KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 83 - 86)

1. KẾT LUẬN

Trí nhớ là một q trình nhận thức quan trọng, liên quan trực tiếp và mật thiết với kết quả học tập của học sinh nói chung và học sinh đầu cấp THCS nói riêng. Từ kết quả điều tra thực trạng và tác động thử nghiệm của q trình nghiên cứu dung

lượng trí nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7 ở một số trường THCS tại tỉnh Kiên Giang cho phép chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.1. Về thực trạng

- Với mẫu nghiên cứu thực trạng của đề tài cho thấy, khả năng ghi nhớ có chủ định về từ và số của học sinh lớp 6 và lớp 7 ở mức ngưỡng chuẩn 7 ± 2 của người trưởng thành. Khả năng ghi nhớ có chủ định về hình của học sinh lớp 6 và lớp 7 đạt mức độ 3.74 hình so với bài tập ghi nhớ 5 hình.

- Khả năng ghi nhớ từ, nhớ số và nhớ hình của học sinh lớp 6 và lớp 7 trong điều kiện củng cố tăng dần. Tuy nhiên, tác động củng cố có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng ghi nhớ của học sinh theo khối lớp, dân tộc và năng lực học tập. Ở hầu hết các thời

điểm củng cố, đa số học sinh lớp 6, học sinh Khmer và học sinh có học lực kém, yếu,

trung bình phải cần đến lần củng cố thứ năm hoặc thứ sáu mới nhớ đủ 10 từ, 10 số và 5 hình, trong khi đó đa số học sinh lớp 7, học sinh Kinh, học sinh có học lực khá, giỏi chỉ đến lần củng cố thứ ba, đôi khi thứ tư là nhớ đủ 10 từ, 10 số và 5 hình. Như vậy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

- Có sự tương quan một cách có ý nghĩa giữa khả năng nhớ từ, nhớ số và nhớ hình ở học sinh lớp 6 và lớp 7 trên mẫu nghiên cứu.

- Có sự tương quan giữa kết quả trắc nghiệm kiểu nhân cách học sinh và khả năng nhớ từ của học sinh lớp 6 và lớp 7: học sinh hướng ngoại có khả năng nhớ từ nhiều hơn một cách có ý nghĩa. Khơng có sự tương quan giữa kết quả trắc nghiệm kiểu nhân cách với khả năng nhớ số và nhớ hình của học sinh.

- Mức độ nhớ từ và nhớ hình của học sinh tăng một cách có ý nghĩa từ lớp 6 lên lớp 7. Điều này cho thấy khả năng nhớ từ và nhớ hình của học sinh có sự khác nhau về giai đoạn phát triển lứa tuổi. Khơng có sự khác nhau một cách có ý nghĩa về mức độ nhớ số giữa học sinh lớp 6 và lớp 7.

- Khả năng ghi nhớ trung bình về từ, về số và về hình của học sinh Khmer có phần thấp hơn học sinh Kinh nhưng khơng có sự khác nhau một cách có nghĩa giữa học sinh hai dân tộc này. Nguyên nhân của sự chênh lệch mức độ ghi nhớ có thể do học sinh dân tộc Khmer còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục tập quán riêng hay chưa sử dụng thành thạo hoặc sử dụng hai thứ tiếng của người Khmer và người Kinh nên dẫn đến sự giao thoa giữa chúng.

- Về khả năng nhớ từ, nhớ số và nhớ hình khơng có sự khác nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ. Như vậy kết quả nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết nghiên cứu của

đề tài.

- Học sinh nội thành có khả năng nhớ từ nhiều hơn học sinh ngoại thành một cách có nghĩa. Khơng có sự khác nhau giữa học sinh nội thành và học sinh ngoại thành về khả năng nhớ số và nhớ hình. Kết quả nghiên cứu khẳng định một phần giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

- Mức độ nhớ từ, nhớ số, nhớ hình của học sinh khá, giỏi nhiều hơn học sinh trung bình, yếu và kém một cách có ý nghĩa nhưng khơng có sự khác nhau một cách có ý nghĩa về mức độ nhớ từ, nhớ số, nhớ hình giữa học sinh giỏi và khá. Như vậy, kết quả nghiên cứu khẳng định một phần giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

1.2. Về tác động thử nghiệm

Có sự tiến bộ một cách có ý nghĩa về khả năng nhớ từ và nhớ số của nhóm tác

động thử nghiệm sau khi tác động thử nghiệm. Điều này cho thấy các yếu tố tác động

thử nghiệm là: “khai thác khả năng tập trung trí tuệ của học sinh trong việc giải bài tập toán, kết hợp với giải bài tập tốn theo nhóm” và “học ngữ văn hợp tác theo nhóm” làm tăng khả năng nhớ số và nhớ từ ở học sinh.

2. KIẾN NGHỊ

- Đối với Ban giám hiệu và Hội phụ huynh học sinh

+ Cần đảm bảo chính sách dân tộc thỏa đáng hơn nữa và tạo điều kiện cho học sinh Khmer được học trên hai thứ tiếng (song ngữ).

+ Tổ chức nhiều hoạt động phong phú để tạo môi trường thuận lợi cho học

sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer có điều kiện giao lưu nhằm phát triển kĩ

+ Các bậc phụ huynh cần hợp tác với giáo viên bằng cách theo dõi, kiểm tra,

động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện việc học tập

theo nhóm, tránh đùn đẩy trách nhiệm dạy dỗ các em cho giáo viên, cho nhà trường.

- Đối với giáo viên

+ Đưa ra các nguyên tắc hoạt động theo nhóm và hướng dẫn nhóm phân chia

công việc được giao cho các thành viên một cách rõ ràng có chú ý đến đặc điểm nhận thức của từng thành viên.

+ Đóng vai trị là người cố vấn cho mỗi nhóm học tập, ln tơn trọng và lắng nghe ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm.

+ Khen ngợi và động viên q trình hoạt động của mỗi nhóm.

+ Ln tạo sự lôi cuốn trong bài giảng để thu hút sự quan tâm của học sinh đến bài học và tạo điều kiện cho học sinh được ôn tập nhiều lần nhằm củng cố vững chắc kiến thức đã học trước khi truyền đạt tri thức mới.

+ Giúp đỡ học sinh cách thức ghi nhớ tích cực, có chủ định theo hướng khái quát hóa nội dung tài liệu.

- Đối với học sinh

+ Thực hiện hình thức học tập nhóm: chia nhóm từ 2 đến 6 học sinh kết hợp với trình độ, giới tính, ngồi theo cụm để dễ trao đổi ý kiến với nhau theo sự hướng

dẫn của giáo viên.

+ Với mỗi bài tập thì mỗi thành viên của nhóm giữ vai trị nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân chia trách nhiệm với các thành viên trong nhóm và mỗi người đều tích

cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, biết tơn trọng và lắng nghe ý kiến của nhóm.

+ Tích cực rèn luyện trí nhớ theo sự hướng dẫn của giáo viên theo hướng khái quát hóa nội dung tài liệu học tập.

+ Cần tìm tịi nhiều hình thức ghi nhớ khác nhau phù hợp với đặc điểm nhận

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)