Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu lý luận
2.2.1. Khảo sát thực trạng dung lượng trí nhớ
2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dung lượng trí nhớ từ, nhớ số và nhớ hình ở học sinh lớp 6, 7 tại một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Số lượng và chất lượng về dung lượng trí nhớ từ, nhớ số và nhớ hình ở học sinh lớp 6, 7 tại một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
2.2.1.3. Khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên gồm 370 em học sinh lớp 6 và lớp 7
Kinh và Khmer cũng như học sinh nam và nữ học tại bốn trường THCS nội và ngoại thành, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
2.2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bài tập trắc nghiệm
Xây dựng các bài tập trắc nghiệm nhớ từ, nhớ số, nhớ hình cho mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp trắc nghiệm
Tiến hành trắc nghiệm kiểu nhân cách học sinh theo quy trình trắc nghiệm kiểu cách của H.J. Eysenck.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
2.2.1.5. Quy trình nghiên cứu thực trạng
* Bước một: Chuẩn bị nghiên cứu
a. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ từ, nhớ số, nhớ hình.
a1. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ từ dùng cho học sinh lớp 6, 7 theo
phương pháp soạn thảo bài tập trắc nghiệm nhớ từ của A.R. Luria [20, tr.27-158], [33, tr.10-11].
- Nội dung bài tập trắc nghiệm: Bài tập trắc nghiệm gồm 10 từ có hai âm tiết
được trích ra từ sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 và lớp 7, nghĩa của từ và cách phát âm
của từ không được liên quan với nhau. Các từ được xếp ngẫu nhiên thành một bản. - Cách thực hiện: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm vừa nghe vừa xem 10 từ, mỗi từ cách nhau 2 giây, rồi yêu cầu các em nhớ lại 10 từ, không cần nhớ đúng
theo trật tự các từ đã cho, ngay sau khi nghe và xem xong.
- Cách cho điểm: Học sinh tham gia làm bài tập trắc nghiệm sẽ được một điểm cho mỗi câu trả lời đúng.
- Cách xếp loại: Khả năng ghi nhớ từ của học sinh lớp 6, 7 được đánh giá theo cách truyền thống ở các mức độ sau:
+ 1-2 từ: Loại kém
+ 3-4-5 từ: Loại trung bình + 6-7-8 từ: Loại khá
- Độ tin cậy của bài tập trắc nghiệm: Phương pháp chấm điểm của bài tập trắc nghiệm về khả năng nhớ từ là điểm số câu trả lời đúng. Do có hai người chấm, nên
khi có sự khác biệt, cả hai cùng kiểm tra để tránh sai sót trong cách chấm điểm. - Tiêu chí đánh giá dung lượng trí nhớ từ
+ Số lượng từ ghi nhớ được của học sinh. + Phân tích về chất lượng nội dung ghi nhớ từ.
Đối với chất lượng ghi nhớ từ: dựa vào phương pháp phân tích lỗi nhớ từ ở
học sinh theo chỉ định của A.R. Luria như sau:
c Lỗi loạn ngôn từ: là những từ học sinh tái hiện có âm hoặc nghĩa gần giống
với âm hoặc nghĩa của từ cho ghi nhớ. Ví dụ: “thầy lang” được tái hiện thành “thầy lan”, “quần vợt” được tái hiện thành “quần dợt”.
d Lỗi lặp lại từ theo các liên tưởng phụ: là những từ có trong dãy từ đã cho
ghi nhớ mà học sinh nhớ thừa hoặc những từ khơng có trong dãy từ được học sinh tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
e Lỗi nhớ sai trật tự từ: là tái hiện không theo đúng trật tự từ đã cho. Lỗi này
chỉ tính trong bài tập tác động củng cố khi học sinh tái hiện đủ 10 từ.
a2. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ số dùng cho học sinh lớp 6, 7 theo
phương pháp soạn thảo bài tập trắc nghiệm nhớ số của A. P. Nhechaev [65, tr.125- 126].
- Nội dung bài tập trắc nghiệm: Bài tập trắc nghiệm gồm 10 số có hai chữ số,
được lấy bất kì từ 21 đến 94, khơng chọn các số như 20, 30, 22, 33 và những số
tương tự.
- Cách thực hiện: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm vừa nghe vừa xem 10 số, mỗi số cách nhau 2 giây, rồi yêu cầu các em nhớ lại 10 số, không cần nhớ đúng
theo trật tự các số đã cho, ngay sau khi nghe và xem xong.
- Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng, học sinh tham gia làm bài tập trắc
nghiệm sẽ được một điểm.
- Cách xếp loại: Khả năng ghi nhớ số của học sinh lớp 6, 7 được đánh giá theo cách truyền thống ở các mức độ sau:
+ 1-2 số: Loại kém
+ 6-7-8 số: Loại khá + 9-10 số: Loại giỏi
- Tiêu chí đánh giá dung lượng trí nhớ số + Số lượng số ghi nhớ được của học sinh. + Phân tích về chất lượng nội dung ghi nhớ số.
Đối với chất lượng ghi nhớ số: dựa vào phương pháp phân tích nhớ số ở học
sinh theo chỉ định của A.P. Nhechaev như sau:
c Xác định xem các con số được ghi nhớ theo trình tự giảm dần hay tăng dần. d Xác định xem học sinh đã xây dựng những mối liên hệ như thế nào trong
việc ghi nhớ các số rời rạc của bài tập.
a3. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ hình dùng cho học sinh lớp 6, 7 theo
phương pháp soạn thảo bài tập trắc nghiệm nhớ hình của T.D. Martxinkovxkaia [39, tr.80-174].
- Nội dung bài tập trắc nghiệm: Bài tập trắc nghiệm gồm 5 hình, được xây dựng từ bộ trắc nghiệm nhớ hình của T. D. Martxinkovxkaia (1998).
- Cách thực hiện: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm vừa nghe vừa xem 5 hình, mỗi hình cách nhau 2 giây, rồi yêu cầu các em vẽ lại 5 hình, khơng cần vẽ đúng theo trật tự các hình đã cho, ngay sau khi nghe và xem xong. Thời gian vẽ lại mỗi hình là 10 giây.
- Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng, học sinh tham gia làm bài tập trắc
nghiệm sẽ được một điểm.
- Cách xếp loại: Khả năng ghi nhớ hình của học sinh lớp 6, 7 được đánh giá
theo cách truyền thống ở các mức độ sau: + 1 hình: Loại kém
+ 2-3 hình: Loại trung bình + 4 hình: Loại khá
+ 5 hình: Loại giỏi
- Tiêu chí đánh giá dung lượng trí nhớ hình + Số lượng hình ghi nhớ được của học sinh. + Phân tích về chất lượng nội dung ghi nhớ hình.
Đối với chất lượng ghi nhớ hình: dựa vào phương pháp phân tích lỗi nhớ hình ở học sinh theo chỉ định của T.D. Martxinkovxkaia như sau:
c Lỗi ghi nhớ hình theo liên tưởng phụ. d Lỗi đảo hướng hình.
e Lỗi về tri giác hình.
f Lỗi về trật tự ghi nhớ hình. Lỗi này chỉ tính trong bài tập tác động củng cố
khi học sinh tái hiện đủ 5 hình. b. Chọn mẫu
- Cách chọn mẫu theo lối ngẫu nhiên, mời các học sinh tự nguyện tham gia với người nghiên cứu.
- Mẫu được chọn gồm 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS), dân tộc
Kinh và Khmer, học tại bốn trường THCS nội và ngoại thành, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
* Bước hai: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa
Thử nghiệm các bài tập nhớ từ, nhớ số, nhớ hình ở một số nhóm học sinh lớp 6, lớp 7 để xác định các thông số kỹ thuật cần thiết của bài tập trắc nghiệm, làm cơ sở cho công việc đo thực trạng.
* Bước ba: Thu thập số liệu.
- Thời gian thu số liệu từ 15/01/2007 - 03/3/2007.
- Cách thực hiện bài tập trắc nghiệm mức độ nhớ từ, nhớ số, nhớ hình được
tiến hành theo nhóm từ 4-6 học sinh để đảm bảo giải thích cặn kẽ đến khi học sinh hiểu mới cho làm trắc nghiệm.
* Bước bốn: Phân tích và nhận xét kết quả khảo sát.