Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 72 - 75)

b) Xử lý thông tin:

2.5.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Thị trường là yếu tố quyết định quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quyết định yếu tố đầu ra nhưng lại là cơ sở cho yếu tố đầu vào, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế có thể nói rằng thị trường chiếm một vị trí rất quan trọng trong kinh doanh XNK, đặc biệt là trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay. Tìm hiểu thị trường nước ngoài là một vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp Việt Nam do chúng ta chưa đủ kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính. Nhưng việc nghiên cứu thị trường XK thông qua cơ cấu thị trường giúp cho doanh nghiệp xác định được đặc điểm, cung cầu của từng thị trường, bạn hàng có uy tín để làm ăn lâu dài. Đối với ngành dệt may xuất khẩu thì vấn đề thị trường càng trở nân nóng hơn bao giờ hết khi nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới.

Đối với Công ty Cổ Phần may Nhà Bè hoạt động kinh doanh chính là xuất khẩu nên vấn đề thị trường là điều quan tâm hàng đầu của Công ty. Công ty không ngừng cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với những thị trường truyền thống, xâm nhập, tìm kiếm những thị trường mới và đáp ứng một cách tốt nhất những thị trường khó tính đòi hỏi cao về chất lượng như thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

BẢNG 13: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003 ÷ 2005.

BẢNG 14: SO SÁNH XUẤT KHẨU QUA CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003 ÷ 2005.

Qua bảng 14 nhận thấy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các nước đều tăng. Trong đó Mỹ, Nhật Bản, EU là thị trường chính có số lượng và giá trị NK hàng may mặc của Công ty lớn qua các năm. Tình hình xuất khẩu của Công ty khi xuất sang các thị trường này cũng không ổn định qua các năm. Năm 2004 tổng số lương xuất sang các thị trường tăng 3.065.839 chiếc tương ứng tăng 32.66%, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 26.745.457 USD tương ứng tăng 35.61% so với năm 2003. Sang năm 2005 số lượng tăng 3.898.786 chiếc tương ứng tăng 31.31%, kim ngạch XK tăng 30.031.546 USD tương ứng tăng 29.49 % so với năm 2004. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng giảm trong hoạt động xuất khẩu sang từng thị trường, cụ thể:

- Thị trường Mỹ: Năm 2003 Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ 2.336.504 chiếc với giá trị XK đạt 18.609.424 USD chiếm tỷ trọng 24.78%. Năm 2004 Công ty xuất được nhiều hơn với số lượng nhiều hơn là 2.213.880 chiếc trị giá XK đạt 40.951.481USD chiếm 40.21% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty. Sang năm 2005 lại tiếp tực tăng, cả năm xuất được 7.119.637chiếc ứng với giá trị 59.344.005 USD chiếm 45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Thị trường Nhật Bản: Hoạt động XK sang thị trường Nhật Bản cũng biến động liên tục qua các năm. Năm 2003 giá trị kim ngạch XK của thị trường này chiếm 14.65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty, năm 2004 số lượng xuất sang Nhật tăng 548.771 chiếc tương ứng tăng 39.90 %, còn kim ngạch xuất khẩu đạt 9.960.345 USD giảm 1.289.420 USD tương ứng giảm 11.46% so với năm 2003. Nguyên nhân do giá xuất ra giảm do bị hạn chế bởi hạn ngạch xuất khẩu cho từng năm, Công ty phải cạnh tranh nhiều với các Công ty khác khi xuất khẩu sang nước này. Sang năm 2005 Công ty đã nghiên cứu lại nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường này và số lượng xuất khẩu tăng lên 450.289 chiếc tương ứng tăng 23.4%; kim ngạch xuất khẩu đạt 16.418.508 USD tăng 6.458.163 USD tương ứng tăng 64.84 %, tăng cao nhất so với các sản phẩm khác.

- Thị trường EU: Đối với thị trường các nước EU trước năm 2002 Công ty xuất sang thị trường này với số lượng và giá trị không nhiều. Sau này khi nghiên cứu được thị trường EU, Công ty biết được là nhu cầu may mặc ngoài của khách hàng EU rất lớn. Cụ thể năm 2004 tăng 179.711 chiếc tương ứng tăng 4.88 %, kim ngạch xuất khẩu giảm 9.354.391USD tương ứng giảm 31.11%, giảm với tỷ lệ tương đối lớn. Nguyên nhân do giá xuất giảm, làm cho doanh thu giảm, nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Sang năm 2005 giá trị kim ngạch XK đạt 32.995.267 USD tăng 12.280.193 USD tương ứng tăng 59.28 % so với năm 2004. Đây là thị trường lớn thứ 2 mà công ty xuất khẩu vì nhu cầu hàng may mặc ở thị trường này rất lớn, Công ty cần chú trọng hoạt động xuất khẩu vào thị trường này vì đòi hỏi về tiêu chuẩn sản phẩm quần áo sạch, an toàn cho người tiêu dùng rất khắt khe.

- Các thị trường khác như: Thái Lan, Pháp, Nga, Hồng Kông, Canada, NewYork chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đều là những khách hàng quen thuộc của Công ty từ trước đến nay.

Như vậy, nhìn vào bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty ta thấy danh mục thị trường nước ngoài NK sản phẩm của Công ty luôn có sự thay đổi. năm 2003, 2004 ở các thị trường này hầu như số lượng xuất đều tăng, điển hình ở thị trường Nga số lượng chiếm tỷ lệ 27.03 % so với năm 2003, đến thị trường Pháp chiếm tỷ lệ 18.36 %. Còn lại các thị trường hầu như tăng không đáng kể. đây là điều đáng mừng Công ty đã từng bước triển khai kế hoạch mở rộng thị trường XK của mình.

Nói tóm lại danh mục thị trường xuất khẩu của Công ty ngày càng gia tăng về số lượng. Tuy nhiên Công ty vẫn luôn nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp cận với các thị trường mới đểđẩy mạnh tiêu thụ snả phẩm của mình, tăng lượng ngoại tệ của mình, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. hiện nay Công ty đang muốn thâm nhập và phát triển thị trường Nga, Pháp, Châu Phi vì Công ty nhận thấy đây là những thị trường tiềm năng

có nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc phù hợp với Công ty. Bên cạnh đó Công ty vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các bạn hàng truyền thống.

Biu đồ 2 sẽ phản ánh phần nào cơ cấu thị trường XK hàng may mặc của Công ty trong thời gian vừa qua.

BIỂU ĐỒ 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. BẢNG 15: BẢNG PHỐI HỢP SẢN PHẨM VỚI THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY

Qua bảng trên nhận thấy, Năm 2003 sản phẩm Jacket, Sơmi được xuất khẩu sang thị trường EU chiếm KNXK lớn nhất. Đối với sản phẩm Jacket KNXK đạt 9.056.922,86 USD, chiếm tỷ trọng 54.08%, sản phẩm Sơmi KNXK đạt 12.078.904,09 USD và chiếm tỷ trọng là 47.39%. Trong năm này Công ty chưa bán được sản phẩm Veston sang thị trường EU, nguyên nhân do nhu cầu về mặt hàng này của người tiêu dùng trong thị trường này chưa có. Ở thị trường Nhật Bản, sản phẩm quần tây là Công ty chưa thâm nhập đc do thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản quen mặc đồ truyền thống Kymono, nên nhu cầu mặt hàng này chưa cao. Sản phẩm Veston chiếm tỷ trọng cao nhất ở thị trường Mỹ là 55.65%

Năm 2004 tại thị trường EU nhu cầu về sản phẩm Jacket lại càng tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường. Cụ thể: sản phẩm Jacket chiếm 39.18%. Đặc biệt sang năm này, Công ty đã nắm bắt được sự thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường EU về mặt hàng Veston, Công ty mới thâm nhập vào thị trường

Năm 2003 Năm 2005 Năm 2004 Mỹ 40% Nhật Bản 10% EU 20% Thị trường khác 30% Mỹ 45% Nhật Bản 12% EU 25% Thị trường khác 18% Mỹ 25% Nhật Bản 15% EU 40% Thị trường khác 20%

nhưng mặt hàng này ban đầu chiếm tỷ trọng 12.07%. Đây là điều đáng mừng đối với Công ty, góp phanà làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Tại thị trường Mỹ nhu cầu về mặt hàng Sơmi và Veston ngày càng cao chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Cụ thể: mặt hàng Sơmi chiếm tỷ trọng 29.69%, mặt hàng Veston chiếm tỷ trọng 70.86%. Trong năm nay, do nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản họ bắt đầu có xu hướng ăn mặc thời trang, Công ty đã xuất bán mặt hàng Quẩn tây sang thị trường này chiếm tỷ trọng 3.31%. Dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với các thị trường thì đây cũng là điều đáng mừng, giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụđối với mặt hàng này.

Năm 2005, ở thị trường EU Công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm Jacket chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường là 48.59%. Đặc biệt trong năm này, sản phẩm Quần tây tiêu thụ ở thị trường này cũng rất cao chiếm tỷ trọng 47.73%. Ở thị trường Mỹ, hàng năm nhu cầu về mặt hàng Veston rất cao chiếm tỷ trọng 60.15%, sản phẩm Sơmi cũng chiếm tỷ trọng cao nhất là 37.52%. Ở thị trường Nhật Bản, do cách ăn mặc truyền thống từ bao năm nay vẫn còn, nên hầu như Công ty tiêu thụ các mặt hàng Veston, Jacket, Sơmi, Quần tây vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.

Qua đây nhận thấy, ở thị trường Mỹ nhu cầu về sản phẩm Veston là chủ yếu. Ở thị trường EU nhu cầu chủ yếu là sản phẩm Jacket. Ở thị trường Nhật Bản nhu cầu về các mặt hàng là như nhau. Công ty cần có những biện pháp để gia tăng doanh số bán các mặt hàng sang thị trường Nhật Bản nói riêng và các thị trường khác nói chung.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)