Điều kiện tự nhiên – kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2014 (Trang 45)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế-xã hội

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Phúc Thọ

Phúc Thọ là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, nằm trên trục quốc lộ 32 đi Sơn Tây.

- Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía Đơng giáp huyện Đan Phƣợng;

- Phía Nam giáp huyện Thạch Thất, huyện Hồi Đức; - Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Đồng Mơ và Làng Văn hố các dân tộc 20 km. Đặc biệt có tuyến đƣờng Quốc lộ 32 chạy qua trên địa bàn với chiều dài 16 km đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, tỉnh lộ 421 đi huyện Quốc Oai và tỉnh lộ 419 đi khu Cơng nghệ cao Hồ Lạc....

Với vị trí địa lý nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội và giao lƣu văn hoá với các huyện khác của Thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung.

2.1.1.2. Địa hình

Phúc Thọ thuộc đồng bằng sơng Hồng, địa hình bằng phẳng, mức chênh lệch độ cao giữa các vùng khơng đáng kể.

Địa hình có hƣớng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đƣợc chia thành 2 vùng: Vùng đất trong đê bao gồm 12 xã, thị trấn có 6.581,73 ha, chiếm 55,48% diện tích tự nhiên tồn huyện; vùng đất bãi ven sơng ngồi đê bao gồm 11 xã có 5.281,41 ha, chiếm 44,52% diện tích tự nhiên tồn huyện.

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ là bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu...

2.1.1.3. Khí hậu

Phúc Thọ chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mƣa nhiều, mùa đơng khơ lạnh, mƣa ít.

Nhiệt độ bình qn hàng năm 23,3oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 28,8oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) 15,9oC, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận đƣợc là 40oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4,5oC.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.839 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8 và tháng 9 chiếm 75% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa tháng cao nhất 335,29 mm (vào tháng 8), lƣợng mƣa thấp nhất 17,8 mm (vào tháng 12).

Độ ẩm khơng khí hàng năm bình qn 84%, độ ẩm trung bình cao nhất 87% và độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 81%.

Số giờ nắng trung bình hàng năm 1.617 giờ, thuộc mức tƣơng đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây khơ nóng nhƣng ít ảnh hƣởng đến sản xuất.

2.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn của Phúc Thọ gồm 3 sơng: sơng Hồng, sơng Đáy và sơng Tích

Sông Hồng chạy dọc ranh giới giữa huyện Phúc Thọ với huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 12 km. Dịng chảy hàng năm của sông Hồng vào khoảng 115  137 tỷ m3 (dịng chảy trung bình năm khoảng 3.600 m3

/s tại Sơn Tây). Ngồi ra, sơng Hồng có hàm lƣợng phù sa tƣơng đối lớn. Mùa lũ hàm lƣợng phù sa trung bình trên dƣới 1,0 kg/m3 nƣớc, ngày lớn nhất có thể đạt trên 5 kg/m3. Đây là nguồn phù sa bồi đắp cho đất sản xuất nông nghiệp vùng bãi của huyện Phúc Thọ.

Sơng Đáy chạy dọc phần lãnh thổ phía Đơng của huyện, bắt nguồn từ sơng Hồng tại Hát Môn, qua Phúc Thọ chảy về Đan Phƣợng, nhƣng lịng chính của sơng đã bị bồi lấp. Hiện nay, đã đƣợc khôi phục để lấy nƣớc tƣới cho sản xuất.

Sơng Tích Giang chạy cắt ngang phần lãnh thổ phía Tây huyện theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đến địa phận Thuỷ Xuân Tiên (huyện Chƣơng Mỹ) hợp lƣu với sông Bùi. Cùng với sơng Hồng, sơng Tích là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nƣớc cho phần lớn các xã trong huyện.

Phúc Thọ chịu ảnh hƣởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng. Đê sơng Hồng có cao trình mặt đê 10,2 m, cao hơn mức báo động cấp II (7,4 m) 2,8 m. Mực nƣớc các sơng nội đồng đều có thể điều chỉnh bằng hệ thống các trạm bơm, tuy nhiên, các xã thuộc vùng phân lũ và chậm lũ chịu ảnh hƣởng rất lớn của chế độ dịng chảy sơng Hồng, ln có nguy cơ ngập lụt khi nƣớc sông Hồng lên tới báo động cấp III.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, cán bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ đã có nhiều nỗ lực vƣợt qua khó khăn, thách thức, phát huy tối đa mọi nguồn lực để duy trì tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao.

trƣởng 10,5%; trong đó, Ngành Cơng nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng 11,1%, Ngành Thƣơng mại - dịch vụ tăng 14,4%, Ngành Nông nghiệp tăng 5,2%.

Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch đúng hƣớng, cụ thể:

- Nơng nghiệp giảm từ 32,78% năm 2010 xuống còn 29,10% năm 2014. - Công nghiệp - xây dựng tăng từ 37,01% năm 2010 lên 37,80% năm 2014. - Thƣơng mại dịch vụ tăng từ 30,21% năm 2010 lên 33,10% năm 2014.

2.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội

* Văn hố - Thơng tin, thể thao, truyền thanh:

Làm tốt cơng tác tun truyền các nhiệm vụ chính trị của cấp trên, huyện và các ngày lễ lớn trong năm. Quản lý tốt các hoạt động văn hoá, du lịch; tổ chức các lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm; số hộ gia đình, làng, cơ quan đơn vị văn hóa ngày càng tăng.

Tổ chức thành cơng, trang trọng và ấn tƣợng Lễ hội đền Hát Môn và đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt, giải chạy Việt dã tranh cúp Hai Bà Trƣng; Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng huyện. Đón nhận bằng xếp hạng cấp Quốc gia đối với 03 di tích: đình, chùa Hƣơng Tảo, miếu Ngọc Tảo. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hộp thƣ điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công vụ.

Hoạt động sự nghiệp Văn hóa, Thể dục thể thao có nhiều tiến bộ. Tham gia các giải thể thao của Thành phố, Quốc gia, Quốc tế đạt 134 huy chƣơng các loại.

Đài Truyền thanh thực hiện tốt nội dung chƣơng trình và thời gian tiếp âm, phát sóng; chất lƣợng tin, bài, có nhiều đổi mới, phản ánh đa dạng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng và các nhiệm vụ chính trị của huyện.

* Giáo dục - Đào tạo:

Thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học; tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 8, khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng yêu cầu, nâng

xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia vƣợt kế hoạch. Hồn thành chƣơng trình, nhiệm vụ năm học 2013 - 2014. Dự thi học sinh, giáo viên giỏi cấp Thành phố đạt 143 giải các loại; trong đó, 11 giáo viên, 132 học sinh. Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 98,3%; học sinh thi nghề phổ thông đạt 99,8% khá, giỏi. Tổ chức; chỉ đạo thực hiện nghiêm các khoản thu, chi, dạy thêm, học thêm theo đúng quy định. Đầu tƣ phịng máy vi tính cho 47/47 trƣờng Tiểu học, THCS và 10 Thƣ viện đạt chuẩn. Tổ chức kiểm tra đánh giá, lựa chọn biểu dƣơng và nhân rộng các mơ hình điển hình về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở các xã, thị trấn.

* Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa, gia đình:

Hồn thành đạt và vƣợt kế hoạch giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo bộ tiêu chí mới. Phịng, chống, giám sát, ngăn chặn kịp thời các dịch, bệnh ở ngƣời; trên địa bàn huyện khơng có dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện tốt chƣơng trình tiêm chủng mở rộng cho các đối tƣợng trẻ em ở các lứa tuổi. Thƣờng xuyên kiểm tra, xử lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động khám, chữa bệnh bằng y học dân tộc phát triển khá, đã khám cho trên 17.300 lƣợt ngƣời. Tổ chức thực hiện tốt các chiến dịch lồng ghép truyền thông dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế/KHHGĐ tại 23 xã, thị trấn.

* An ninh quốc phòng:

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đƣợc giữ vững; quốc phòng, quân sự địa phƣơng đƣợc củng cố.

An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội đƣợc giữ vững. Thƣờng xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tăng cƣờng tuần tra, kiểm soát, xử lý các trƣờng hợp vi phạm trật tự ATGT; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối trƣớc, trong, sau Tết, lễ hội mùa xuân; kỳ thi tốt nghiệp THPT, các hội nghị tiếp xúc cử tri, kỳ họp HĐND huyện, các sự kiện chính trị, ngày lễ lớn của đất nƣớc, thành phố và huyện.

Duy trì nghiêm chế độ thƣờng trực sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức tập huấn, huấn luyện cơ quan, dân quân tự vệ. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ năm 2014 (giao đủ 145 tân binh). Kiện toàn Ban chỉ huy Quân sự các xã, thị trấn; chỉ đạo diễn tập chiến đấu trị an 05 xã. Tổ chức diễn tập khu vực

phòng thủ huyện năm 2014; hội thao quốc phòng lực lƣợng DQTV và bắn pháo hoa kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đơ đạt kết quả tốt. Chủ động triển khai lực lƣợng và phƣơng tiện phịng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Làm tốt chính sách hậu phƣơng quân đội, chi trả cho các đối tƣợng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, số tiền trên 5 tỷ đồng.

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Năm 2014 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức song dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố sự giúp đỡ của các Sở ngành Thành phố Hà Nội và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của UB MTTQ và các đoàn thể nhân dân cùng với sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Tình hình KTXH năm 2014 trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Tổng giá trị sản xuất tiếp tục tăng trƣởng khá ƣớc đạt 10,5%, có 9/10 chỉ tiêu thu ngân sách hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự tốn giao; cơng tác xây dựng NTM, dồn điền đổi thửa đạt và vƣợt kế hoạch đề ra; văn hoá xã hội, công tác CCHC gắn với “Năm trật tự và văn minh đơ thị” có nhiều tiến bộ, kỷ cƣơng hành chính đƣợc tăng cƣờng; an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; ANTT luôn đƣợc giữ vững; nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phƣơng đƣợc củng cố tăng cƣờng, tình hình giải quyết đơn thƣ, cơng tác tiếp dân đạt nhiều kết quả.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Công tác chỉ đạo khắc phục các tồn tại, vƣớng mắc ở một số cụm công nghiệp làng nghề còn chậm;

- Thu thuế GTGT, tiền thuê đất trên địa bàn một số xã đạt thấp, thu tiền sử dụng đất chƣa đạt kế hoạch đƣợc giao.

- Tình hình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng còn để xảy ra ở một số xã nhƣng chƣa đƣợc phát hiện xử lý kịp thời, dứt điểm nhƣ ở xã Phụng Thƣợng, Tích Giang, Tam Hiệp; Tình hình ảnh hƣởng do ơ nhiễm mơi trƣờng ở một số nơi chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm;

- Tiến độ GPMB các dự án trọng điểm, tiến độ giao đất TĐC, đất dịch vụ cho nhân dân còn chậm;

- Chất lƣợng giáo dục toàn diện tuy đã đƣợc nâng lên nhƣng chƣa đồng đều;

- Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang tuy đã có nhiều chuyển biến nhƣng vẫn còn một số xã chuyển biến còn chậm nhƣ tổ chức việc cƣới văn minh ở Vân Nam, việc tang văn minh ở Xuân Phú.

- An ninh trật tự còn xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp;

- Cơng tác Cải cách hành chính cịn chƣa đồng bộ; - Cơng tác thi hành án cịn chậm;

* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Do suy giảm kinh tế nên khó khăn về vốn đầu tƣ, một số cấp ủy chính quyền cơ sở chƣa tập trung chỉ đạo quyết liệt để giải quyết các tồn tại trong các cụm công nghiệp làng nghề: Cụm CN Tam Hiệp, cụm CN Hiệp Thuận, Cụm CN Thọ Lộc;

- Thị trƣờng bất động sản trầm lắng, một số doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cịn gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp của Chi cục Thuế, các ngành ở huyện và các xã, thị trấn có lúc chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chƣa quyết liệt trong việc đôn đốc thu nợ đọng tiền thuế, tiền thuê đất; …nên đã ảnh hƣởng đến kết quả thu NSNN.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền cịn chƣa thực sự sâu sát, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc khi xảy ra vi phạm. chƣa kịp thời xử lý triệt để, dứt điểm các trƣờng hợp vi phạm nhƣ ở các xã Tam Hiệp, Thanh Đa, Thƣợng Cốc, cịn có biểu hiện ngại va chạm, né tránh, ỷ lại đùn đẩy trách nhiệm; nhận thức về các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trƣờng của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế;

- Do nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó khăn trong việc xác định phân loại đất, đối tƣợng sử dụng đất; Luật Đất đai mới ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 nên một số chính sách vƣớng mắc về GPMB phải xin cơ chế đặc thù của Thành phố, của chính phủ…là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến tiến độ GPMB. Một số dự án tái định cƣ, đất dịch vụ phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết, phải chờ nguồn vốn nên ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành hạ tầng để giao đất tái định cƣ, đất dịch vụ cho nhân dân.

- Do suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh khó khăn trong việc thanh toán nợ; là địa phƣơng có tốc độ đơ thị hóa nhanh, đang tập trung GPMB các dự án trọng điểm của trung ƣơng…nên tiềm ẩn nhiều yếu tố

phức tạp; số lƣợng vụ việc và số tiền phải thi hành án của các vụ án dân sự quá lớn nên nhiều vụ việc thi hành án chậm;

- Do ngân sách huyện cịn nhiều khó khăn nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác CCHC còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ;

2.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Phúc Thọ

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2014 cho thấy, trong phạm vi quản lý địa giới hành chính, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 11.863,24 ha, trong đó diện tích các loại đất cụ thể nhƣ sau:

2.2.1.1. Đất nơng nghiệp

Diện tích đất nơng nghiệp 6.851,02 ha, chiếm 57,75% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, cụ thể như sau :

Bảng 1. Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp năm 2014 huyện Phúc Thọ

STT LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) Cơ cấu

(%)

Đất nông nghiệp NNP 6851,02 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5834,29 85,16

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5509,96 80,43

1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4297,44 62,73

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1212,52 17,70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2014 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)