Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp trên địa bàn quận 12 (Trang 46 - 49)

1.1 .Các khái niệm liên quan đến đăng ký, cấp giấy chứng nhận

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2. 1 Bản đồ ranh giới hành chính quận 12

Quận 12 là quận nằm về phía Tây Bắc của thành phố Hồ chí Minh, quận có diện tích tự nhiên 5.274,90 ha chiếm 2,25 % diện tích tồn thành phố, có tọa độ địa lý từ 106036’07’’ đến 106042’59’’ kinh độ Đông, từ 10049’23’’ đến 10054’29’’ vĩ độ Bắc.

+ Phía Bắc giáp huyện Hóc Mơn.

+ Phía Đơng giáp Thị xã Thuận An-Tỉnh Bình Dƣơng và Q. Thủ Đức-TP.HCM. + Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gị Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, và Quận Bình Tân.

+ Phía Tây giáp huyện Hóc Mơn và Quận Bình Tân. Có 11 phƣờng trực thuộc là:

+ Thạnh Xuân: diện tích 968,58 ha, gồm 25.732 nhân khẩu. + Hiệp Thành: diện tích 542,36 ha, gồm 63.857 nhân khẩu. + Thới An: diện tích 518,45 ha, gồm 26.020 nhân khẩu. + Thạnh Lộc: diện tích 583,29 ha, gồm 28.567 nhân khẩu. + Tân Chánh Hiệp: diện tích 421,37 ha, gồm 43.415 nhân khẩu. + Tân Thới Hiệp: diện tích 261,97 ha, gồm 37.474 nhân khẩu. + An Phú Đơng: diện tích 881,96 ha, gồm 25.526 nhân khẩu. + Trung Mỹ Tây: diện tích 270,63 ha, gồm 36.171 nhân khẩu. + Tân Thới Nhất: diện tích 389,97 ha, gồm 44.894 nhân khẩu. + Đơng Hƣng Thuận: diện tích 255,20 ha, gồm 36.261 nhân khẩu. + Tân Hƣng Thuận: diện tích 181,08 ha, gồm 27.873 nhân khẩu.

Địa bàn quận 12 cịn có các tuyến đƣờng giao thơng quan trọng chạy qua, trong

đó có hệ thống đƣờng bộ với quốc lộ 22 (nay là đƣờng Trƣờng Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hƣơng lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 cịn có sơng Sài Gịn bao bọc phía đơng, là đƣờng giao thơng thủy quan trọng. Trong tƣơng lai, nơi đây sẽ có đƣờng sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 khơng gian thuận lợi để bố trí các khu dân cƣ, khu công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh q trình đơ thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hƣớng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa[3].

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Quận 12 đƣợc chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trƣng cơ bản khác biệt nhau:

- Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát: gồm các phƣờng Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Đông Hƣng Thuận, Tân Hƣng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp và Thới An. Có cao độ trên 2m so với mặt nƣớc biển, có cấu tạo nền đất là phù sa cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha, thƣờng có màu vàng nâu, đỏ nâu, thƣờng xen lẫn sỏi, cuội laterite. Sức chịu tải của nền đất khá tốt, lớn hơn 1,5 kg/cm2. Địa hình dạng

gò triều, gãy khúc, hƣớng đổ dốc phức tạp nhƣng nhìn chung có khuynh hƣớng đổ dốc về phía rạch Bến Cát (phía Đơng) và kênh Tham Lƣơng (phía Đơng Nam). Độ dốc nền trung bình từ 3% xuống đến 0.1%. Cao độ mặt đất ở khu vực này từ 9m xuống đến 2m (trừ các khu vực ven các sông rạch) so với Cao độ chuẩn Mũi Nai - Hà Tiên. Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho san nền. Đây là vùng có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực có nhiều triển vọng cho xây dựng thành một khu đơ thị hiện đại.

- Vùng đất phía Đơng rạch Bến Cát và dọc theo kênh Tham Lƣơng: gồm các phƣờng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và An Phú Đơng. Cao độ mặt đất thấp dƣới 2m. Có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thƣờng có màu đen, xám đen. Địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hƣớng đổ dốc không rõ rệt. Cao độ mặt đất thay đổi từ 0-0.07m. Đất ở khu vực này có khả năng chịu lực thấp và là vùng chịu ảnh hƣởng của thủy triều, đƣợc bảo vệ khỏi ngập úng nhờ vào hệ thống mƣơng liếp và bờ bao cống bọng do nhân dân xây dựng tự phát. Đây là khu vực thích hợp cho xây dựng nhà vƣờn và khu du lịch sinh thái[3].

2.1.1.3. Khí hậu

Quận 12 nằm trong khu vực khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mƣa nhiều. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hƣớng gió chủ yếu là Đơng Nam và Tây Nam. Gió thịnh hành trong mùa khơ là gió Đơng Nam với tần suất 30-40%. Gió thịnh hành vào mùa mƣa là gió Tây Nam với tần suất 66%. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, gió mạnh nhất là 22,6 m/s, đổi chiều theo mùa.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của quận tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của ngƣời dân.

2.1.1.4. Thủy văn

Chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sơng Sài Gịn. Sơng Sài Gịn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu 10-15m, lƣu lƣợng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s).

Quận có hệ thống thủy văn phong phú và đa dạng bao gồm sơng Sài Gịn, sơng Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh Tham Lƣơng, kênh Trần Quang Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn quận tạo tiền đề cho việc hình thành một mạng lƣới giao thơng thủy quan trọng, thuận lợi lƣu thơng nối kết liên hồn xun suốt với các nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nƣớc cho cả địa bàn.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt trên địa bàn quận 12 khá phong phú do một hệ thống sông rạch cung cấp. Tài nguyên nƣớc mặt khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.

- Nguồn nƣớc ngầm: Quận 12 có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào đặc biệt tại các phƣờng thuộc khu vực phía Tây rạch Bến Cát có độ sâu phổ biến 20-50m ở một số khu vực có độ sâu 30-100m. Nƣớc ngầm đóng vai trị quan trọng trong cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho một bộ phận lớn dân cƣ và các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc khai thác nƣớc ngầm còn tùy tiện, thiếu quy hoạch và quản lý chƣa chặt chẽ.

Trong những năm gần đây, nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng cả về nƣớc mặt lẫn nƣớc ngầm do việc xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân trên địa bàn cũng nhƣ các vùng lân cận. Đây là vấn đề khó khăn nhất hiện nay về nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh dịch. Ngoài ra, bãi rác của thành phố nằm trên địa bàn xã Đông Thạnh - huyện Hóc Mơn cũng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nƣớc ngầm khơng chỉ trên địa bàn huyện Hóc Mơn mà cả quận 12 và các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp trên địa bàn quận 12 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)