Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 44 - 46)

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu lý luận

2.2.3. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ

2.2.3.1. Mục đích nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ từ,

nhớ số và nhớ hình: điều tra thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng trí

nhớ từ, nhớ số và nhớ hình ở học sinh tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2.2.3.2. Nội dung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ từ, nhớ số, nhớ hình: điều tra những đặc điểm tâm lí cá nhân của nhóm khách thể nghiên cứu:

Dân tộc, lứa tuổi, giới tính, địa điểm học tập, kết quả học tập, kiểu nhân cách và quan hệ của các yếu tố này đến dung lượng trí nhớ từ, nhớ số và nhớ hình.

2.2.3.3. Khách thể nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ từ, nhớ số, nhớ hình: gồm 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 thuộc bốn trường THCS nội và ngoại

thành, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Mẫu này được chọn theo hai khối lớp ở các em học sinh dân tộc Kinh và Khmer cũng như học sinh nam và nữ.

2.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ từ, nhớ số, nhớ hình

- Điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu kiểu nhân cách của mẫu nghiên cứu.

- Lấy kết quả học tập học kỳ I năm học 2006-2007 làm cơ sở để đánh giá về

kết quả học tập của học sinh.

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

2.2.3.5. Qui trình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng trí nhớ từ, nhớ số, nhớ hình: Qui trình nghiên cứu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng

trí nhớ từ, nhớ số, nhớ hình được chia thành các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu

a. Xây dựng công cụ nghiên cứu

- Soạn phiếu điều tra phát vấn để tìm hiểu kết quả học tập. Kết quả học tập của học sinh là điểm trung bình học tập của học kỳ I, năm học 2006 – 2007, được đánh giá theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cách xếp loại như sau [50, tr.6-7]: + Kém: 0 - 3.4

+ Yếu: 3.5 - 4.9

+ Trung bình: 5.0 - 6.4 + Khá: 6.5 - 7.9

+ Giỏi: 8.0 – 10

- Nội dung bộ trắc nghiệm nhân cách học sinh

Bộ câu hỏi kiểu nhân cách gồm 57 câu của H.J. Eysenck (1964) đã được Trần Trọng Thủy giới thiệu [65, tr.52-57], [24, tr.5-14]. Mục đích của việc dùng test này

trong đề tài để so sánh mối quan hệ giữa khả năng nhớ từ, nhớ số và nhớ hình với tính cách. Vì sử dụng đo trên diện rộng, tồn bộ khách thể, nên chúng tơi thay đổi thứ tự của các câu hỏi trong bản gốc và sắp xếp theo từng nhóm theo cách tính điểm dễ dàng nhập dữ liệu vào chương trình xử lý số liệu thống kê SPSS trên máy vi tính. Cách tính điểm được tính cụ thể như sau:

a. Từ câu 1 - 15 : nếu chọn “đúng”, mỗi câu được 1 điểm. b. Từ câu 16 - 24 : nếu chọn “sai”, mỗi câu được 1 điểm. c. Từ câu 25 - 48 : nếu chọn “đúng”, mỗi câu được 1 điểm. d. Từ câu 49 - 51: nếu chọn “đúng”, mỗi câu được 1 điểm. e. Từ câu 52 - 57: nếu chọn “sai”, mỗi câu được 1 điểm.

+ Tổng điểm nhóm 1 (mục a + b) nói lên mức độ hướng ngoại và hướng nội

trong tính cách của người trả lời. Nếu tổng điểm của nhóm 1 nhỏ hơn 12, học sinh đó có tính cách hướng nội. Nếu tổng điểm lớn hơn 12, học sinh đó có tính cách hướng ngoại. Nếu tổng điểm giao động xung quanh 12±2, học sinh đó có tính cách trung

gian.

+ Tổng điểm nhóm 2 (mục c) dùng để xác định mức độ ổn định hay khơng của hệ thần kinh.

+ Tổng điểm nhóm 3 (mục d + e): dùng để kiểm tra tính trung thực của các câu trả lời. Nếu tổng điểm này lớn hơn 4, có nghĩa là học sinh trả lời khơng hồn tồn

Tổng điểm này cũng được dùng để xác định tính trung thực của khách thể trên tồn bộ phiếu thăm dị ý kiến. Những phiếu này sẽ bị loại bỏ trước khi xử lý số liệu tiếp theo.

+ Độ tin cậy của bộ câu hỏi trắc nghiêm nhân cách được xác định bằng số

thống kê Kolmogorov Smirnov đối với những câu có nội dung tương tự và hình thức khác nhau. Mức ý nghĩa dùng trong nghiên cứu này là α = 0.05.

Bước 2: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa

Thử nghiệm bộ câu hỏi về kiểu nhân cách ở một số nhóm học sinh lớp 6, 7 để xác định thơng số kỹ thuật cần thiết của bài trắc nghiệm, làm cơ sở cho công việc đo thực trạng.

Bước 3: Thu thập số liệu

- Thời gian thu số liệu từ 15/01/2007 đến 03/3/2007.

- Kết quả học tập của học sinh là điểm trung bình học tập học kì I năm học 2006-2007 được lấy từ phiếu báo điểm học kì I của học sinh.

- Cách thực hiện trắc nghiệm kiểu nhân cách được thu thập theo nhóm từ 4-6 học sinh để đảm bảo giải thích cặn kẽ đến khi học sinh hiểu mới cho làm trắc nghiệm.

Bước 4: Phân tích và nhận xét kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 44 - 46)