Phương pháp dạy học phát huy tính chủ động trong học tập hợp tác (Cooperative Learning) theo nhóm [38, tr.71-76]

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 32 - 37)

(Cooperative Learning) theo nhóm [38, tr.71-76]

Dạy học theo kiểu hợp tác theo nhóm là biện pháp trong thử nghiệm nhằm năng cao khả năng ghi nhớ của học sinh trung học cơ sở.

1.2.6.1. Khái niệm “học tập hợp tác” (Cooperative Learning)

Học tập hợp tác là một phương pháp học tập mà theo đó, học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, và hợp tác với nhau trong học tập. Học sinh trao đổi ý tưởng, kiến

thức và cách học với các thành viên trong nhóm. Những học sinh có khả năng cao hơn giúp đỡ những học sinh yếu hơn trong học tập. Các thành viên của nhóm tham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội những kĩ năng mới. Trong khơng khí học tập nhóm, người học khơng chỉ có trách nhiệm với việc học của mình mà cón có trách nhiệm với việc học của người khác.

Việc tổ chức lớp học học tập hợp tác phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Lớp học được chia ra thành từng nhóm nhỏ, thường từ 2-6 học sinh. Mỗi nhóm được hình thành từ những học sinh có năng lực học tập với một vài em có thành tích

học tập trung bình và thấp.

- Các thành viên của nhóm làm việc vì thành tích chung của nhóm.

- Thơng thường các bài tập của nhóm được chia ra cho các thành viên. Mỗi thành viên có trách nhiệm tìm lời giải thích. Thành tích của mỗi cá nhân được xem như thành tích chung của nhóm.

- Các thành viên trong nhóm ủng hộ, chấp nhận và tin tưởng lẫn nhau. Họ quan tâm

đến sự đóng góp và hành vi của các thành viên trong nhóm như là của chính họ và

học cách nhận biết và làm việc với sức lực và khả năng của mỗi thành viên của nhóm. - Các thành viên của nhóm giúp đỡ, trao đổi và hợp tác với nhau trong quá trình học tập. Những học sinh có thành tích cao động viên những học sinh có thành tích ít hơn cố gắng hết sức để đạt thành tích trong khi đối với chúng việc học tập quả là khó

khăn và được nhân biết qua sự tham gia đóng góp của chúng.

1.2.6.2. Hiệu quả và biện pháp học tập hợp tác

Học tập hợp tác có thể sử dụng trong việc học tập tất cả các môn học và tất cả các cấp lớp học. Đặc biệt nó có hiệu quả đối với những bộ môn mà học sinh cần phải học và phát triển những năng lực và phẩm chất sau:

- Những kĩ năng giải quyết vấn đề. Thông qua làm việc và cùng nhau giải quyết vấn

đề, các học sinh đã đạt được những kĩ năng giải quyết vấn đề và có thể sử dụng trong

cuộc sống hàng ngày của chúng.

- Đạt được những mục đích học tập. Giáo viên có thể phân cho các em học sinh khá,

trung bình và kém cùng nhau lĩnh hội những khái niệm chính của những chủ đề đặc

biệt của môn học. Các em kém sẽ có cơ hội nắm vững được chủ đề trước khi chuyển sang chủ đề tiếp theo.

- Tư duy khác nhau. Khi các thành viên của nhóm được phân cơng trách nhiệm,

chúng tự do đề nghị hoặc đưa ra các cách giải quyết hoặc trả lời vấn đề cần thiết giải quyết. Và trong bầu khơng khí trường học các học sinh sẽ cảm thất tự do nêu ra và trao đổi những ý tưởng.

- Nơi mà bài tập có tính chất tổng hợp. Các học sinh có đủ thời gian để chọn lọc các

bài tập với các bạn học của chúng, và chúng có thể phân chia các bài tập cho các thành viên của nhóm dựa trên khả năng của mỗi cá nhân.

- Nơi mà chất lượng của việc thực hiện là quan trọng. Từ khi mỗi thành viên làm việc

vì mục đích thành tích của cả nhóm, các thành viên của nhóm sẽ ảnh hưởng lẫn nhau để làm tăng lên đến tột độ khả năng đóng góp cho mục đích của nhóm và vì vậy nâng

cao chất lượng của việc thực hiện của các thành viên.

- Dân chủ trong lớp học. Các thành viên trong lớp học nhóm sẽ học cách làm việc và

nương tựa vào nhau, chúng tôn trọng và tuân theo các luật lệ của nhóm. Vì vậy nó làm cho việc tổ chức lớp học được dễ dàng hơn.

- Phát triển những kĩ năng xã hội. Các thành viên của lớp học nhóm sẽ phát triển kĩ

năng xã hội. Chúng thực hành những kĩ năng giao tiếp, trao đổi, chấp nhận, ủng hộ và hợp tác.

- Ý thức trách nhiệm với nhau. Các thành viên của nhóm phải làm việc với nhau

vì thành tích, mục đích của nhóm. Sự thiếu đóng góp của một thành viên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thành tích chung của nhóm. Mỗi thành viên được giao trách nhiệm.

- Nơi mà cần giảm bớt sự cạnh tranh và tăng cường sự hợp tác. Các thành viên của

nhóm giúp nhau học tập nhiều hơn. Thành cơng của mỗi thành viên cịn được coi là thành cơng của cả nhóm.

Trong thực tiễn giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục đề ra các biện pháp sau

Stt

Các biện pháp học hợp tác theo nhóm

Mơ tả khái quát Phát triển DLTN

1 Thảo luận vòng tròn (Round robin)

Mỗi học sinh lần lượt trao đổi ý kiến (về 1 vấn đề) với tồn thể tập thể, nhóm trong lớp học. Nhớ lại những ý tưởng, ý kiến và sự sáng tạo của các vấn đề. 2 Tranh luận nhóm (Corners)

Mỗi học sinh di chuyển đến các nhóm. Các

học sinh thảo luận với nhau trong nhóm. Sau đó trao đổi, lắng nghe và giải thích các

ý kiến với các nhóm khác trong lớp học. Nhớ được những vấn đề đã được lựa chọn. 3 Thi đố (Match Mine)

Các học sinh thi vấn đáp với nhau

trong phạm vi các môn học. Phát triển khả năng ghi nhớ từ ngữ. 4 Tập trung trí tuệ (Numbered Heads Together)

Giáo viên nêu câu hỏi, các học sinh bàn bạc trao đổi để tất cả đều biết trả

lời. Sau đó một học sinh được gọi để trả lời câu hỏi.

Ôn tập, nhớ lại kiến thức 5 Các phiếu được mã hóa bằng màu sắc (Color-Coded Co-op Cards) Các học sinh nhớ cách sử dụng trò chơi chuyền thẻ. Trò chơi được tổ chức sao cho có khả năng cao nhất đạt được thành tích ở từng bước, phát triển từ việc nhớ những cụm từ ngắn đến những cụm từ dài. Nhớ các sự kiện, các cụm từ ngắn đến dài.

6 Kiểm tra theo cặp

(Pairs Check)

Các học sinh làm việc từng cặp trong nhóm 4 học sinh. Từng cặp các học sinh lựa chọn một em giải quyết vấn

đề (bài tốn), cịn em gợi ý. Cứ sau 2

vấn đề, 2 cặp kiểm tra xem chúng có

câu trả lời giống nhau hay khơng?

Tăng khả năng ghi nhớ thông qua luyện tập. 7 Ba bước phỏng vấn (Three-Step Interview)

Bước đầu tiên các học sinh phỏng vấn cùng cặp với mình. Sau đó làm ngược lại. Mỗi học sinh trao đổi với nhóm các thông tin mà các em nhận biết

Nhớ được các

thông tin qua phỏng vấn

được qua phỏng vấn. 8 Trao đổi sự suy nghĩ theo cặp (Think-Pair Share)

Các học sinh suy nghĩ theo chủ đề do giáo viên cho. Sau đó cặp đơi với học sinh khác để thảo luận những suy nghĩ của mình. Cuối cùng trao đổi suy nghĩ của chúng với cả lớp. Nhớ được những suy nghĩ, giả thuyết, lí lẽ. 9 Mạng từ theo nhóm (Team Word- Webbing)

Các học sinh viết đồng thời lên một

phần nhỏ của biểu đồ, vẽ những phần

chính của khái niệm, xác minh các yếu tố và khắc phục sự hiện diện các quan hệ của những ý tưởng trong khái niệm.

Nhớ các mối quan hệ đa dạng giữa các ý tưởng, các khái niệm. 10 Bàn tròn (Roundtable)

Mỗi học sinh lần lượt viết một câu trả lời vào tờ giấy bằng bút chì. Sau đó chuyền tờ giấy và bút chì vịng quanh lớp. Có thể sử dụng nhiều tờ giấy và bút chì đồng thời cùng lúc. Nhớ lại được những kiến thức cũ, những kĩ năng thực hành, nhớ lại thơng tin. 11 Trong-Ngồi

vòng tròn (Inside- Outside Circle)

Các học sinh đứng đối mặt nhau thành từng cặp trên 2 vòng tròn đồng tâm. Các học sinh luân phiên xoay vòng tạo nên các cặp mới và đồng thời trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Tăng cường sự hiểu biết, nhớ lại kiến thức.

12 Cặp các đôi (Partners)

Các học sinh làm việc theo từng cặp

để xây dựng nội dung hay lĩnh hội

khái niệm. Chúng tham khảo ý kiến của các cặp khác ở nhóm khác. Sau đó chúng trao đổi hiểu biết của mình với bạn cùng cặp trong nhóm của mình. Tăng cường khả năng nhớ về sự phát triển khái niệm. 13 Trao đổi hình chữ chi (Zigsaw)

Mỗi học sinh trong nhóm trở nên tinh thông một chủ đề bằng cách làm việc với các thành viên trong nhóm khác được phân cơng cho phù hợp với chủ đề. Trong lúc trở về với nhóm của mình, mỗi học

Nhớ lại được

những nội dung của tài liệu mới.

sinh lần lượt dạy lại cho nhóm chủ đề mình đã nắm vững và tất cả học sinh đánh giá tất cả các khía cạnh của chủ đề. 14 Hợp tác

(Co-op)

Cả nhóm học sinh làm việc chung cùng nhau để tạo ra một sản phẩm đặc biệt của nhóm. Sau đó đem ra trình

bày cho tất cả lớp học; mỗi học sinh

đều có sự đóng góp riêng biệt của

mình vào nhóm.

Nhớ lại những tài liệu mang tính chất phức tạp, thường thường với những nguồn gốc đa dạng.

Hình thức học tập hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động dạy học ở THCS, vì nó là những hình thức dạy học khơi gợi và tích cực hóa sức mạnh của học sinh, giúp cho học sinh tăng cường khả năng ghi nhớ.

Ở nghiên cứu này một trong những yếu tố của các tác động thử nghiệm là dạy

học hợp tác theo nhóm với 2 biện pháp: Tập trung trí tuệ (Numbered Heads Together) và kiểm tra theo cặp (Pairs Check).

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 32 - 37)