẩu và thị trường xuất khẩu kiêm trưởng phòng kế hoạch thị trường.

- Chịu trách nhiệm: Tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng đáp ứng đủ năng lực sản xuất của công ty, lập các kế hoạch tháng, quý, năm, các mã hàng, cân đối về sản lượng các loại vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, phụ trách các xí nghiệp gia công, phương tiện vận tải.

- Phụ trách ký: Ký các bảng thông báo giao hàng, packing list, các văn bản đòi nợ hàng xuất khẩu, các lện cấp phát vật tư trong hạn mức.

· Giám đốc phụ trách kinh doanh:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách kinh doanh nội điạ.

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt mua bán vật tưđể sản xuất hàng kinh doanh nội địa, duyệt giá mua và bán hàng nội địa, các mẫu mã hàng nội địa, duyệt các bảng giá bán sản phẩm hàng nội địa, các đề xuất lập hợp đồng nội địa.

- Phụ trách ký: Ký các hợp đồng đại lý, các văn bản quyết toán với đại lý và các cửa hàng, siêu thị, ký các lệnh xuất hàng nội địa, ký các đơn đặt hàng sản xuất nội địa, ký các hợp đồng uỷ thác phục vụ nội địa (không quá 30% so với doanh thu nội địa).

· Giám đốc điều hành phụ trách công tác kỹ thuật chất lượng:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách công tác kỹ thuật, công tác chất lượng, phụ trách phòng kỹ thuật công nghệ, thiết kế sản phẩm, ra các văn bản định mức nguyên phụ liệu.

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt các chi phí liên quan đến kỹ thuật chất lượng. - Phụ trách ký: Ký xuất áo mẫu cho khách hàng, ký tài liệu kỹ thuật.

c) Phòng kế hoạch thị trường:

· Chức năng:

- Tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề sản xuất, thị trường, khách hàng, quản lý vật tư. Tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch,

chương trình tiếp thị kinh doanh của ban giám đốc, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, bán hàng tại thị trường xuất khẩu.

- Tổ chức thực hiện việc mua bán, cung cấp nguyên phụ liệu cho các xí nghiệp sản xuất theo đúng kế hoạch sản xuất, tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất phù hợp với từng thời kỳ, từng thị trường.

- Tổ chức quản lý điều hành bốc xếp vận chuyển, giao nhận tại các cửa khẩu. - Tham gia điều hành tiến độ sản xuất, giải quyết mọi khó khăn vướng mắc trong sản xuất.

· Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất – tiêu thụ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình kế hoạch thị trường của công ty trong từng thời kỳ.

- Xây dựng các tiến độ chuẩn bị sản xuất, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng đối với các xí nghiệp và các phòng nghệp vụ có liên quan. Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện tiến độ sản xuất.

- Tìm kiếm khách hàng, tiến hành xem xét và đề xuất ký các hợp đồng gia công. - Quản lý kho hàng và cấp phát vật tư. Thanh lý nguyên phụ liệu do khách hàng

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 29 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)