Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán:

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 45 - 47)

b) Xử lý thông tin:

2.2.1Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán:

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Việc tiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin tin nắm bắt được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sởđề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

BẢNG 1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Qua bảng 1 ta thấy tình hình tài sản của Công ty biến động liên tục qua các năm. Tổng tài sản của Công ty năm 2004 là 439.358.109.548 đ, tăng 26.75% so với năm

2003. Sang năm 2005 là 546.145.395.217 đ tăng 106.787.285.669 đ tương ứng tăng 24.31% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự giảm của các khoản mục cụ thể như sau:

v Về tài sản: Bao gồm TSLĐ & ĐTNH và TSCĐ & ĐTDH là hai khoản mục cấu thành nên cơ cấu tài sản trong đó ta thấy TSLĐ & ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Cụ thể năm 2003 TSLĐ & ĐTNH của Công ty chiếm 60.33%, năm 2004 chiếm 58% và năm 2005 chiếm 53.64% trong cơ cấu tổng tài sản. Tuy nhiên Công ty cũng đã ngày càng chú trọng vào đầu tư vào TSCĐ. Để có cái nhìn toàn diện hơn chúng ta đi vào phân tích sự biến động của từng khoản mục cụ thể:

- TSLĐ & ĐTNH liên tục tăng qua các năm, năm 2003 TSLĐ & ĐTNH của Công ty là 209.133.224.072đ, năm 2004 là 254.825.447.315 đ tăng 92.728.876.372đ tương ứng tăng 21.85% so với năm 2003 và năm 2005 tiếp tục tăng 293.992.898.250đ tăng 39.167.450.935 đ tương ứng tăng 15.37 %. Sự tăng lên của TSLĐ & ĐTNH như trên chủ yếu là do các khoản phải thu tăng. Năm 2004 các khoản này tăng 30.490.570.875 đ tương ứng tăng 28.93% so với năm 2003 và sang năm 2005 lại tiếp tục tăng 40.575.477.390 đ tương ứng tăng 29.86% so với năm 2004. Điều này cho thấy Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn một lượng tương đối lớn làm ứđọng vốn gây khó khăn trong khâu thanh toán. Tình trạng này kéo dài sẽ rất khó khăn cho cho công ty trong công tác xoay vòng vốn. Vì vậy Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ khách hàng nhằm đạt được tối đa số vốn bị chiếm dụng và lưu thông góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra ta còn thấy lượng hàng tồn kho có xu hướng giảm so với năm trước. Năm 2005 là 94.765.352.431đ giảm 8.425.440.306 đ tương ứng giảm 8.16% so với năm 2004. Chứng tỏ trong năm 2005 công tác tiêu thụ cũng như cố gắng đi tìm kiếm khách hàng mới của Công ty được thực hiện tốt hơn năm 2004, để giảm bớt được tình trạng ứđọng vốn trong khâu dự trữ cũng như sản xuất.

- TSCĐ & ĐTDH của Công ty tăng qua các năm. Năm 2003 là 137.496.009.104 đ, năm 2004 tăng lên là 47.036.653.129 đ tương ứng tăng 34.21% so với năm 2003. Năm 2005 tiếp tục tăng 67.619.834.734 đ tương ứng tăng 36.64% so với năm 2004. Điều này cho thấy năm 2005 Công ty cũng rất chú trọng vào việc mua thêm một số máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà kho để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng may mặc, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là việc cần làm và nên được tiến hành hàng năm đểđảm bảo điều kiện sản xuất diễn ra liên tục, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

v Về nguồn vốn: Chúng ta tiến hành đánh giá sự biến động của các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thời gian qua như thế nào.

- Nợ phải trả: Tổng nợ của Công ty có xu hướng gia tăng và tăng nhiều nhất vào năm 2005 lên đến 396.594.076.983 đ. Sự biến đổi của tổng nợ là do sự biến đổi của nợ vay ngắn hạn. Năm 2003 Công ty vay ngắn hạn 184.009.363.580 đ chiếm tỷ trọng 53.09%, năm 2004 vay nhiều hơn với tổng số tiền vay ngắn hạn 252.722.064.541đ chiếm tỷ trọng 57.52%, sang năm 2005 tiếp tục vay tăng 315.196.328.132 đ chiếm tỷ trọng 57.71% trong tổng nguồn vốn. Điều này cũng dễ hiểu vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ngoài nguồn chủ sở hữu chưa đủđểđáp ứng Công ty phải đi vay để bổ sung thêm vào nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên cũng cần phải hết sức lưu ý các khoản nợ vay vì nếu khả năng sinh lời của TSLĐ & ĐTNH không đáp ứng kịp các khoản nợ đến hạn thì sẽ đưa Công ty vào tình thế khó khăn, do đó bộ phận quản lý tài chính cần tính toán kĩ lưỡng các khoản nợ phải trả này đảm bảo khả năng thanh toán cho Công ty. Ngoài ra còn do sự biến đổi không nhỏ của các khoản nợ vay dài hạn, những khoản này có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn chưa cố gắng trả các khoản nợ dài hạn. Chúng tỏ hàng năm Công ty bổ sung vào nguồn vốn của mình rất nhiều, giúp công ty chủđộng hơn về vốn.

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Của Công ty tăng dần qua các năm đều tăng chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh tăng. Năm 2005 tăng 28.44% là do cán bộ công nhân viên trong Công ty mua cổ phần đồng thời được bổ sung từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ dự phòng tài chính và quỹđầu tư phát triển. Nguồn kinh phí qua các năm đều tăng chứng tỏ Công ty sử dụng rất hợp lý số tiền có trong quỹ.

Nói tóm lại, qua việc phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn ta thấy rằng tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần may Nhà Bè tương đối ổn định. Tổng tài sản của Công ty có xu hướng gia tăng chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, công tác tiếp cận khách hàng, thị trường mới có nhiều tiến triển, thị trường tiêu thụ của Công ty cũng dần phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là những bước tiến đáng mừng và cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên ta thấy các khoản nợ phải trả của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng khá lơn so với nguồn vốn chủ hữu. Công ty vay nợ để hoạt động trong khi để cho khách hàng chiếm dụng một số lượng tương đối lớn. Do đó đòi hỏi các nhà quản lý tài chính của Công ty cần tính toán và tìm ra các chính sách tài chính hợp lý, có biện khắc phục tình trạng này để giảm thiểu nguồn vốn vay, làm cho tình hình tài chính lành mạnh hơn để dần dần cải thiện được cơ cấu chênh lệch này giúp cho Công ty luôn ở thế chủ động trong hoạt động tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẨN MAY NHÀ bè (Trang 45 - 47)