Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả qua các năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty hải long (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Đặc điểm chung của công ty

2.1.6. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả qua các năm

Bảng 2.6:Bảng phân tích vòng quay tổng tài sản

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu 39.847.592.336 25.694.823.763 26.984.938.833 -14.152.768.573 -35,51 1.290.115.070 5,02 Tổng TS bình quân 42.420.548.000 44.869.038.510 47.784.028.428 2.448.490.510 5,77 2.914.989.918 6,49

Số VQ tổng TS 0,94 0,57 0,56 -0,37 -39,04 -0,01 -1,39

Công thức:

Doanh thu Số vòng quay của tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Vòng quay của tổng tài sản năm 2008 là 0.57 vòng nghĩa là cứ một đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra cho doanh nghiệp .0.57đồng doanh thu. So với năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm 0,37 tương ứng với mức giảm 39,04%. Sang năm 2009 thì chỉ tiêu này là 0.56 tương ứng với mức giảm 0.01 tương ứng với 1.39%.

2.1.6.2. Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.7: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu 39.847.592.336 25.694.823.763 26.984.938.833 -14.152.768.573 -35,51 1.290.115.070 5,02 HTK bình quân 10.458.142.674 8.511.602.908 7.331.471.093 -1.946.539.766 -18,61 -1.180.131.815 -13,86

Số vòng quay HTK 3,81 3,02 3,68 -0,79 -20,77 0,66 21,93

Kỳ luân chuyển HTK 94,48 119,25 97,81 24,77 26,22 -21,45 -17,98

54 Công thức:

Doanh thu Vòng quay HTK =

HTK bình quân 360 Kỳ luân chuyển HTK =

Vòng quay HTK

Năm 2008 vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là 3,02 vòng tức là bình quân 1 năm doanh nghiệp có 3,02 lần nhập xuất và để quay được một vòng thì doanh nghệp cần94,48 ngày. So với năm 2007 thì chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho giảm 0,79 vòng tương ứng với mức giảm 20,77 %, chỉ tiêu kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng 24,77 tương ứng mức tăng 26,22. Đến năm 2009 chỉ tiêu vòng quay HTK là 3,68 tăng so với năm 2008 là 0,66 tương ứng với mức tăng 21,93% đồng thời với đó là mức giảm của kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2009 so với 2008 là 21,45 tương ứng với 17,98%. Qua đó ta thấy thời gian quay vòng vốn khá dài, vòng quay HKT có xu hướng giảm nên thời gian để quay một vòng tăng lên điều này là không tốt đối với nhà máy vì hàng tồn kho dự trữ quá mức gây ứ đọng vốn. Tuy nhiên cũng phải nói đến nhà máy là nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu thuyền vì vậy hàng tồn kho của nhà máy cao cũng là phù hợp nhưng với mức cao như hiện tại thì doanh nghiệp cũng cần phải xem xét để cải thiện tình hình để tránh tình trạng lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhiều nh ư trên.

2.1.6.3. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Bảng 2.8: Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu 39.847.592.336 25.694.823.763 26.984.938.833 -14.152.768.573 -35,51 1.290.115.070 5,02 Các khoản phải thu bq 2.770.161.948 5.437.741.911 4.189.873.658 2.667.579.963 96,29 -1.247.868.253 -22,94

Số vòng quay 14,38 4,73 6,44 -9,66 -67,15 1,72 36.30

Kỳ thu tiền bq 25,03 76,19 55,90 51,16 204,42 -20,29 -26,63

55 Công thức:

Doanh thu Số vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân 360

Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu

Nhìn khái quát bảng vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân ta thấy được số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp khá thấp, một năm doanh nghiệp chỉ thu được 14 lần nợ và chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần nhưng giảm với mức thấp như vậy là số lần thu được các khoản nợ của nhà máy đang có xu hướng giảm đồng nghĩa với số ng ày thu được một khoản nợ ngày càng tăng như vậy có thể nói doanh nghiệp ngày càng bị chiếm dụng vốn. Cụ thể: Năm 2007 chỉ số này là 14,38 lần có nghĩa là trong một năm doanh nghiệp có 14,38 lần thu được các khoản nợ thương mại tương ứng với25,03 ngày thì nhà máy thu được một khoản nợ. Sang năm 2008 thì chỉ tiêu này giảm hơn so với năm 2007 là 9,66 tương ứng với mức giảm 67,15% tương ứng với số ngày thu tiền bình quân trong năm tăng 51,16 ngày tương đương với mức tăng 204,42%. Đến năm 2009 chỉ tiêu này tăng so với 2008 là 1,72 tương ứng với mức tăng 36,3% và số ngày thu tiền bình quân giảm xuống còn 55,9 ngày tương đương với mức giảm 26,63%

2.1.6.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Bảng 2.9: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 39.847.592.336 25.694.823.763 26.984.938.833 -14.152.768.573 -35,51 1.290.115.070 5,02 Tổng TSCĐ bq 23.026.439.800 21.853.983.321 27.294.707.528 -1.172.456.479 -5,09 5.440.724.207 24,89

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,73 1,18 0,99 -0,55 -32,06 -0,19 -15,91

Công thức:

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Tổng tài sản cố định bình quân

56 Năm 2008, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 1,18 nghĩa là doanh nghiệp trong năm

2008 cứ một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ có khả năng tạo ra 1,18 đồng doanh thu.

So với năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm0,55 tương ứng với mức giảm 32,06%. Sang năm 2009,chỉ tiêu này tiếp tục giảm 0,19 tương ứng với mức giảm15,91%. Qua đó ta thấy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản trong doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần điều này thể hiện tình hình sử dụng tài sản không tốt đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty hải long (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)