Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1.1. Đánh giá mức độ nhớ từ
- Mức độ nhớ từ
Mức độ nhớ từ của 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS) như bảng 3.2 cho thấy là từ 1.0 - 10, với điểm trung bình cộng (Mean) = 6.27, độ lệch chuẩn (SD) = 1.485.
Bảng 3.2. Mức độ nhớ từ của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên toàn mẫu điều tra thực trạng
Biến số Số học sinh Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
(Min) (Max) (Mean) (SD)
Nhớ từ 370 1.0 10 6.27 1.485
Kết quả này cho thấy, khả năng nhớ từ ở học sinh lớp 6 và lớp 7 trong mẫu
nghiên cứu cũng có kết quả giống với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (1991) về khả năng ghi nhớ máy móc có chủ định của học sinh lớp 6 và lớp 7 dao động xung quanh ngưỡng chuẩn về khối lượng ghi nhớ ở người trưởng thành (7 ± 2).
- Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ
Bảng 3.3. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ của mẫu điều tra thực trạng Loại Tần số Phần trăm (%) Thứ bậc Kém 4 1.1 4 Trung bình 102 27.6 2 Khá 242 65.4 1 Giỏi 22 5.9 3 Tổng 370 100.0
Nếu phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ như bài tập trắc nghiệm mức độ nhớ từ theo cách đánh giá truyền thống đối với học sinh lớp 6 và lớp 7 (như đã trình bày trong mục 2.2.1.5) là:
+ 1-2 từ: loại kém + 3-5 từ: loại trung bình + 6-8 từ: loại khá
+ 9-10 từ: loại giỏi
Kết quả phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ như bảng 3.3 cho thấy, số học sinh có khả năng nhớ từ kém là 4 (1.1%), trung bình là 102 (27.6%), khá là 242 (65.4%) và giỏi là 22 (5.9%). Như vậy chủ yếu học sinh có mức độ nhớ từ đạt loại
khá và trung bình là 93% (264 học sinh). Kết quả cũng cho thấy có rất ít học sinh có khả năng nhớ từ đạt loại giỏi: 5.9% (22 học sinh) và vẫn còn một số học sinh: 4
Như vậy khả năng nhớ từ của học sinh đầu cấp THCS trong mẫu nghiên cứu nằm gần ngưỡng chuẩn 7 ± 2 so với người trưởng thành.
Biểu đồ 3.1. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ
Tần số 0 50 100 150 200 250 300 Kém Trung bình Khá Giỏi Mức độ nhớ từ
Theo biểu đồ 3.1 số học sinh có mức độ nhớ từ khá là 65.4% (242 học sinh)
chiếm mức độ cao nhất, mức độ nhớ từ trung bình là 27.6% (102 học sinh) chiếm vị trí thứ hai, số học sinh có khả năng nhớ từ giỏi tương đối ít là 5.9% (22 học sinh) và số học sinh có mức độ nhớ từ kém chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1.1% (4 học sinh). Từ kết quả này cho thấy, khả năng xử lí thơng tin và gìn giữ thơng tin về từ bằng thính giác và thị giác như nghiên cứu đã làm ở học sinh lớp 6 và lớp 7 có chiều hướng tiến bộ. Như vậy, kết quả khảo sát phù hợp với đặc điểm ghi nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS).
- Khả năng ghi nhớ từ theo lớp
Nếu so sánh điểm trung bình về khả năng nhớ từ giữa học sinh lớp 6 và lớp 7 (theo bảng 3.4), ta thấy: lớp 6 có điểm trung bình (Mean) = 5.98 với độ lệch chuẩn
(SD) = 1.506 và lớp 7 có điểm trung bình (Mean) = 6.58 với độ lệch chuẩn (SD) =
1.403. Như vậy khả năng nhớ từ có tăng lên theo lớp (lứa tuổi).
Bảng 3.4. Khả năng nhớ từ theo lớp của mẫu điều tra thực trạng Lớp Số học sinh (N) Điểm trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
6 188 5.98 1.506
7 182 6.58 1.403
- Lỗi ghi nhớ từ của học sinh
Chất lượng nội dung từ ghi nhớ theo phương pháp phân tích lỗi của A.R. Luria như đã trình bày ở mục 2.2.1.5. cho thấy, học sinh nào có khả năng ghi nhớ ở mức độ cao hơn thì ít mắc lỗi về loạn ngôn từ và lặp lại từ theo các liên tưởng phụ.
Bảng 3.5. Các lỗi ghi nhớ từ của học sinh theo mẫu điều tra thực trạng Loạn ngôn từ Liên tưởng phụ Trật tự từ Lớp Dân tộc
Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng
Kinh 19 22 11 6 Khmer 23 42 24 46 13 24 Kinh 15 15 7 7 Khmer 18 33 16 31 10 17
Theo kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, số lỗi của học sinh lớp 6 mắc phải về loạn ngôn từ là 42, về liên tưởng phụ là 46, về tái hiện sai trật tự từ là 24 nhiều hơn học sinh lớp 7 mắc lỗi về loạn ngôn từ là 33, về liên tưởng phụ là 31 và tái hiện sai trật tự từ là 17 (lỗi tái hiện sai trật tự từ chỉ tính trong bài tập tác động củng cố khi học sinh tái hiện đủ 10 từ) .
Nếu so sánh số lượng lỗi ở tất cả các dạng lỗi ta đều thấy học sinh Khmer mắc lỗi nhiều hơn học sinh Kinh cùng lớp (lứa tuổi).
Ở học sinh Kinh, đa số học sinh lớp 6 và lớp 7 mắc lỗi loạn ngôn từ kiểu ngữ
nghĩa. Theo chúng tôi, do ảnh hưởng bởi phương ngữ nên khi nghe tên gọi những sự vật theo tiếng Việt chuẩn thì học sinh nhớ theo thói quen của mình và tái hiện chúng cũng bằng con đường như vậy. Thí dụ các em thường tái hiện từ “túp lều” thành “cái lều”, từ “ngọn sào” thành “cây sào”, từ “đàn bầu” thành “đờn bầu”. Cũng giống như học sinh dân tộc Kinh, học sinh dân tộc Khmer cũng mắc lỗi về ngữ nghĩa. Điều này có thể giải thích do hồn cảnh sống, mơi trường học tập, tập tục của địa phương đã ảnh hưởng đến kết quả ghi nhớ của học sinh Khmer. Mặt khác, cũng có thể vì học
sinh thường xun giao tiếp với nhau bằng tiếng Khmer, ít giao tiếp bằng tiếng Việt hoặc có thể do ảnh hưởng bởi hiện tượng giao thoa ngôn ngữ khi học sinh cùng một lúc học nhiều thứ tiếng (Việt, Anh, Khmer) đã làm phát sinh các lỗi loạn ngôn từ như
đã nêu trên, dẫn đến làm giảm sút khả năng ghi nhớ của học sinh Khmer so với học
Ngoài việc mắc các lỗi về ngữ nghĩa, học sinh Khmer lớp 6 và lớp 7 cịn phạm lỗi về ngữ âm. Thí dụ các em tái hiện từ “túp lều” thành “túp liều”, từ “ngọn sào” thành “ngọn sàu”, từ “vỉa hè” thành “dĩa hè” hay “đỉa hè”, từ “sóng biển” thành “sống biển”, từ “bác sĩ” thành “bát sĩ”.
Học sinh Kinh và Khmer tương tự nhau về lỗi liên tưởng phụ, các em đưa thêm vào những từ khơng có trong dãy từ đã cho. Thí dụ những từ như “củ khoai”, “thời
tiết”, “gió biển”, “y sĩ”, “quả núi”, “cái lều”, “cây sào” là những từ khơng có trong dãy từ đã cho nhưng các em lại đưa thêm vào.
Vẫn cịn khơng ít học sinh dân tộc Kinh và Khmer, lớp 6 và lớp 7 tái hiện sai trật tự từ sau khi các em thực hiện xong lần củng cố thứ chín (lần tái hiện thứ 10). Theo chúng tôi, lỗi tái hiện sai trật tự từ có thể dẫn đến việc mắc lỗi tái hiện từ theo liên tưởng phụ và làm giảm sút dung lượng trí nhớ từ của học sinh.