Vài nét về đồng bào và họcsinh dân tộc Khme rở Kiên Giang

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 28 - 32)

1.2.5.1. Đặc điểm đời sống văn hoá xã hội đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc với diện tích tự nhiên là 6.222 km2, rộng nhất các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 18 so với 64 tỉnh thành trong cả nước. Kiên Giang có 14 huyện thị với tổng dân số năm 2003 là 1,611,746 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 12,26% (tập trung chủ yếu ở 3 huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng) cùng sinh sống

với cộng đồng người Kinh (84,54%), người Hoa (2,9%) và các dân tộc khác ( 0,3%) [63, tr.1,35], [21, 1].

Đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa

nước, cư trú phân tán rải rác ở các phum sóc, ở vùng sâu, ven biên giới và thường tập trung ở dọc các kênh rạch. Người dân Khmer tôn sùng đạo Phật nên thường cho con vào chùa tu để thể hiện sự coi trọng chùa chiền, quý trọng sư sãi, ngồi ra cịn học văn hoá và đạo lý làm người. “Họ quan niệm rằng chỉ có con đường đi tu mới thành người, trình độ mới được nâng lên, mới có đủ cơ sở để lý giải những vấn đề phức tạp của cuộc sống, mới thắng được những đau khổ ở đời làm cho tâm con người có được sự tĩnh tại, thơng minh sáng suốt để quyết đốn cơng việc” [44, 27]. Có thể nói, ở đâu có phum sóc là ở đó có chùa Khmer (tồn tỉnh có 72 ngơi chùa Khmer) và chùa cũng là tụ điểm văn hoá, giáo dục của đồng bào dân tộc Khmer.

Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào Khmer có truyền thống đồn kết, lao động cần cù không ngại gian khổ, là những người “rất tôn trọng đạo lý, chân

thành với bạn bè, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ngay thẳng, thật thà, bộc lộ rõ quan

điểm nhận thức của mình với mọi người” [44, tr.27]. Tuy nhiên tính tình thường ít

nói, ít quan tâm đến sự biến đổi của xã hội và khơng vừa lịng với sự dối trá, những

điều trái với đạo lý làm người. Trong cuộc sống, hầu như họ ít nghĩ tới việc tích lũy

mà thường làm ngày nào ăn ngày đó theo lối tư duy tự cấp tự túc, mang đậm tính nhận thức “trời kêu ai nấy dạ”, ít quan tâm đến việc học tập của con cái.

Nhìn chung, đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống hàng ngày, còn nhiều phong tục tập qn lạc hậu, trình độ dân trí và trẻ em đúng tuổi đến trường cịn hạn chế, tình trạng cúng lễ tốn kém, tỷ lệ mù

chữ và tỷ lệ sinh nở cao vẫn khá phổ biến.

1.2.5.2. Đặc điểm tình hình phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của Kiên Giang, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer từng bước được cải thiện. Đặc biệt là sau khi Chỉ thị 68/CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra đời đã tạo được

một sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức lẫn hành động đối với cấp ủy và

chính quyền địa phương các cấp. Nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ đối với đồng bào

dân tộc nói chung, đồng bào Khmer nói riêng, đã được cụ thể hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục vùng dân tộc đều tăng hàng năm. Năm học 2001-2002, ngân sách đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc là 5.660.000.000 đồng, trong đó kinh phí chi thường xun là 4.312.000.000

đồng, chi phí mua sách giáo khoa trang bị cho học sinh các xã 135 và học sinh người

dân tộc là 1.348.000.000 đồng, đến năm học 2005-2006, ngân sách đầu tư cho giáo

dục vùng đồng bào dân tộc là 9.137.000.000 đồng, trong đó kinh phí chi thường xun là 6.417.000.000 đồng, chi phí mua sách giáo khoa trang bị cho học sinh các xã 135 và học sinh người dân tộc là 2.720.000.000 đồng tăng 61,43% [22, tr.51].

Những năm gần đây, số học sinh dân tộc được huy động đến trường ở các cấp học, ngành học đều tăng. Đối với học sinh THCS dân tộc Khmer tăng đáng kể: năm học 2001-2002 là 8.977 học sinh, năm học 2002-2003 là 11.027 học sinh, năm học 2003-2004 là 12.947 học sinh, năm học 2004-2005 là 13.994 học sinh và năm học 2005-2006 là 13.952 học sinh. Lượng học sinh theo học các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cũng có đà tiến bộ, cơng tác đào tạo nghề, xoá mù chữ và phổ cập giáo dục được đẩy mạnh. Đội ngũ giáo viên người dân tộc Khmer tiếp tục

được đào tạo và chuẩn hóa với số lượng ngày càng nhiều từ 214 giáo viên năm học

2001-2002 lên 707 giáo viên năm học 2005-2006, trong đó số giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp THCS là 179 người [22, tr.51]. Ngoài ra, các huyện có đơng đồng bào dân tộc sinh sống hàng năm đều huy động nhiều nguồn lực khác nhau để đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp nhằm thoả mãn nhu cầu học tập của con em mình.

Hiện nay, tồn tỉnh có bốn trường phổ thơng dân tộc nội trú cấp huyện, thị (toạ lạc tại huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Hà Tiên nơi có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống) và một trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh. Hàng năm các trường đều có tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngồi dạy chun mơn theo quy định của ngành, các trường còn dạy chữ Khmer cho các em. Hệ thống các trường dân tộc nội trú từ tỉnh đến huyện vừa đáp ứng nguyện vọng học tập vừa tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh được giáo dục trong môi trường tốt hơn đảm bảo cho việc phát huy truyền thống bản sắc văn hoá cộng đồng người

dân tộc. Trường cũng là nơi đào tạo cán bộ nguồn để phục vụ phát triển đất nước nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. Ngân sách đầu tư cho các trường dân tộc nội trú tăng hàng năm từ 1.217.000.000 đồng năm 2001 lên 1.278.000.000 đồng năm 2002 và năm 2003 là 2.807.000.000 đồng. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất về nơi ăn chốn ở cho tập thể giáo viên và học sinh trường dân tộc nội trú, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên, số lượng học sinh được xét tuyển vào các trường phổ thông dân tộc nội trú tương

đối ổn định hàng năm [42, tr.32].

1.2.5.3. Đặc điểm học sinh Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Kiên

Giang.

Theo Trịnh Tiến Thu thì học sinh Khmer ở các trường phổ thơng dân tộc nội trú có một số đặc điểm cơ bản sau [63, tr. 36-37]:

* Những biểu hiện khi mới vào trường

Học sinh được tuyển chọn vào các trường phổ thông dân tộc nội trú đều là con em đồng bào dân tộc Khmer hầu hết sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng văn hoá chậm phát triển cho nên:

Đa số học sinh quen sống tự do, chưa vào nề nếp, khuôn khổ, không quen với

cuộc sống tập thể.

Thói quen ngại lao động trí óc vẫn khá phổ biến ở nhiều học sinh.

Mặt khác, do có sự khác biệt về mặt văn hố, ngơn ngữ, lại học chung trường phổ thông với học sinh tiểu học người Kinh nên khả năng nhận thức của học sinh Khmer có đơi chút chậm chạp dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không thật tốt, chất

lượng học tập chưa cao.

Ngoài ra, những biểu hiện bỡ ngỡ, lúng túng về nhiều mặt khi mới vào trường phổ thơng dân tộc nội trú có ảnh hưởng rất nhiều đến động lực học tập của từng em cũng như chất lượng dạy học của nhà trường.

* Những biểu hiện trong quá trình học tập.

Do được tuyển chọn trực tiếp từ các địa phương, không qua thi tuyển, nên chất

lượng đầu vào của học sinh phần lớn đều dưới trung bình.

Các em thường thụ động, suy nghĩ giản đơn, khả năng tiếp thu chậm nhất là về khoa học tự nhiên.

Khả năng cảm thụ về tự nhiên và xã hội hạn hẹp, mức độ sử dụng ngơn ngữ

nói và viết còn hạn chế, thiếu linh hoạt (do giáo viên chủ yếu là người kinh) nên ảnh hưởng khơng ít đến việc tiếp nhận kiến thức trong các bộ môn xã hội, nhân văn, trong mối quan hệ giao tiếp tập thể và đời sống cộng đồng.

Việc giáo dục nhận thức trong học tập, nề nếp sinh hoạt, lối sống con người mới cịn gặp nhiều khó khăn do học sinh chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục tập

quán của đồng bào dân tộc mình.

Học sinh thường thiếu tính tự lực trong học tập mà chủ yếu ghi nhận máy móc, mang nặng tính khn mẫu. Rất ít học sinh có khả năng tự tìm hiểu và xây dựng phương pháp học tập hiệu quả mang tính chủ động và sáng tạo.

Trí nhớ của học sinh đa phần thiếu tính bền vững, học tuần trước thì tuần sau qn, thậm chí có nhiều em quên ngay sau một ngày học, nếu nhớ được thì cũng mơ hồ, thiếu chính xác đơi khi nhầm lẫn.

Nhiều học sinh thể hiện tính tuỳ tiện thích là nghỉ học mà khơng cần xin phép giáo viên và nếu có xin phép thì thường cũng khơng nêu ra được lý do chính đáng. Hơn nữa, phụ huynh c`ác em ít quan tâm đến việc quản lý và học tập của con cái mà chủ yếu trông chờ vào sự dạy dỗ của giáo viên, nhà trường nên đã tạo khơng ít khó khăn trong việc duy trì sĩ số học sinh và xây dựng động cơ học tập bền vững cho các em.

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)